nhiên là gì?
+ Các yếu tố ngẫu nhiên. + Tốc độ thay đổi tần số alen.
+ Chiều hướng thay đổi vốn gen của quần thể.
HS nêu được:
+ Các hình thức giao phối không ngẫu nhiên.
+ Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen nên không được xem là nhân tố tiến hoá. +Kết quả: làm nghèo vốn gen của quần thể.
(Tự thụ phấn và giao phối cận huyết, giao phối có chọn lọc)
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng đồng hợp và giảm dị hợp làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
4. Củng cố
- Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm SGK
5. Dặn dò
85
Bài 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
-Hiểu được quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật.
-Giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hình thành và tích luỹ các đột biến, quá trình sinh sản và quá trình CLTN.
-Rèn luyện khả năng thu thập một số tài liệu (thu thập các hình ảnh về đặc điểm thích nghi ), làm việc tập thể xây dựng báo cáo khoa học và trình bày báo cáo (giải thích các quá trình hình thành quần thể thích nghi mà mình thu thập được).
II. Phƣơng tiện dạy học
- HS Sưu tầm các tranh ảnh về các loại đặc điểm thích nghi sau đó GV sẽ lựa chọnmột số hình ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học
- GV cũng chuẩn bị tư liệu của mình về hình ảnh các loại đặc điểm thích nghi
III. Phƣơng pháp
Vấn đáp, nêu vấn đề