Thực trạng kết cấu TSCĐ tại Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (Trang 46 - 49)

Để hiểu chi tiết về các bộ phận cấu thành nên TSCĐ của Công ty giai đoạn 2010-2012, chúng ta hãy xem xét số liệu ở bảng : “Cơ cấu TSCĐ của Công ty giai đoạn 2010-12” dưới đây.

36

Bảng 2.4. Cơ cấu TSCĐ của Công ty giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

nguyên giá tỷ trọng nguyên giá tỷ trọng nguyên giá tỷ trọng giá trị % giá trị %

1. TSCD hữu hình 12.453 30,6% 15.941 9,8% 53.792 26,0% 3.488 28,0% 37.851 237,44%

-Nhà cửa,vật kiến trúc 1.330 3,3% 1.387 0,9% 39.921 19,3% 57 4,3% 38.534 2778,23%

-máy móc,thiết bị 175 0,4% 2.494 1,5% 1.918 0,9% 2.319 1325,1% -576 -23,10%

-Phương tiện vận tải,dẫn truyền 10.494 25,8% 11.596 7,2% 11.356 5,5% 1.102 10,5% -240 -2,07%

-Thiết bị,dụng cụ quản lý 409 1,0% 419 0,3% 539 0,3% 10 2,4% 120 28,64%

-TSCĐ khác 45 0,1% 45 0,0% 58 0,0% 0 0,0% 13 28,89%

2. TSCĐ vô hình 18.456 45,3% 13.712 8,5% 42.859 20,7% -4.744 -25,7% 29.147 212,57%

-Phần mềm máy tính 10 0,0% 10 0,0% 10 0,0% 0 0,0% 0 0.00%

-Quyền sử dụng đất 18.446 45,3% 13.702 8,5% 42.849 20,7% -4.744 -25,7% 29.147 212,72%

-chi phí xây dựng cơ bản dở

dang 9.839 24,1% 132.295 81,7% 110.178 53,3% 122.456 111,1% -22.117 -16,72%

Tổng TSCĐ 40.748 100% 161.948 100% 206.829 100% 121.200 297,4% 44.881 27,71%

37

Căn cứ vào bảng trên ta thấy, tổng nguyên giá TSCĐ tăng giảm không đều qua các năm từ 2010 đến năm 2012. Nguyên nhân là do, TSCĐ hữu hình cùng tăng qua các năm: năm 2010 là 12,453 triệu, năm 2011 tăng lên tới 15.941 triệu và năm 2012 tăng vọt lên tới 53.792 triệu, tương đương với tăng 237.44 % so với năm 2011. Thế nhưng TSCĐ vô hình lại tăng giảm không đồng đều. Năm 2010 TSCĐ vô hình là 18.456 triệu, năm 2011 giảm xuống còn 13.712 triệu, nhưng năm 2012 lại tăng lên 42.859 triệu. Điều này dẫn đến tổng TSCĐ cũng thay đổi theo. Bây giờ chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng chỉ tiêu liên quan tới TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình để hiểu rõ hơn.

Đầu tiên,chúng ta xem xét về TSCĐ hữu hình.

Nhóm nhà cửa vật kiến trúc

Năm 2011 là 1.387 triệu, tăng 57 triệu tương đương với 4,3 % so với năm 2010. Tới năm 2012 nhóm TSCĐ này tăng mạnh lên tới 39.921 triệu tương đương với 2778,23% . Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do Công ty đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cấp trụ sở chính hoàn thành. Công ty đã chú trọng đầu tư rất lớn vào nhóm TSCĐ này nhằm cải thiện tình trạng cơ sở vật chất của đơn vị, góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Đây cũng chính là lý do khiến thiết bị, dụng cụ quản lý tăng qua các năm. Năm 2010 thiết bị dụng cụ quản lý là 409 triệu, năm 2011 tăng nhẹ lên 419 triệu và tới năm 2012 tăng tới 539 triệu. Nhưng do nhóm TSCĐ này chiếm tỷ lệ khác nhỏ trong TSCĐ hữu hình, chỉ dao động từ 0%-2%. Nên nó cũng không ảnh hưởng nhiều tới TSCĐ.

Nhóm máy móc thiết bị

Năm 2011 là 2.494 triệu, tăng 1,325% so với 2010. Vào năm 2011, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một lượng vốn lớn là được đầu tư để mở rộng DN, mở rộng cơ sở sản xuất. Vì vậy một số lượng lớn thiết bị máy móc đã được nhập vào để đầu tư. Nhưng đến năm 2012, nhóm máy móc thiết bị này giảm 23.10% là do, Công ty đã thanh lý 1 số lượng máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu không còn phù hợp cho quá trình sản xuất của Công ty.

Nhóm Phương tiện vận tải, dẫn truyền

Nhóm TSCĐ này phản ánh các loại phương tiện vận tải. Vì đây là Công ty chuyên về khai thác và kinh doanh Khoáng sản nên phương tiện vận tải đóng một vai trò rất quan trọng. Công ty luôn phải quan tâm ,chú trọng và không ngừng mua sắm đầu tư các loại phương tiện, dẫn truyền mới và hiện đại nhất, để phục vụ cho việc khai thác. Vì vậy, năm 2010 nhóm phương tiện vận tải, dẫn truyền là 10.494 triệu, thì sang năm 2011 nhóm này đã tăng lên tới 11.596 triệu. Tăng 1.102 triệu tương đương với 10,5 %. Thế nhưng sang tới năm 2012 thì nhóm này lại giảm đi 240 triệu, tức là chỉ

38

còn 11.356 triệu. Điều này cũng khá là dễ hiểu bởi vì Công ty đã thanh lý, nhượng bán một số lượng phương tiện vận tải, dẫn truyền đã khá là cũ kỹ, không còn phù hợp để sử dụng nữa.

Bây giờ, chúng ta xét đến TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình những tài sản không có hình thái vật chất ,thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoã mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của DN. Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy, TSCĐ vô hình của Công ty cổ phần công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận chủ yếu là quyền sử dụng đất. Năm 2010 quyền sử dụng đất của Công ty là 18.446 triệu. Nhưng năm 2011 lại giảm xuống chỉ còn 13.702 triệu, giảm 25,7%. Do năm 2011 thị trường bất động sản, nhà đất đóng băng trên diện rộng, dẫn đến giá giảm mạnh. Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Những tài sản liên quan tới đất bị giảm mạnh. Nhưng tới năm 2012, Công ty đã đầu tư mua một số lượng lớn đất đai với giá trị là 33,891 triệu. Mặc dù trong năm, cũng có thanh lý một số lượng đất đai nhưng không đáng kể.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)