- Hệ thống hóa kiến thức
2.2.3. Nguyên tắc 3: Tạo cơ hội đánh giá và tự kiểm tra đánh giá
Trong dạy học hiện đại, người ta coi trọng khâu kiểm tra - đánh giá. Kiểm tra - đánh giá không chỉ có ý nghĩa giúp người dạy xác định được mức độ đạt được mục tiêu của người học, qua đó có thể điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp, mà còn có ý nghĩa giúp người học tự đánh giá được năng lực cũng như kết quả học tập của mình. Nhờ đó, người học có thể thay đổi về ý thức học tập, cũng như điều chỉnh phương pháp học của mình sao cho đạt hiệu quả cao.
Khâu kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của người học cần được xác định là vì sự tiến bộ của người học. Vì vậy, người dạy nên coi khâu kiểm tra đánh giá là một nhiệm vụ thường xuyên. Các bài kiểm tra cần phải được xác định rõ yêu cầu kiểm tra để đánh giá mức độ đạt được về các bậc mục tiêu nhận thức và kỹ năng.
Hình thức kiểm tra rất đa dạng. Vì vậy lựa chọn hình thức kiểm tra nào tuỳ thuộc vào mục đích kiểm tra, nội dung kiểm tra, điều kiện thực tế của nhà trường và đối tượng người học.
Ví dụ: Đối với bài 32: Nguồn gốc sự sống, Sinh học 12, chúng ta có thể kiểm tra ở các nội dung khác nhau, hình thức khác nhau và mục tiêu khác nhau:
- Kể tên các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh và phát triển của sự sống?
(Các giai đoạn: Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học)
- Liệt kê các nguyên tố tham gia vào quá trình tổng hợp hydrat cacbon và Lipit ở giai đoạn Tiến hoá hoá học (C, O, H và N).
- Trình bày các giai đoạn của quá trình hình thành sự sống?
52
- Người ta đã chứng minh bằng thí nghiệm các giai đoạn cơ bản của quá trình phát sinh sự sống như thế nào?
(Trình bày thí nghiệm mô phỏng quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ và thí ngiệm mô phỏng quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ)
- Có bao nhiêu con đường tổng hợp protein? Đó là những con đường nào?
(Có hai con đường tổng hợp Protein: Con đường hoá tổng hợp và con đường sinh tổng hợp)
- Ngày nay sự sống còn diễn ra bằng con đường hoá học nữa không? Tại sao?
(Ngày nay sự sống không còn diễn ra theo con đường hoá học nữa vì thiếu các điều kiện cần thiết như khi sự sống hình thành: tia lửa điện, phóng xạ, nhiệt độ, bức xạ mặt trời…)
- Vẽ sơ đồ biểu diễn các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh và phát tiển của sự sống trên Trái Đất?
- Thứ tự của các giai đoạn trong quá rình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất là
A) Tiến hoá sinh học - Tiến hoá hoá học - Tiến hoá tiền sinh học B) Tiến hoá tiền sinh học - Tiến hoá hoá học - Tiến hoá sinh học C) Tiến hoá hoá học - Tiến hoá tiền sinh học - Tiến hoá sinh học D) Tiến hoá sinh học - Tiến hoá tiền sinh học - Tiến hoá hoá học - Điền các thông tin cần thiết vào bảng đưới đây:
53
Tiến hoá hoá học Tiến hoá tiền sinh học Tiến hoá sinh học
Điều kiện
Quá trình
Kết quả
Bản chất
- Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống:
a) Quá trình tiến hoá của sinh giới được chia thành: Tiến hoá hoá học, ... và tiến hoá sinh học. Tiến hoá hoá học là quá trình hình thành... (các chất hữu cơ đơn giản) từ các ...(chất vô cơ) dưới tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên. Người ta đun nóng hỗn hợp ...(các axit amin) ở nhiệt độ ...(150 - 1800C), kết quả thu được ... (các chuỗi polypeptit ngắn)
b) Các ...(đại phân tử hữu cơ) xuất hiện trong nước được tập trung lại với nhau. Các phân tử ...(lipit) do đặc tính ...(kị nước) sẽ lập tức hình thành nên lớp màng bao bọc lấy ...(các đại phân tử hữu cơ), tạo thành những giọt nhỏ liti khác nhau, gọi là...