Nâng cao hiệu quả quản lý công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức

Một phần của tài liệu quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong quá trình đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm bắc ninh (Trang 103 - 108)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức

thực hiện hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

* Mục đích của biện pháp

- Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trong trong việc khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường, vì thế càng kiểm tra chặt chẽ, đánh giá nghiêm túc khách quan đối với những công tác làm được và chưa làm được của tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm sẽ góp phần làm cho chất lượng đào tạo của nhà trường được nâng lên. - Kiểm tra, đánh giá để qua đó, nhà trường có thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý và cũng có những điều chỉnh cho phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường ở từng giai đoạn nhất định

- Kiểm tra, đánh giá cũng để nhà trường kịp thời có những uốn nắn cho các công tác chưa đúng, chưa chuẩn, mắc sai phạm về đường lối, chiến lược giáo dục… Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ có những hình thức biểu dương, khen ngợi thỏa đáng đối các hoạt động có hiệu quả, đối với những cá nhân có thành tích tốt, đáng nêu gương trong giảng dạy cũng như hoạt động phong trào chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Nội dung thực hiện

Nhà trường cần xây dựng chương trình kiểm tra, đánh giá với các tiêu chí cụ thể tương ứng với các nội dung của chương trình đào tạo trong nhà trường. Việc kiểm tra, đánh giá đối với công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng phải bám vào kế hoạch mục tiêu chung mà trường đề ra cho giảng viên, giáo viên thực hiện. Ở mỗi nội dung đó, yêu cầu kiểm tra của nhà trường cần thật cụ thể chi tiết, kèm theo đó là những đánh giá mang cả tính định lượng, lẫn định tính. Như đánh giá về thái độ, tinh thần, chất lượng chuyên môn, năng lực sư phạm, sự sáng tạo trong công tác sư phạm của giảng viên, giáo viên, chuyên viên các phòng ban cùng tham gia trong công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.

Việc kiểm tra, đánh giá này của nhà trường phải thật khách quan trên tinh thần động viên, khích lệ cả thầy và trò để làm sao đạt hiệu quả và chất lượng đào tạo cao nhất. Tránh tình trạng để một số cá nhân lợi dụng việc kiểm tra, đánh giá có các biểu hiện tiêu cực trù úm, hoặc gây mất đoàn kết nội bộ. Sau các đợt thanh kiểm tra, nhà trường cần tổng kết các đơn vị từ cấp bộ môn để đưa ra những kết luận, trong đó phải chỉ ra các mặt mạnh, yếu, biện pháp khắc phục và quan điểm điểm chỉ đạo cho giai đoạn tiếp theo.

Nhà trường cũng nên tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi hàng năm, đây cũng là hình thức đánh giá và kiểm tra chất lượng giảng dạy của giảng viên trong trường. Kết thúc cuộc thi nhà trường cần có hình thức khen ngợi kịp thời để khích lệ các giảng viên phấn đấu trong giai đoạn tiếp theo và đồng thời thắp lên trong họ ngọn lửa yêu nghề, yêu trò.

Nhà trường cũng nên tôn vinh những thầy cô giáo có nhiều năng lực và kinh nghiệm dạy học làm tấm gương sư phạm mẫu mực cho sinh viên noi theo. Thực tế cho thấy, một số sinh viên chịu ảnh hưởng một cách sâu sắc phong cách giảng dạy của một số giáo viên ở trường sư phạm, trường phổ thông. Trong quá trình học tập nhiều sinh viên đã bắt chước tác phong, thái độ, chữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viết cách trình bày, ngôn ngữ… của một số giáo viên giảng dạy. Nếu trong trường sư phạm có nhiều giáo viên có phong cách giảng dạy mẫu mực sẽ là điều kiện cho nhiều sinh viên học tập và noi theo, đó cũng là cách truyền nghề sống động nhất và đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường cần nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá kết quả rèn luyện nghiệp vụ một cách rõ ràng, công bằng, công khai và đưa kết quả rèn luyện nghiệp vụ vào điểm trung bình chung học tập. Chúng ta phải thay đổi cách đánh giá. Khó khăn lớn nhất để đổi mới cách làm chính là thói quen, cách nghĩ, cách làm của chính những người làm công tác đánh giá. Lí do chính là sự thông cảm của chúng ta với sinh viên. Theo chúng tôi đã đến lúc các trường sư phạm phải dũng cảm chấp nhận một thực tế sẽ có những sinh viên yếu kém trong quá trình rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp không thể tốt nghiệp ra trường.

Ngoài ra, để kiểm tra và đánh giá kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên nhà cũng cần đổi mới quy trình đánh giá cho đảm bảo tính công bằng và đúng đắn trong công tác sư phạm. Chúng ta vẫn biết, một sinh viên có thể rất giỏi về kiến thức khoa học cơ bản, nhưng không giỏi về nghiệp vụ sư phạm, không có kĩ năng nói, viết, phong cách sư phạm, cách thức tổ chức giờ lên lớp, khả năng xử lí linh hoạt và hiệu quả các tình huống sư phạm… thì không thể đánh giá đó là một sinh viên giỏi theo tiêu chí của trường sư phạm. Thế nhưng, hiện nay, do sự chi phối bởi quan niệm: nghiệp vụ sư phạm chỉ là một môn phụ, có tính chất bổ trợ. Kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng chỉ có tính chất điều kiện, không quyết định nhiều tới chất lượng và tiêu chí đánh giá trình độ tốt nghiệp của sinh viên. Vì thế, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có nhiều hạn chế.

Để đánh giá một cách khác quan, chính xác, công bằng và thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh cần đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm của sinh viên qua một Hội đồng riêng với sự tham

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gia của các giảng viên, các nhà sư phạm có chuyên sâu về nghiệp vụ sư phạm. (Có thể mời những giáo viên phổ thông dạy giỏi tham gia Hội đồng này). Hội đồng này có trách nhiệm đánh giá nghiệp vụ sư phạm của sinh viên qua một giờ lên lớp hoàn chỉnh. Điểm nghiệp vụ sư phạm này được coi là một trong những điểm đánh giá tốt nghiệp bắt buộc của giáo sinh, kể cả giáo sinh làm luận văn tốt nghiệp. Đây là cách đánh giá công bằng, khoa học và quan trọng hơn là nó định hướng cho sinh viên sư phạm ý thức, trách nhiệm cao đối với việc nâng cao tay nghề.

* Mối quan hệ giữa các biện pháp

Bốn biện pháp trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ biện pháp nào. Bởi mỗi biện pháp được được đề xuất đều nhằm giải quyết một khía cạnh trong việc nâng cao hơn nữa công tác quản lý tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, sau khi đã khảo sát thực tế, qua quan sát hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên, qua trao đổi, phỏng vấn các giáo viên dạy giỏi, các giáo viên sư phạm giàu kinh nghiệm, tham khảo ý kiến của các chuyên gia giáo dục và ý kiến của bản thân sinh viên. Để đạt được kết quả tổng thể, việc áp dụng các biện pháp này cần phải đặt chúng trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau để tạo thành một hệ thống

Kết luận chƣơng 3

Để công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh được thực hiện có hiệu quả góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, việc đề ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên cao đẳng là yêu cầu cần thiết khách quan của nhà trường. Dựa vào căn cứ của cơ sở lý luận là những thành tựu tâm lí học về việc hình thành các kỹ năng cần thiết cho người học, các văn bản chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch, khung chương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình…; căn cứ vào cơ sở thực tiễn là thực trạng đào tạo của nhà trường trong công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tiễn địa phương, đặc điểm người học… để đưa ra các nguyên tắc và dựa vào các nguyên tắc đó, đề tài đưa ra một số biện pháp trong công tác quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh. Như: quản lý tổ chức có hiệu quả công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên trong nhà trường; quản lý công tác xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phải phù hợp với yêu cầu đào tạo của Trường Cao đẳng Sư phạm; biện pháp xây dựng mạng lưới trường phổ thông thực hành của Trường Cao đẳng Sư phạm; biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Các biện pháp này nếu được phối hợp thực hiện đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác rèn luyện nghiệp sư phạm của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh trong giai đoạn tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong quá trình đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm bắc ninh (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)