c. Khái quát hoá khái niệm: là sự khái quát hoá những dấu hiệu và liên hệ chung bản chất được trừu xuất khỏi các dấu hiệu và quan hệ không bản
2.1.2. Phân tích cấu trúc, nội dung phần Di truyền, Tiến hóa sinh học
Phần năm di truyền học gồm năm chương với 23 bài (Sách cơ bản) và 31 bài (Sách nâng cao), Phần sáu tiến hóa gồm hai chương với 10 bài (Sách cơ bản) và 15 bài (Sách nâng cao).
Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị
Chương này cho thấy bản chất của di truyền là cơ chế truyền đạt thông tin. Chương này đề cập cách thức tổ chức thông tin thành các đơn vị di truyền (gen), các đặc điểm của mã di truyền; cách thức truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác (quá trình nhân đôi ADN), từ ADN sang tính trạng thông qua các quá trình tổng hợp ARN (phiên mã) từ ARN sang prôtêin (dịch mã), cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, nhân thực, các loại đột biến gen với một số nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến điểm, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen và cấu trúc của NST và các loại đột biến NST.
Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Chương này làm rõ mối quan hệ nhân quả đã chi phối tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Chính vì ADN nhân đôi dẫn tới NST nhân đôi. Sự phân li và tổ hợp của các NST theo những cơ chế xác định mà sự di truyền diễn ra theo những quy luật có thể tiên đoán được. Trong chương này tình bày về các quy luật của Menđen, giới thiệu về tương tác giữa các gen không alen và tác động đa hiệu của gen, giới thiệu về cách thức phân bố các gen nằm trên cùng một NST và thường được di truyền ra sao, giới thiệu về NST giới tính và cơ chế xác định giới tính, sự di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân, trình bày mối quan hệ qua lại giữa kiểu gen và môi trường trong việc quy định tính trạng.
Chương 3. Di truyền học quần thể
Chương này giới thiệu về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần (cận huyết), trình bày cấu trúc di truyền của quần thể
34
ngẫu phối và trạng thái cân bằng di truyền của quần thể (cân bằng Hacđi – Vanbec)
Chương 4. Ứng dụng di truyền học
Chương này giới thiệu tóm tắt về các phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, tạo nguồn đột biến nhờ công nghệ tế bào và công nghệ gen.
Chương 5. Di truyền học người
Chương này giới thiệu về di truyền Y học và vấn đề bảo vệ vốn gen loài người.
Phần sáu: Tiến hóa đƣợc chia thành 2 chƣơng với 11 bài (Sách cơ bản), và 3 chƣơng với 15 bài (sách nâng cao)
Chương 1. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Chương này giới thiệu bằng chứng và cơ chế tiến hóa gồm giải phẫu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh vật học, tế bào học và sinh học phân tử, các hoc thuyết tiến hóa của Lamac, thuyết tiến hóa của Đacuyn và học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. Nội dung chính của chương trình này chủ yếu về học thuyết tiến hóa tổng hợp, với quần thể là đơn vị tiến hóa. Tiến hóa được xem như một quá trình lịch sư làm thay đổi vốn gen của quần thể (thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen). Các nhân tố tiến hóa là những nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Chương 2. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Chương này giới thiệu khái quát về quá trình hình thành sự sống trên Traais Đất qua các giai đoạn tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học song cùng với sự biến đổi của trái đất qua các đại địa chất.
Sau đây là thứ tự các bài học trong SGK sinh học 12 phần di truyền, tiến hóa chúng tôi sử dụng sách ban cơ bản.
Chương trình sinh học 12 được xây dựng trên quan điểm hệ thống, là tiếp tục sinh học 11. Sinh học 11 đã học thế giới sống ở cấp độ cơ thể, sinh
35
học 12 tiếp tục thế giới sống ở cấp độ cao hơn: cấp quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
Chương trình sinh học 12 đề cập đến các hiện tượng di truyền, biến dị và tiên hóa, mối quan hệ với môi trường không chỉ ở cấp độ quần thể, quần xã mà giới thiệu cơ sở phân tử, tế bào và cơ thể của các hiện tượng đó trên quan điểm xem thế giới sống là hệ thống có tổ chức cao theo cấp bậc lệ thuộc từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao như một thể thống nhất biện chứng trong nội bộ của hệ, cũng như giữa hệ và môi trường sống.
Chương trình sinh học 12 kế thừa chương trình sinh học THCS một số phần có tính ôn lại kiến thức ở cấp THCS nhưng chủ yếu là nâng cao và khái quát hóa, đi sâu vào các cơ chế và quy luật tác động ở cả cấp độ phân tử, tế bào, cơ thể và chủ yếu là cấp độ quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
Chương trình sinh học 12 phần di truyền học bao gồm cơ sở phân tử, tế bào, cơ thể và quần thể của di truyền, biến dị được xếp thống nhất vào một phần. Phần nguồn gốc và tiến hóa của sự sống bao gồm nguồn gốc và tiến hóa của loài người được xếp thống nhất vào vào một phần. Cách bố trí các phần như vậy ở lớp 12 thể hiện tính thống nhất logic của chương trình môn sinh học ở cấp THPT theo quan điểm của sinh học hiện đại: thế giới sống là hệ thống tổ chức theo cấp bậc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và được giới thiệu liên thông từ lớp 10 đến lớp 12: lớp 10 học sinh học phân tử và tế bào, lớp 11 học sinh học cơ thể và lớp 12 học sinh học quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Sự phân bố chương trình như vậy không chỉ phù hợp với tính khách quan của đối tượng nghiên cứu mà còn phù hợp với tính lôgic của quy luật nhận thức là đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, làm cho học sinh dễ dàng tiếp thu và vận dụng kiến thức có tư duy cao chứ không máy móc áp đặt.
Chương trình sinh học 12 tiếp tục chương trình sinh học của cấp THCS. Ở cấp THCS, học sinh đã được học di truyền, biến dị, tiến hóa và sinh
36
thái học nhưng ở mức giới thiệu các hiện tượng và cơ sở vật chất của chúng trên các nhóm đối tượng cơ thể, chứ không đi sâu vào cơ chế, quy luật chung. Ở cấp THPT, trên nền kiến thức THCS, các kiến thức về di truyền, biến dị, tiến hóa cũng như sinh thái học được đi sâu thêm, nâng cao thêm đồng thời thể hiện tính khái quát hóa về những quy luật chung nhất đặc trưng cho toàn bộ thế giới sống.
Chương trình sinh học 12 giới thiệu sinh học cấp quần thể, quần xã, hệ sinh thái nhưng lại có phần di truyền, biến dị và tiến hóa là thể hiện tính loogic và khái quát hóa ở chỗ: di truyền biến dị và tiến hóa là những hiện tượng, mang tính đặc trưng cho thế giới sống ở mức độ quần thể, quần xã. Nếu không có di truyền, biến dị sẽ không có tiến hóa và tiến hóa thể hiện ở đơn vị quần thể: biến dị và di truyền trong vốn gen của quần thể (di truyền quần thể). Muốn hiểu được di truyền, biến dị ở cấp quần thể phải hiểu được di truyền biến dị ở cấp độ cá thể (cơ thể), cấp độ tế bào và cấp độ phân tử. Như vậy ta có thể hiểu tại sao ở chương trình lớp 12 lại giới thiệu cơ sở phân tử, tế bào và cơ chế của di truyền, biến dị cũng như tiến hóa. Đó cũng là thể hiện quan điểm hệ thống sống là hệ tổ chức cao theo cấp bậc lệ thuộc. Hơn nữa đối tượng của Sinh thái học là nghiên cứu mối tương tác giữa sinh vật và môi trường không chỉ ở mức quần thể, quần xã mà còn thể hiện ở tất cả các cấp độ: phân tử, tế bào và cơ thể. Điều này cũng được khái quát và thể hiện ở chương trình lớp 12. Ví dụ: khi phân tích gen, hệ gen, nhiễm sắc thể (cấp độ phân tử và tế bào) để dẫn tới nguyên tắc kiểu gen quy định kiểu hình (kiểu gen kiểu hình cấp độ cơ thể), dẫn đến vốn gen và biến dị, di truyền trong vốn gen (cấp độ quần thể) dưới tác động của các nhân tố sinh thái, địa lí… (sinh thái học quần thể).
Chương trình sinh học 12 thể hiện tính cơ bản và hiện đại ở chỗ trình bày tổng kết hệ thống sống như là hệ có tổ chức cao theo cấp bậc lệ thuộc không phải riêng lẻ theo đối tượng sinh vật, theo cấp cấu trúc hay chức năng
37
riêng lẻ mà theo một logic thống nhất: theo thứ tự cấp bậc tổ chức từ phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã thông suốt qua các đặc điểm điển hình nhất của sự sống là di truyền biến dị và tiến hóa, trong mối tương quan mật thiết với môi trường sống ( Sinh thái học).
Chương trình sinh học lớp 12 thể hiện tính thực tiễn cao ở chỗ, các kiến thức được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội thuộc những vấn đề cực kì quan trọng như bảo vệ vốn gen, bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.