Thanh lý, nhượng bán những tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (Trang 63 - 66)

yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

Có thể thấy, TSCĐ của Công ty phần lớn đã hết thời gian khấu hao, nhiều tài sản đã trở nên quá cũ, không còn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Xử lý nhanh những tài sản này là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Bởi đối với những tài sản đã quá cũ thì chi

53

phí hoạt động thường rất cao, trong đó chưa kể tới chi phí duy trì, bảo dưỡng. Điều này làm lợi nhuận của Công ty bị giảm sút, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, những tài sản đã quá cũ không những không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng mà còn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây khó khăn cho Công ty.

Để tiến hành thanh lý, nhượng bán những TSCĐ đó cần:

Tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng hư hỏng của máy móc, thiết bị. Lập dự trù kinh phí để sửa chữa, bảo dưỡng.

Nếu máy móc, thiết bị đã quá cũ không sửa chữa được hoặc sửa chữa với chi phí cao hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất, thì tiến hành lập kế hoạch thanh lý, nhượng bán.

Giao cho bộ phận kỹ thuật, bộ phận tài chính, kế toán, thành lập Hội đồng đánh giá và định giá các tài sản cần thanh lý, nhượng bán.

Thông báo thanh lý, nhượng bán. Tổ chức bán và thu hồi vốn.

Định kỳ phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

Cuối mỗi quý và năm, Công ty nên tiến hành kiểm điểm, phân tích đánh giá tình hình thực hiện quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ, nhằm phát huy những điểm mạnh, việc làm tốt, khắc phục những điểm yếu, sửa chữa những sai sót trong quản lý và sử dụng. Đó là biện pháp thiết thực nhất, có hiệu quả nhất để tăng cường quản lý và sử dụng TSCĐ.

Khi phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, Công ty có thể dựa vào các chỉ tiêu như đã nêu ở chương 1, so sánh các chỉ tiêu hiệu quả trong kỳ báo cáo với kỳ báo cáo trước để biết được động thái sử dụng TSCĐ.

54

KẾT LUẬN

Hiện nay nền kinh tế nước ta đang có nhiều biến động, các Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp đều phải được tiến hành có hiệu quả. Đặc biệt là vấn đề tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.Bởi vì TSCĐ là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành bại hay sự tồn vong của DN. Cho nên khi tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, việc bảo toàn và sử dụng TSCĐ sao cho hiệu quả là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết đối với tất cả các DN.

Sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận, em nhận thấy công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại cần khác phục trong năm 2014. Với những kiến thức đã được trang bị tại trường Đại học Thang Long và qua thời gian thực tập tại Công ty em đã mạnh dạn đưa ra những phân tích đánh giá tình hình chung hoạt động sản xuất và thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty.

Trong phạm vi đề tài và điều kiện nghiên cứu, thời gian nghiên cứu có hạn cũng như khả năng tìm hiểu còn hạn chế, nên em cũng khó tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm trong quá trình thực hiện luận văn này.Vì vậy, em kính mong nhận được sự thông cảm cũng như những sự bổ sung, góp ý quý giá từ các thầy, cô giáo và các anh chị lãnh đạo trong Công ty để bài luận văn này được đầy đủ hơn và có giá trị thực tiễn hơn, nhằm mục đích góp phần giúp đỡ nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty trong những năm tới.

Và cuối cùng, quan trọng nhất, Em xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến sự hướng dẫn trực tiếp hết sức tận tình của cô giáo Vũ Lệ Hằng, Cô là người có bề dày kinh nghiệm và kiến thức hết sức sâu sắc, lại hiểu biết rộng về lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực TSCĐ nói riêng mà em đang nghiên cứu trong luận văn này, cô là người mà em người viết vô cùng biết ơn trong quá trình hoàn thành bài viết của mình. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành, luôn tạo điều kiện hết sức có thể của các anh chị trong phòng tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để bài luận văn tốt nghiệp được hoàn thành.

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014 Sinh viên thực hiện

55

1. giáo

– ân.

2. TS. Nguyễn Tấn Bình (2005), giáo trình Phân tích hoạt động doanh nghiệp, nhà xuất bản Tài Chính. Tr.122-130

3.

– . Tr.58-79

4. Tài liệu về quá trình hình thành, phát triển và bản tin nội bộ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận.

5. Số liệu báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài sản nguồn vốn, thuyết minh báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2010-2012) của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)