Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (Trang 28 - 30)

Về nguyên tắc,để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ thì DN cần tìm ra các biện pháp nhằm tác động đến quá trình đầu tư, sử dụng và quản lý TSCĐ sao cho các chỉ tiêu hiệu quả của TSCĐ được biểu hiện tốt nhất. Có 2 nhóm biện pháp sau:

Nhóm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ về mặt kỹ thuật.

Cơ sở của nhóm biện pháp này là phải khai thác sử dụng triệt để công suất của các loại TSCĐ, tránh việc sử dụng lãng phí sử dụng không hết công suất thiết kế của máy móc thiết bị.Thông thường, các biện pháp này được áp dụng ngay trong quá trình đầu tư TSCĐ và trong quá trình sử dụng TSCĐ. Chúng bao gồm các biện pháp sau:

Xây dựng thẩm định, lựa chọn các phương án đầu tư TSCĐ tối ưu nhất. Tổ chức thực hiện và quản lý tốt quá trình đầu tư TSCĐ để đảm báo đúng tiến độ đầu tư hình thành TSCĐ và tiết kiệm chi phí trong quá trình đầu tư. Trong khai thác vốn tài trợ cho TSCĐ, phải quán triệt nguyên tắc: nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho tài sản lưu động, còn nguồn vốn dài hạn đầu tư cho TSCĐ. Không được lạm dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho TSCĐ để tránh cho DN bị rơi vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán. Tăng cường công tác quản lý TSCĐ, đẩy mạnh việc phân cấp quản lý TSCĐ. Đồng thời đưa các chính sách, quy định trong sử dụng và bảo quản TSCĐ nhằm khai thác tối đa, hợp lý, tránh việc khai thác không hết hoặc quá mức công suất thiết kế của TSCĐ. Mặt khác DN cũng phải có những

18

bịên pháp nhằm hạn chế các tác động xấu từ điều kiện tự nhiên tới hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Xây dựng và thực hiện tốt qui trình sử dụng bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ nhằm nâng cao năng lực phục vụ của TSCĐ, ngăn ngừa và hạn chế tình trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng.

Khai thác triệt để công suất, công dụng của TSCĐ hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng TSCĐ bị ứ đọng, mất mát, bị giảm giá trị trước những tác động của các nhân tố bên trong và ngoài DN.

Nâng cao chất lượng lao động cả về trình độ và tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên cũng có tác động tốt tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ về mặt kỹ thuật. Bởi lẽ người sử dụng có trình độ và hiểu biết thì máy móc mới được sử dụng đúng và hiệu quả hơn “của bền tại người”. Sự bền bỉ của máy móc ngoài tính năng kỹ thuật ban đầu của bản thân , nó còn phụ thuộc vào trình độ của người trực tiếp sử dụng nó.

Đánh giá đúng giá trị TSCĐ, tính đúng, tính đủ hao mòn TSCĐ, thực hiện khấu hao nhanh kết hợp với việc khai thác triệt để công suất công dụng của TSCĐ để thu hồi vốn nhanh. Việc làm này giúp cho DN vó điều kiện nhanh chóng đổi mới TSCĐ để tránh tụt hậu, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trừơng.

Nhóm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ về mặt kinh tế.

Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ về mặt kinh tế là góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư, sử dụng TSCĐ và tăng DT cũng như lợi nhuận của DN. Quan trọng hơn cả, là đưa ra được các biện pháp để khi sử dụng thiết bị máy móc đó không gây ra những tiếng ồn quá mức, không làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như người lao động và toàn xã hội.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ về mặt kinh tế có mối quan hệ mật thiết đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ về mặt kỹ thuật. Bởi vì khi nâng cao được các đặc tính kỹ thuật, năng suất của máy móc thiết bị… thì đó là cơ sở để DN có thể giảm chi phí, hạ giá thành, tăng DT, tăng lợi nhuận, và sức cạnh tranh. Cũng từ đó DN có điều kiện quan tâm hơn đến các công tác xã hội và người lao động, hạn chế được các tác hại do việc sử dụng TSCĐ đó gây ra, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ về mặt kinh tế.

19

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ CHƢƠNG 2.

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (Trang 28 - 30)