Quản lý tổ chức có hiệu quả công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Một phần của tài liệu quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong quá trình đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm bắc ninh (Trang 93 - 126)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Quản lý tổ chức có hiệu quả công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

thường xuyên trong nhà trường

* Mục đích của biện pháp

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một hoạt động cơ bản trong quá trình đào tạo giáo viên của trường sư phạm, có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của sinh viên. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm được coi là trục “chính” của trường sư phạm, mọi hoạt động của nhà trường đều xoay quanh hoạt động này. Cho nên, việc tổ chức tốt, có hiệu quả và thường xuyên công tác rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên sẽ góp phần làm cho chất lượng đào tạo của nhà trường được khẳng định, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

* Nội dung thực hiện

Thứ nhất, nhà trường cần quản lý việc lập kế hoạch và thời gian thực hiện công tác rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên ở các năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của các Tổ bộ môn. Yêu cầu các Tổ bộ môn phải có nội dung cụ thể cho học phần giảng lý thuyết và cách thức tiến hành đối với các nội dung thực hành. Các kế hoạch này phải được Tổ bộ môn giao cho giảng viên xây dựng từ đầu kỳ học và thông qua Tổ bộ môn xét duyệt mới chuyển lên Phòng Đào tạo. Căn cứ vào kế hoạch cụ thể của các cá nhân và Tổ bộ môn, Phòng Đào tạo sẽ lên lịch và thời gian biểu cho phù hợp với các đối tượng sinh viên thuộc năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

Đối với sinh viên năm thứ nhất, cần quản lý tổ chức tốt học phần lí thuyết các môn học Tâm lí đại cương và Giáo dục học. Giảng viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, lồng ghép giữa lí thuyết và thảo luận, thực hành nhóm. Tạo cơ hội tối đa để sinh viên được thao tác các nội dung học tập, hình thành năng lực sư phạm cho sinh viên, đồng thời còn tạo hứng thú cho bản thân chính người học. Ngay trong năm học thứ nhất, sinh viên phải được tham gia dự giờ giảng mẫu của chính giáo viên phổ thông thực hiện. Giờ giảng mẫu này phải được Phòng Đào tạo đặt hàng trước, có thời gian cụ thể, số tiết, môn học để cả trường phổ thông và Trường Cao đẳng Sư phạm chủ động về kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho sinh viên khi tham dự giờ giảng mẫu.

Ngoài giờ giảng mẫu nói trên thì bản thân mỗi giảng viên khi lên lớp cũng phải thực hiện giờ giảng của mình chuẩn mực để làm mẫu cho chính người học.

Bởi chính sự sinh động của những việc làm mẫu, bài giảng mẫu sẽ giúp sinh

viên hình thành những kĩ năng sư phạm bằng một con đường sinh động nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nhà trường nên có những hình thức khen thưởng kịp thời đối với các giảng viên được sinh viên và đồng nghiệp đánh giá tốt về chuyên môn, nghiệp vụ.

Để có được giờ giảng mẫu đạt hiệu quả, sinh viên phải được cung cấp trước nội dung thông tin của bài giảng mẫu đó. Sinh viên có trách nhiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dự giờ có hiệu quả hơn. Người được chọn giảng mẫu phải là giáo viên giỏi nhiều năm, có kinh nghiệm về xử lý các tình huống sư phạm. Qua việc dự giờ giảng mẫu, sinh viên sẽ tự rút kinh nghiệm cho mình và học tập trực tiếp các thao tác lên lớp giảng bài cụ thể của giáo viên đó. Đây là việc cần thiết và phải thường xuyên đối với công tác quản lý rèn luyện nghiệp vụ của nhà trường. Nó sẽ góp phần tích cực vào chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay.

Đối với năm thứ hai, cần quản lý tổ chức tốt học phần chuyên ngành đào tạo để trang bị kiến thức chuyên môn cho người học và kiến thức nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ở các học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Phương pháp dạy học bộ môn. Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh cần hình thành Tổ nghiệp vụ sư phạm với những thầy cô có phương pháp sư phạm tốt ở tất cả các ngành đào tạo của nhà trường như: Văn, Toán, Lý, Hóa…. Thầy cô giáo tham gia vào Tổ chuyên môn này sẽ thường xuyên được nhà trường cử tham gia các lớp đào tạo nâng cao công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; tham gia các Hội thảo khoa học về công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong nước… nhằm có thêm kinh nghiệm, kỹ thuật để giúp nhà trường nâng cao hiệu quả đối với công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Ở góc độ của nhà quản lý, đây là công tác cần thiết đối với chất lượng đào tạo của nhà trường, vì thế nhà trường nên dành một khoản kinh phí thích hợp để các hoạt động này được tiến hành thuận lợi.

Ở năm thứ hai, sinh viên sẽ tham gia Thực tập sư phạm đợt 1 tại các trường phổ thông, vì thế Phòng Đào tạo của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh cần phối hợp với Tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy các chuyên ngành đào tạo của nhà trường tổ chức tốt cho sinh viên đi thực tập. Về công tác chuẩn bị, ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực tập với mục tiêu, nội dung, yêu cầu, thời gian và các hình thức đánh giá bằng văn bản gửi tới các Tổ bộ môn trong nhà trường và các trường trung học cơ sở được chọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

để đưa sinh viên tới thực tập. Căn cứ vào văn bản quy định và hướng dẫn này của nhà trường, sinh viên và giáo viên chủ động lập kế hoạch cho mình để có sự chuẩn bị tốt về các kỹ năng dạy học, công tác nghiệp vụ sư phạm, giáo dục trước khi về phổ thông.

Cụ thể trong các giờ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm giảng viên cần hướng dẫn để sinh viên thực hiện luyện tập kỹ năng dạy học bao gồm các công việc sau đây:

- Tiếp nhận nhiệm vụ lên lớp: Tên bài, tài liệu sách giáo khoa và sách tham khảo. Công việc này bao gồm các hoạt động thành phần như:

+ Mục đích yêu cầu của bài học;

+ Các phương pháp chủ yếu phù hợp với từng loại kiến thức; + Cấu trúc lôgic của hệ thống tri thức theo thời gian lên lớp.

- Thiết kế bài lên lớp (soạn giáo án): Những công việc cần làm trong soạn giáo án là:

+ Xác định mục đích yêu cầu của bài học, xác định những kiến thức trọng tâm, cốt lõi, các khái niệm và các kiến thức bổ trợ;

+ Dự kiến các phương pháp giảng dạy phù hợp với kiến thức truyền đạt; + Xác định các phương tiện và đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung; + Xác định trình độ nhận thức của học sinh và những tình huống dạy học có thể xảy ra kèm theo cách xử lý;

+ Viết giáo án.

- Giảng tập với sự có mặt của giáo viên hướng dẫn. Đây chính là sự luyện tập kỹ năng dạy học của sinh viên, được chia làm hai công đoạn:

+ Công đoạn 1, tập cơ bản (đạt yêu cầu là biết làm đúng các thao tác cơ bản);

+ Công đoạn 2, luyện tập nâng cao;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tiến hành tổ chức được bài học trên lớp theo các khâu dạy học như qui định đối với giáo viên phổ thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rút kinh nghiệm đánh giá giờ lên lớp: Sinh viên trình bày mục đích yêu cầu, nội dung, trình độ nhận thức của học sinh trong lớp, cách thức tiến hành, phương pháp tổ chức, sơ bộ đánh giá kết quả giờ dạy. Những thành viên dự giờ căn cứ vào biên bản đánh giá giờ dạy góp ý và nêu nhận xét của cá nhân; giáo viên hướng dẫn đánh giá tổng quan xếp loại giờ dạy cho điểm.

Trong năm học thứ hai, công tác quản lý chuyên môn của nhà trường phải chặt chẽ hơn. Nhà trường nên thường xuyên cử cán bộ chuyên môn đến dự giờ thực hành và lí thuyết của giảng viên đối với học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Phương pháp giảng dạy để đánh giá và góp ý giúp cho các giờ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nhà trường thật sự hiệu quả. Nhà trường cũng cần chủ động mời thêm giáo viên phổ thông về tham gia hướng dẫn sinh viên những kỹ thuật dạy học như: khai thác sách giáo khoa, soạn giáo án, trình tự của một giờ lên lớp, xử lý những tình huống sư phạm thông thường hay xảy ra trong các giờ học của học sinh phổ thông, làm đồ dùng dạy học cho phù hợp với các nội dung giảng dạy… Giáo viên phổ thông được nhà trường mời phải là những giáo viên có uy tín, giỏi nghiệp vụ và tâm huyết với nghề. Họ sẽ là hình mẫu cho sinh viên học tập.

Ở năm thứ hai này, trong kế hoạch đào tạo nhà trường cũng cần dành sự quan tâm, chú trọng tới Hội thi Nghiệp vụ sư phạm giỏi. Có những chỉ đạo cụ thể bằng văn bản và kinh phí thỏa đáng hỗ trợ cho hoạt động này, giúp cho Hội thi diễn ra thành công và có chất lượng tốt mang đúng ý nghĩa là sân chơi lành mạnh của sinh viên sư phạm. Tổ chức Hội thi Nghiệp vụ sư phạm giỏi một cách có nề nếp trong khoảng thời gian hợp lý để sinh viên vừa có môi trường, điều kiện rèn luyện tay nghề vừa bộc lộ khả năng nghề nghiệp bản thân. Hội thi Nghiệp vụ sư phạm giỏi còn là một dịp để giáo viên đánh giá một giai đoạn đào tạo và khả năng nghề nghiệp của sinh viên hiện tại, đưa ra các biện pháp đào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tạo tiếp theo. Đây còn là dịp để sinh viên đánh giá bản thân, nhìn lại khả năng tay nghề của mình.

Hội thi Nghiệp vụ sư phạm giỏi là một biện pháp tổng hợp có thể tác động đến được cả ba mặt trong năng lực nghề nghiệp của sinh viên là tri thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp. Hội thi Nghiệp vụ sư phạm giỏi còn là biện pháp hữu hiệu để nâng cao tay nghề cho sinh viên, là hình thức vui chơi học tập khá sinh động, hấp dẫn và có hiệu quả cao, cuốn hút được nhiều sinh viên tham gia.

Năm thứ ba, là năm mà sinh viên được rèn luyện các kỹ năng thực hành sư phạm của mình tại các trường phổ thông trong đợt Thực tập 2. Vì thế, đối với công tác quản lý của nhà trường cần phê duyệt các văn bản quy định và hướng dẫn Thực tập sư phạm đợt 2 của sinh viên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Các văn bản này phải triển khai được mục đích của đợt thực tập, thời gian thực tập, các nội dung thực tập, những bộ phận tham gia vào đợt thực tập với sinh viên, quyền hạn và trách nhiệm của họ; những hướng dẫn cách đánh giá kết quả thực tập cho giáo viên phổ thông phải mang tính minh bạch, công khai, khách quan để động viên sinh viên có thêm tình yêu đối với nghề nghiệp sau khi tham gia thực tập trở về.

Nhà trường nên lựa chọn những giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình có tâm huyết nghề nghiệp để là trưởng đoàn kiến tập, thực tập sư phạm. Thực tập và kiến tập sư phạm là cơ hội tốt để sinh viên học hỏi kinh nghiệm của giáo viên và giáo viên có dịp chứng kiến những ưu, nhược điểm của sinh viên để uốn nắn, sửa chữa cho họ. Nếu có được những giáo viên có lòng yêu nghề và tâm huyết với nghề làm trưởng đoàn thực tập, kiến tập sẽ giúp được sinh viên rất nhiều trong thực tập nghề nghiệp, hoàn thiện tay nghề, nhất là cảm hoá, giáo dục sinh viên, truyền lòng yêu nghề cho sinh viên…

Thực tế nhiều năm nay, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm thường ngại tham gia đưa đoàn sinh viên đi kiến tập, thực tập, đó là một thiệt thòi lớn cho sinh viên trong quá trình đào tạo. Vì thế, ở góc độ quản lý nhà trường cần có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các hình thức, cơ chế động viên để các thầy cô giáo tham gia, đem tâm huyết của mình truyền sang cho sinh viên giúp họ có tình cảm với nghề nghiệp và yêu nghề nghiệp của mình hơn.

Đối với trường thực tập phải lựa chọn các giáo viên dạy giỏi, các giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao ở trường phổ thông trực tiếp hướng dẫn thực tập cho sinh viên. Họ là những người đã từng trải trong nghề dạy học, gặp nhiều tình huống phức tạp, trải qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học. Cái đáng quý là họ đã biết gạn lọc, chắt chiu những điều bổ ích từ trong việc làm: "Thắng không kiêu, bại không nản" để làm phong phú hành trang của mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Người giáo viên phổ thông là hình ảnh tương lai của người sinh viên sau này, nếu họ là người giáo viên giỏi, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao sẽ là hình mẫu lý tưởng sống động cho sinh viên học tập và noi theo. Nhà trường cần đầu tư để xây dựng phòng nghiệp vụ dạy học nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nhanh chóng tiếp cận với thực tiễn sinh động của trường phổ thông, giúp sinh viên nắm được công việc cơ bản của người giáo viên ở trường phổ thông, củng cố thêm những kiến thức sư phạm mà sinh viên còn thiếu hụt trong quá trình học tập.

Thứ hai, nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất cho công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Bởi người học lái xe trước hết cần phải có xe và sân bãi để luyện tập, sinh viên nhạc viện phải có các phòng riêng để sử dụng các nhạc cụ và luyện âm…. Tương tự như vậy, sinh viên sư phạm cần phải có các phòng học chuyên dụng để tập giảng, rèn luyện các kĩ năng tay nghề. Nhưng cho đến nay, bản thân Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh vẫn chưa có được những phòng học chuyên dụng với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Chính vì thế, việc đào tạo nghiệp vụ sư phạm của nhà trường còn nhiều hạn chế và chưa đạt tới trình độ chuyên nghiệp. Do vậy, nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường cần xây dựng phòng nghiệp vụ sư phạm. Trong phòng nghiệp vụ có thể chia ra từng phần. Cụ thể:

Phần đầu có thể trình bày các tư tưởng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục như các văn bản nghị quyết, các chủ trương, chính sách của ngành, định hướng chiến lược phát triển giáo dục, các văn bản luật và dưới luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện… Các loại văn bản này có thể để nguyên bản, có thể viết trang trọng các nội dung cơ bản lên các bảng pa nô, áp phích, khẩu hiệu… phần này có thể gọi là phần chung của nghiệp vụ sư phạm.

Phần trình bày nghiệp vụ dạy học như các văn bản về kế hoạch dạy học. Chương trình dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo, các công việc của người giáo viên khi lên lớp, cách soạn bài khi lên lớp (các giáo án mẫu), cách sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học, cách kiểm tra, đánh giá, cho điểm học sinh, xếp loại học sinh… Ngoài ra, còn có hệ thống băng hình về các giờ dạy mẫu để sinh viên xem, học tập. (Phần này có thể trưng bày các đồ dùng dạy học và cách sáng tạo đồ dùng dạy học).

Trong phần nghiệp vụ còn có thể có nhiều phần khác tuỳ theo khả năng và

Một phần của tài liệu quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong quá trình đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm bắc ninh (Trang 93 - 126)