Kết luận chung

Một phần của tài liệu quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong quá trình đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm bắc ninh (Trang 108 - 109)

1.1. Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh trong giai đoạn tới đạt hiệu quả hơn nữa. Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục, nội dung quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm… làm cơ sở lý luận quan trọng, là những căn cứ khoa học định hướng chỉ đạo cho chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng công tác rèn luyện nghiệp sư phạm của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh.

1.2. Đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh giai đoạn từ 2008 - 2012, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình quản lý của công tác này.

Nguyên nhân gồm có cả nguyên nhân khách quan thuộc về nguồn kinh phí của Nhà nước chi trả cho giáo dục còn chưa cao; khung chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành còn chưa thật phù hợp; đầu tuyển thí sinh vào trường của Trường Cao đẳng Sư phạm còn thấp so với mặt bằng tuyển vào các khối trường kinh tế, hay y khoa nên ý thức và trình độ nhận thức của các em không thật cao… đây chính là những trở ngại không nhỏ ảnh hưởng tới công tác quản lý rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh.

Bên cạnh đó, các nguyên nhân chủ quan như bản thân nhà trường cũng chưa thật linh hoạt khi xây dựng khung chương trình riêng của nhà trường mà vẫn nặng vào việc dựa trên khung chương trình ban hành chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kinh phí cũng như việc quan tâm đầu tư của nhà trường cho hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm còn khiêm tốn, chưa thật thỏa đáng. Cán bộ giảng viên có tri thức nghiệp vụ sư phạm mang tính chuyên sâu, được đào tạo bài bản chưa nhiều, chưa có điều kiện để được tham gia nâng cao trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

độ và khả năng hướng dẫn có hiệu quả các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên. Sinh viên còn lười học chưa thật xem trọng các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, họ chưa hiểu và thấy được sự cần thiết của hoạt động này cho nghề nghiệp tương lai sau này. Các nguyên nhân này đã tác động và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng quản lý công tác nghiệp vụ của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh giai đoạn qua.

1.3. Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng trong quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho nhà trường, đề tài đã đưa ra bốn biện pháp. Qua khảo nghiệm, các biện pháp này đã được đánh giá có tính khả thi. Tuy nhiên vì điều kiện thời gian có hạn, nên đề tài chỉ dừng ở phạm vi giới hạn nghiên cứu thực trạng quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở khuôn khổ của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh qua đó bước đầu đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý công tác này ở nhà trường. Tác giả mong muốn bản thân và đồng nghiệp có thể triển khai và nghiên cứu vấn đề này ở phạm vi rộng hơn trong khối các trường sư phạm nói chung để công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thật sự được thực hiện có hiệu quả hơn.

Các biện pháp mà đề tài đưa ra được thực hiện có hiệu quả hay không còn cần có sự quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ tích cực của các cấp bộ ngành, của bản thân đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên trong nhà trường trong công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Do đó, chúng tôi xin đề xuất một số các khuyến nghị.

Một phần của tài liệu quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong quá trình đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm bắc ninh (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)