Tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (Trang 36 - 41)

Để đánh giá kết quả kinh doanh của DN và có những giải pháp đúng đắn, ta căn cứ vào tình hình tài chính, DT ,lợi nhuận của DN. Trong giai đoạn 2010-1012 Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận đã đạt được một số kết quả sau:

26

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

(nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010-2012)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

giá trị % giá trị %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 97.163 61.115 52.098 (36.048) -37,10% (9.017) -14,75%

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.267 11.838 8.589 10.571 834,33% (3.249) -27,45%

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 95.896 49.277 43.509 (46.619) -48,61% (5.768) -11,71%

4. Giá vốn hàng bán 41.802 25.068 18.793 (16.734) -40,03% (6.275) -25,03%

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 54.094 24.209 24.716 (29.885) -55,25% 507 2,09%

6. Doanh thu hoạt động tài chính 638 1.113 1.163 475 74,45% 50 4,49%

7. Chi phí hoạt động tài chính 128 1.482 2.916 1.354 1057,81% 1.434 96,76%

- Trong đó: Chi phí lãi vay 128 1.482 2.916 1.354 1057,81% 1.434 96,76%

8. Chi phí bán hàng 1.562 2.358 1.849 796 50,96% (509) -21,59%

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.901 8.959 6.377 (3.942) -30,56% (2.582) -28,82%

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 40.141 12.523 14.737 (27.618) -68,80% 2.214 17,68%

11. Thu nhập khác 56.875 5.296 7.945 (51.579) -90,69% 2.649 50,02%

12. Chi phí khác 10.317 5.943 5.875 (4.374) -42,40% (68) -1,14%

13. Lợi nhuận khác 46.558 (647) 2.070 (47.205) -101,39% 2.717 -419,94%

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 86.699 11.876 16.807 (74.823) -86,30% 4.931 41,52%

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 21.905 3.145 4.289 (18.760) -85,64% 1.144 36,38%

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 0 0 0 0%

27

Chúng ta sẽ đi phân tích một số chỉ tiêu quan trọng để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

DT thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ:

DT thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là những khoản DT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ DT. Vì vậy, trong phần này, ngoài phân tích DT thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, chúng ta cũng cần xem xét hai chỉ tiêu có liên quan, đó là, DT bán hàng cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ DT. Đối với Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận, thì DT từ chỉ tiêu này thu được chủ yếu là bán hàng. Bởi ngành nghề chủ yếu của Công ty là khai thác, chế biến, và kinh doanh Khoáng sản.

Năm 2011, DT thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là 49.277 triệu, , tức là giảm 46.619 triệu so với năm 2012 tương đương với giảm 48,61%. Nguyên nhân là do DT bán hàng năm 2010 là 97.163 triệu, nhưng năm 2011 giảm chỉ còn 61.115 triệu. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty là cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp như chế tạo thuỷ tinh hoặc cung cấp cát cho các ngành xây dựng. Trong năm 2011, ngành xây dựng gặp một số khó khăn,thị trường bất động sản đóng băng, nhiều công trình xây dựng, nhà ở bị ứ đọng. Mặt khác những hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm của Công ty không được chú trọng nhiều, vì vậy Công ty mất đi một lượng khách hàng nhất định. Hơn nữa khoản giảm trừ doanh thu của Công ty năm 2011 là 11.838 triệu chủ yếu là hàng bán bị trả lại. Vì vậy DT thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh trong năm 2011. Trong năm 2012, nhóm chỉ tiêu này giảm nhẹ xuống còn 43.509 triệu. Tức là giảm 5.768 triệu tương đương 11,71% so với năm 2010. Nguyên nhân giảm DT thuần bán hàng năm 2012 chủ yếu là do hàng bán bị trả lại là 8.589 triệu.

Giá vốn hàng bán

Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng chi phí của Công ty. GVHB của Công ty năm 2011 là 25.068 triệu, giảm 16.734 triệu tương ứng giảm 40,03% so với năm 2010. GVHB năm 2012 là 18.793 triệu, giảm 6.275 triệu tương ứng giảm 25,03% so với năm 2011. Trong 2 năm 2012 và 2011, nguyên nhân chính giảm GVHB là do lượng hàng bán ra của Công ty giảm khiến cho giá trị mua và chi phí mua giảm đi. Ngoài ra GVHB là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động,vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hay ít, nguyên liệu đầu vào mà Công ty mua được nó còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Do đó, Công ty cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm sản lượng đặt hàng, lượng hàng tồn kho, chi phí vận

28

chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Theo báo cáo tài chính, DT từ hoạt động này chủ yếu là do lãi từ tiền gửi và cho vay. Năm 2011 là 1.113 triệu, tăng 475 triệu tương đương với 74,45%. Năm 2011 là 1.163 triệu, tăng 50 triệu, tương đương với 4,49%. DT từ hoạt động tài chính thấp hơn nhiều so với DT bán hàng và cung cấp dịch vụ cho thấy Công ty không quan tâm nhiều đến lĩnh vực đầu tư tài chính bên ngoài mà chỉ tập trung vào mảng kinh doanh chính của mình. Điều này giúp Công ty không chịu nhiều rủi ro và giúp tập trung cho những chiến lược kinh doanh của mình.

Chi phí hoạt động tài chính

Chi phí từ hoạt động này chủ yếu là chi phí lãi vay. Qua bảng ta thấy, chi phí hoạt động tài chính của Công ty tăng mạnh trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2011 chi phí hoạt động tài chính là 1.482 triệu, tăng 1.354 triệu, tương đương tăng 1057,81% với năm 2010, năm 2012 chi phí này là 2.916 triệu đồng tức là tăng 1.434 triệu tương đương tăng 97% so với năm 2011. Điều này cho thấy chi phí hoạt động tài chính của Công ty có xu hướng tăng nhanh. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng nhiều khoản vay trong 3 năm qua. Nguyên nhân chung của sự tăng nhanh chi phí HĐTC là do chi phí lãi vay trong các năm đếu rất cao, dẫn đến chi phí HĐTC tăng theo. Trong năm 2010 Công ty đã vay vốn từ các ngân hàng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua mới cũng như lắp đặt các dây chuyền sản xuất mới, lãi suất tại thời điểm đó khá cao đã khiến chi phí này ở mức cao.

Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng năm 2011 là 2.358 triệu, tăng 796 triệu tương đương tăng 50,96%. Chi phí bán hàng của công ty bao gồm: Chi phí quảng cáo, chi phí trả hoa hồng cho đại lý, kênh phân phối. Thế nhưng có điều bất hợp lý ở đây là, trong khi doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ giảm năm 2011 so với năm 2010 thì chi phí lại tăng. Điều này chứng tỏ DN đầu tư bán hàng vẫn chưa hợp lý, chi phí bỏ ra thì nhiều nhưng doanh thu thu vào lại ít. Năm 2012 chi phí bán hàng là 1.849 triệu, giảm 509 triệu, tương đương giảm 21,59 %. Sang năm 2012, công ty đã chú trọng hơn về chỉ tiêu nay, đã biết điều tiết chi phí bỏ ra hợp lý hơn mà vẫn thu được doanh thu nhất định.

29

Chi phí quản lý DN là chi phí rất quan trọng,nó phản ánh tình hình hoạt động của DN có hiệu quả hay không. Chi phí này bao gồm các chi phí điện nước, thuê tài sản, khấu hao, lương, các khoản dự phòng. Chi phí quản lý DN của Công ty giảm khá đều vào các năm. Chỉ tiêu này giảm từ 12.901 triệu năm 2010 xuống còn 8.959 triệu vào năm 2011. Giảm 3.942 triệu, tương đương với 30,56%. Năm 2012 giảm đi 5.282 triệu xuống còn 6.377 triệu, tương đương giảm 28,82 %. Nguyên nhân chung cho sự giảm trong 3 năm này là do, công ty đã cắt giảm đi chi phí về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho bộ phận quản lý và các chi phí về điện nước, chi phí tổ chức hội nghị,sự kiện cũng được kiểm soát, thắt chặt hơn hơn. Trong điều kiện thị trường kinh tế khó khăn, việc cắt giảm được chi phí là một điều cần thiết. Công ty phải luôn đề ra các giải pháp để có thể giảm được tối đa chi phí mà vẫn muốn có lợi nhuận cao.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Qua bảng 2.1 ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 là 40.141 triệu. Năm 2011 là 12.523 triệu, giảm 68,8% so với năm 2010. Nguyên nhân có sự giảm mạnh giữa năm 2011 và năm 2010 là do hoạt động kinh doanh cát san lấp sang thị trường nước ngoài hiện đang tạm ngưng lại theo quy định của Nhà nước. Trong năm 2010, Công ty có thế mạnh về khai thác cát nhiễm mặn để san lấp các công trình và tự san lấp, lấn biển tạo lập các quỹ đất ven biển. Nhưng hoạt động nạo vét và khai thác cát dùng để san lấp của Công ty gặp nhiều khó khăn trong năm 2011, khi các dự án lớn đều hoãn khởi công hoặc chỉ triển khai cầm chừng. Hoạt động san lấp, lấn biển để tạo lập quỹ đất ven biển cũng bị đình trệ vì quỹ đất tạo ra không tiêu thụ được.Khách hàng chính của Công ty là các Công ty bất động sản cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Sang năm 2012, nhóm DT này tăng nhẹ lên tới 14.373 triệu, tương đương tăng 17,68 % so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty đã nỗ lực tiết giảm các chi phí, đặc biệt là chi phí giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được cân đối tiết giảm để phù hợp với tình hình khó khăn trước mắt.

Thu nhập khác

Năm 2011, thu nhập khác của công ty có giá trị là 5.296 triệu, giảm 51.579 triệu so với năm 2010, tương đương giảm 90,96%. Theo báo cáo tài chính, nguồn thu nhập này của công ty chủ yếu là tiền thu được từ thanh lý TSCĐ hữu hình và tiền thu được từ bán quyền sở hữu đất. Điều này cũng lý giải vì sao thu nhập khác của công ty lại tăng giảm qua 3 năm như vậy. Năm 2011, công ty chú trọng hơn về TSCĐ, các máy móc thiết bị được quan tâm nhiều hơn, vì vậy mức độ hao mòn giảm đi, số lượng

30

TSCĐ cần thanh lý cũng giảm đi. Năm 2012 tăng nhẹ 2.649 triệu lên tới 7.945 triệu, tương đương tăng 50,02% so với năm. Nguyên nhân tăng là do thu nhập khác chủ yếu từ bán quyền sở hữu đất là 7.189 triệu.

Chi phí khác

Năm 2011, chi phí khác của công ty là 5.943 triệu, giảm 4.374 triệu so với năm 2010, tương đương giảm 42,40%. Theo báo cáo tài chính, chi phí khác của công ty chủ yếu từ GTCL của TSCĐ đã thanh lý và nguyên giá của tài sản đất nhượng bán. Năm 2011 giảm so với năm 2010, là do GTCL của TSCĐ giảm từ 2.643 triệu xuống còn 578 triệu và nguyên giá tài sản đất nhượng bán giảm từ 7.513 triệu xuống còn 4.744 triệu. Năm 2012, chi phí khác của công ty giảm nhẹ 68 triệu xuống còn 5.875 triệu, tương đương giảm 1,14%. Mặc dù năm 2012 có thêm khoản chi phí tiền phạt phá hợp đồng thuê văn phòng 429 triệu, nhưng GTCL của TSCĐ đã thanh lý giảm từ 587 triệu năm 2011 xuống còn 160 triệu năm 2012, nên chi phí khác vẫn giảm một chút.

Lợi nhuận sau thuế.

Năm 2010, LN sau thuế của công ty là 64.794 triệu, sang năm 2011 là 8.731 triệu, giảm 56.063 triệu tương đương giảm 86,52 %. Năm 2011, nền kinh tế thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng, lạm phát gia tăng, vì vậy mọi ngành nghề lĩnh vực đều có ảnh hưởng ít nhiều. Ngành Khoáng sản cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, bởi nguồn tiêu thụ chính các sản phẩm Khoáng sản là các công ty xây dựng. Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận mặc dù đã cố gắng nỗ lực nhưng lợi nhuận cũng giảm đáng kể. Nguyên nhân là do các công trình xây dựng bị trì trệ ứ đọng, thị trường bất động sản đóng băng, dẫn đến một số lượng lớn các nguyên vật liệu dành cho xây dựng, công nghiệp bị ứ đọng không bán được. Nhưng sang năm 2012, lợi nhuận sau thuế tăng lên 12.518 triệu, tức là tăng 3.787 triệu, tương đương với 43,37%. Nguyên nhân là do, trong năm 2012 hoạt động chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất là xuất khẩu cát (chiếm 47,7% doanh thu thuần) của Công ty gặp nhiều thuận lợi, hoạt động này tăng đáng kể so với năm 2011. Đối với nhân viên đây là một điều đáng mừng, LN sau thuế năm sau cao hơn năm trước sẽ giúp nhân viên và ban lãnh đạo trong công ty cảm thấy lạc quan hơn về tương lai của công ty mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)