Các phƣơng pháp, biện pháp thích hợp dạy học tác phẩm “Văn tế

Một phần của tài liệu Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11-Tập 1 (Trang 81 - 123)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.Các phƣơng pháp, biện pháp thích hợp dạy học tác phẩm “Văn tế

nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ cái nhìn văn hóa

3.3.1. Đọc sáng tạo văn bản từ góc độ văn hóa

3.3.1.1. Đọc – phân tích văn bản

Đọc tác phẩm là một hoạt động đặc thù của nhận thức văn học. Nó sinh ra do chính đặc trưng của bộ môn. Những năng lực, cảm thụ, những rung động thẩm mĩ được hình thành trong lòng người đọc dựa vào hoạt động đầu tiên này. Từ đây, người thầy dẫn dắt học sinh đi từ lớp vỏ âm thanh của ngôn từ đến việc chiếm lĩnh toàn bộ giá trị của tác phẩm và thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật. Khi đọc cần chú ý cách đọc, mức độ đọc. Mức thấp nhất là đọc tròn vành rõ chữ, đúng âm, đúng chính tả. Mức cao hơn là đọc diễn cảm. Đọc diễn tả sự cảm thụ chứ không chỉ dừng lại ở mức độ thể hiện cảm xúc mà có cả sự hiểu biết của người đọc về các vấn đề văn hóa, văn học...Trong quá trình dạy học văn nói chung, dạy học thể loại văn tế nói riêng, hoạt động đọc phải đạt đến trình độ đọc sáng tạo. “Nó đặc biệt đòi hỏi người đọc, người nghe đều phải chú ý đến từ, câu, nhịp điệu...gây cảm xúc và kích thích hoạt

động hình dung, tưởng tượng, biết phân tích đánh giá, thưởng thức tác phẩm” [6, tr.20]. Phương pháp đọc sáng tạo tác động đến người đọc, người nghe cùng một lúc cả âm thanh và tư tưởng. Nó được sử dụng hầu như thường trực trong tiết dạy học, ngay từ khi vào bài đến kết thúc tiết học.

Trung tâm của đọc sáng tạo là đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là năng lực thể hiện cảm xúc cao độ về vẻ đẹp hài hòa của ngôn từ, là sự nhạy cảm trước những yếu tố nghệ thuật của tác phẩm. Trong giờ học Văn, đọc sáng tạo giúp người học phát triển được sự cảm thụ sâu sắc và tạo được sự cảm thụ trực tiếp đối với tác phẩm văn học nghệ thuật.

Trên báo văn nghệ số ra ngày 14 tháng 2 năm 1998, GS Trần Đình Sử thông qua bài viết “Môn Văn – Thực trạng và giải pháp” đã nhấn mạnh một trong ba mục tiêu dạy văn là “Rèn luyện khả năng đọc hiểu các văn bản, đặc biệt là văn bản văn học, một loại văn bản khó nhằm tạo cho học sinh biết đọc văn một cách có văn hóa, có phương pháp, không suy diễn tùy tiện, dung tục. Năng lực đọc được thể hiện ở việc học sinh tự mình biết đọc, hiểu nắm được nội dung và nghệ thuật tác phẩm”. Để làm được điều đó, tác giả đưa ra những giải pháp như “sách giáo khoa cần được chuẩn bị công phu, chú thích chính xác và kĩ...Bên cạnh hệ thống câu hỏi gợi ý vể cách đọc, cần có câu hỏi xem học sinh có đọc và hiểu thật không” [dẫn theo 34, tr.92].

Quá trình đọc chính là quá trình từng bước thâm nhập, tiếp nhận tác phẩm. Trong cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học văn”, GS Phan Trọng Luận đã xem đọc diễn cảm là một trong ba phương pháp dùng trong quá trình thâm nhập tác phẩm, cùng với phương pháp so sánh, phương pháp tái hiện hình tượng. Đọc văn để làm vang lên cái quan niệm của tác giả “đọc cho sáng rõ từng ý nghĩa, tình cảm, thái độ, tâm trạng mà nhà văn định gửi gắm cho người nghe, người đọc”. Đọc diễn cảm có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đọc to, đọc thầm, đọc theo vai...để nắm bắt được giọng điệu cảm xúc của tác giả, âm điệu chủ yếu trong tác phẩm.

Có thể nói đọc văn chương là đọc cái chủ quan của người viết bằng cách đồng hóa tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của mình vào trang sách. Đọc không phải chỉ là tái tạo âm thanh từ chữ viết mà còn là quá trình thức tỉnh cảm xúc, quá trình tri giác và nhuần thấm tín hiệu để giải mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, mã văn hóa đồng thời với việc huy động vốn sống, kinh nghiệm cá nhân người đọc, để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩa vốn có của tác phẩm.

3.3.1.2. Đọc làm rõ các yếu tố văn hóa thể hiện trong thể loại, hình tượng nhân vật và ngôn ngữ

Đọc là hoạt động bắt buộc trong quá trình dạy và học văn. Đọc một văn bản văn học trước tiên là phải đọc đúng các ngôn từ trong tác phẩm rồi sau đó đọc kĩ để hiểu tường tận về tác phẩm đó. Muốn hiểu một tác phẩm văn học đòi hỏi phải đọc thật nhuần nhuyễn, đọc cho “vang nhạc sáng hình” (TS Nguyễn Viết Chữ); đọc đi sâu vào tìm hiểu từng câu chữ, đọc thâm nhập vào không khí lịch sử của thời đại; đọc để hiểu về tư tưởng và suy nghĩ của tác giả gửi gắm vào “đứa con tinh thần” của mình.

Đối với các tác phẩm văn chương, hoạt động đọc là hoàn toàn cần thiết nếu muốn lĩnh hội các giá trị về nội dung, tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Hoạt động đọc càng cần thiết hơn đối với thể loại văn tế: thường được đọc lên trong các tang lễ, bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất. Chính vì vậy khi đọc, cần phải chú ý đến đặc trưng của thể loại này. Âm điệu của bài văn tế thường là bi thương, lâm li thống thiết, dùng nhiều thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh. Vì vậy khi đọc cần thể hiện được tình cảm của người viết đối với nhân vật được nói đến trong tác phẩm.

Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có 4 phần, mỗi phần có các nội dung khác nhau:

Đoạn 1(2 câu đầu): khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ

Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 15): tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ từ người nông dân “côi cút làm ăn; toan lo nghèo khó” trở thành người dũng sĩ đánh giặc lập chiến công.

Đoạn 3 (từ câu 16 đến câu 28): thể hiện lòng tiếc thương, đau xót và thái độ cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ.

Đoạn 4 (2 câu cuối): ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ.

Giọng đọc văn tế thường chậm, mang âm hưởng bi thương đau xót. Tùy theo nội dung từng đoạn sẽ có cách đọc cho phù hợp, giữa các phần trong bài văn tế cần ngắt giọng lâu hơn để tạo dư âm. Cụ thể:

Phần Lung khởi: cần đọc với giọng trang trọng, nhấn mạnh vào từng từ chỉ hình ảnh rộng lớn và miêu tả âm thanh, ánh sáng (súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ) để làm nổi bật suy ngẫm về lẽ sống ở đời.

Phần thích thực giọng đọc hồi tưởng, bồi hồi khi dựng lại chân dung của nghĩa sĩ có nguồn gốc nông dân cần nhấn mạnh vào các từ “cui cút, phập phồng, vấy vá, trắng lốp, đen sì….”; các động từ mạnh như “ăn gan, cắn cổ”; sự đối lập giữa các vế “chưa…chỉ biết, vốn quen làm…chưa từng ngó, chẳng phải…chẳng qua…”. Đoạn văn miêu tả bức tranh công đồn cần đọc với giọng nhanh, dồn dập, tự hào nhấn mạnh vào các động từ.

Phần ai vãn và kết trở về với âm điệu lâm li, giọng đọc chậm, thống thiết, xót xa, thành kính, trang nghiêm.

Văn tế là một thể loại đặc biệt gắn với phong tục văn hóa lâu đời của người Việt Nam, vì vậy ngoài việc hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo theo đặc trưng thể loại, giáo viên cần giúp các em tiếp cận theo hướng văn hóa để làm nổi bật hơn ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm. Cụ thể:

- Bài văn tế được Nguyễn Đình Chiểu viết trong một bối cảnh lịch sử trọng đại của đất nước. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn cố bám lấy quyền lợi của mình, ươn hèn, sợ dân hơn sợ giặc, không dám dựa vào dân để bảo vệ đất nước như truyền thống lâu đời của

dân tộc, chỉ chống đối qua loa rồi quỳ gối đầu hàng, quay lại làm tay sai cho giặc, đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Sau khi triều đình nhà Nguyễn cắt đất, dâng ba tỉnh miền đông Nam Kì cho giặc, nhân dân – tiêu biểu nhất là nghĩa quân Trương Định vẫn vừa chống giặc vừa lên án triều đình dưới ngọn cờ “Phan, Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”(Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp bán nước cho Pháp, triều đình nhà Nguyễn bỏ quên nhân dân). Khi giặc cướp xong cả Nam Kì phong trào chống Pháp lại lan rộng khắp nơi. Nguyễn Hữu Huân đã ngoan cường chống giặc và hi sinh vẻ vang. Nguyễn Trung Trực đã trở thành tấm gương bất khuất trước quân thù: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Phan Tòng hi sinh oanh liệt trong một trận đánh Tây ở Bến Tre…tên tuổi của họ sáng mãi trong sử sách trong lòng nhân dân. Đến khi cả nước rơi vào tay giặc, một loạt cuộc khởi nghĩa khác liên tiếp nổ ra…

Với không khí lịch sử hào hùng như vậy, tinh thần yêu nước bất diệt của nhân dân Việt Nam qua các thời đại, vì vậy khi đọc bài văn tế cần tái hiện lại không khí lịch sử đó.

- Trong khi đọc, cần phải tập trung làm nổi bật tinh thần yêu nước – truyền thống vẻ vang của cả dân tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác,thái độ căm thù giặc sâu sắc của người nghĩa sĩ nông dân: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ”. Đồng thời khi đọc cũng cần làm nổi bật ý thức công dân, ý thức làm chủ non sông đất nước – một nét đẹp trong văn hóa người Việt được thể hiện qua hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc: “Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó”; “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”, “sống đánh giặc thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh”. Trong tư tưởng của người nông dân “việc cuốc việc cày tay vốn quen làm” ấy Tổ quốc thật thiêng liêng, độc lập tự do cho Tổ quốc cũng

chính là điều kiện đầu tiên để tồn tại với tư cách là con người. Quá trình đọc không những làm nổi bật hình tượng người nghĩa sĩ mà còn giúp người đọc thấy và cảm thụ sâu sắc những nét đẹp trong văn hóa người Việt, đặc biệt là tinh thần yêu nước bất diệt – sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay.

- Bên cạnh vừa đọc làm nổi rõ bức tượng đài về người nông dân, chúng ta cũng cần chú ý đến hình tượng tác giả. Do đó giọng đọc cần phù hợp với từng cung bậc của tâm trạng: lúc bồi hồi, xúc động, lúc hào hùng, sảng khoái, lúc tự hào, lúc nghẹn ngào, đau xót...

3.3.2. Sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề mang tính văn hóa trong dạy học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Trong giờ giảng dạy tác phẩm văn chương nói chung, không phải giáo viên chỉ đọc và giảng cho học sinh ghi chép đầy đủ những kiến thức của bài học mà giữa giáo viên và học sinh phải trao đổi, đàm luận nhằm tạo ra bầu không khí văn chương và phát huy khả năng tiếp nhận sáng tạo của học sinh. Việc đặt câu hỏi trong một giờ giảng văn là một biện pháp không thể thiếu nhằm tạo ra sự băn khoăn, buộc học sinh phải tìm kiếm cách giải quyết. Từ đó các câu hỏi có tác động tích cực tới tư duy loogic và tư duy thẩm mĩ của học sinh. Trong quá trình suy nghĩ để trả lời câu hỏi, học sinh không chỉ khẳng định suông những kết luận quen thuộc mà đẩy suy nghĩ theo một hướng mới, biến nó thành một cuộc tìm kiếm chân lí. Trong bầu không khí văn chương ấy, học sinh có thể cố gắng tự khẳng định những suy nghĩ có tính chất phát hiện, độc đáo và phù hợp với nội dung bài học hoặc có thể hình thành những cảm xúc mới, đạt mức trí tuệ và thay đổi cách suy nghĩ cũ.

Theo PGS Nguyễn Thị Thanh Hương, để sử dụng câu hỏi trong giảng văn có hiệu quả, các câu hỏi thường có đặc điểm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Câu hỏi phải hướng học sinh tập trung vào thẩm mĩ của tác phâm là vấn đề trung tâm, cơ bản, cốt lõi của mỗi tác phẩm. Trung tâm thẩm mĩ

thường được thể hiện rõ ràng nội dung tác phẩm, ý đồ nghệ thuật của tác giả. - Câu hỏi phải hướng vào mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của tác phẩm như chủ đề, tác dụng, ý nghĩa của tác phẩm.

- Câu hỏi phải chứa đựng tính phức tạp, tính mâu thuẫn để học sinh từng bước tìm ra chiều sâu của tác phẩm.

- Câu hỏi có nhiệm vụ thu hút, lôi cuốn học sinh đáp ứng những yêu cầu và khả năng xâu chuỗi các phạm vi hiểu biết của các em, đồng thời phải tương ứng với bản chất của văn chương, với logic khoa học về văn học.

- Câu hỏi phải có sự cân đối giữa câu hỏi cụ thể và câu hỏi tổng hợp, gợi vấn đề.

Trong khi dạy bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, bên cạnh hệ thống câu hỏi gắn với đặc trưng thể loại (như cách tiếp cận quen thuộc từ trước đến nay) thì giáo viên phải đặt ra những câu hỏi nêu vấn đề để hướng học sinh vào cái mới, suy nghĩ và phát hiện những yếu tố văn hóa được gửi ngầm qua hình tượng và nghệ thuật của tác phẩm.

Chẳng hạn khi dạy bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” có thể đặt ra những câu hỏi nêu vấn đề mang tính văn hóa như sau:

- Trước tình cảnh đất nước bị xâm lăng, người nông dân đã có thái độ như thế nào? Thái độ ấy nói lên điều gì về văn hóa của người dân Việt Nam?

- Vì sao người nông dân lại có sự chuyển biến về tư tưởng tình cảm. Sự chuyển biến ấy thể hiện điều gì?

- Quan niệm “chết vinh còn hơn sống nhục” gợi cho em những suy nghĩ gì? Liên hệ trước và sau Nguyễn Đình Chiểu.

- Cả bài văn tế là tiếng khóc lớn nhưng không hề bi lụy mà còn có tác dụng cổ vũ, động viên. Nó thể hiện điều gì trong tính cách người Việt?

3.3.3. Biện pháp phân tích những nét văn hóa được tác giả sử dụng trong tác phẩm

chương, là một biện pháp đặc thù của cảm thụ và truyền thụ thơ văn. Không có phân tích, bình giảng, bài giảng sẽ khó đạt được hiệu quả cao.

Với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – một thể loại cổ xưa với những đặc trưng của thi pháp văn học trung đại tương đối khó và xa lạ với học sinh nên việc bình giảng phân tích lại vô càng cần thiết. Có đi vào phân tích học sinh mới hiểu được tác phẩm, qua đó mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài văn tế. Đồng thời qua phân tích văn bản giáo viên còn giúp các em tìm hiểu các giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông từ đó có thể rút ra được những bài học bổ ích.

Khi phân tích bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, giáo viên cần bám sát vào đặc trưng thể loại của tác phẩm. Người dạy có thể triển khai bài giảng dựa trên bố cục của bài văn tế (lung khởi, thích thực, ai vãn, kết). Hoặc cũng có thể đi theo hai nội dung chính:

(1) Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ (nguồn gốc; những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm của người nông dân; vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận công đồn)

(2) Tiếng khóc cho những người nông dân nghĩa sĩ, cho thời đại đau thương quật khởi

Trong quá trình phân tích theo chiều ngang hay bổ dọc, cần phải bám sát vào văn bản, phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung. Từ đó có thể khái quát những giá trị văn hóa, truyền thống văn hóa của dân tộc được thể hiện qua thể loại, hình tượng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật của

Một phần của tài liệu Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11-Tập 1 (Trang 81 - 123)