Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (Trang 26 - 27)

Môi trường kinh tế

Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó các DN tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh như: chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính tín dụng của Nhà nước.

Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN.

Hệ thống tài chính tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của DN. Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản thực của DN sẽ khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền. Ngoài ra, chính sách tài chính tiền tệ cũng tác động lớn đến hoạt động huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của DN.

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, DN còn chịu tác động của thị trường quốc tế. Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn của nền kinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào và đầu ra của DN.

Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của DN, tạo cho DN những thuận lợi đồng thời cả những khó khăn. Do đó, DN phải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế.

Các chính sách và cơ chế quản lý nền kinh tế

Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý hướng dẫn cho các DN sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong chế độ, chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của DN. Đối với việc quản lý và sử dụng TSCĐ thì các văn bản về đầu tư, tính khấu hao, ... sẽ quyết định khả năng khai thác TSCĐ.

16

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng DN nói riêng. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các DN nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học công nghệ cũng có thể làm cho TSCĐ của DN bị hao mòn vô hình nhanh hơn. Có những máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ… mới chỉ nằm trên các dự án, các dự thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó.

Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa hoc công nghệ là hết sức cần thiết đối với DN khi lựa chọn phương án đầu tư để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Đối thủ cạnh tranh

Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển của DN. Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộ ngành sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của DN như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế…Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của DN.

Yếu tố khác

Bên cạnh những nhân tố trên thì còn có nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ mà được coi là những nhân tố bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ,... Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng mà thôi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (Trang 26 - 27)