9. Cấu trúc của luận văn
1.2.5. Quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
1.2.5.1. Vị trí, vai trò của rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong quá trình đào tạo giáo viên
* Khái niệm về quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Qúa trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là quá trình nhà giáo dục tổ chức, lãnh đạo, điều khiển hoạt động lĩnh hội và luyện tập cho sinh viên sư phạm, nhằm trang bị về hệ thống tri thức về chuyên môn liên quan tới môn học mà họ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sẽ tập dạy ở phổ thông, hệ thống tri thức về giảng dạy, giáo dục, trên cơ sở đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Từ đó phát hiện những phẩm chất trí tuệ nghề nghiệp và bồi dưỡng những phẩm chất nhân cách của người thầy giáo trong tương lai.
Thông qua quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, năng lực sư phạm của sinh viên được hình thành, phát triển, các kỹ năng dạy học được thực hành, giúp người học có điều kiện rèn luyện nghề nghiệp. Có thể coi đây là một khâu quan trọng của công tác đào tạo ở trường sư phạm nói chung và các trường cao đẳng sư phạm nói riêng nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. Vì vậy, các trường này cần phải chú trọng hơn nữa tới công tác quản lý rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên để chuẩn bị cho họ tâm thế tốt nhất trước khi ra trường, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
* Vị trí, vai trò, ý nghĩa của rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Trong suốt thời gian đào tạo tại các trường cao đẳng sư phạm, sinh viên phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, trong đó rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một nội dung quan trọng và có vị trí nhất định đối với công tác đào tạo của nhà trường. Bởi nếu nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý, tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên song song với việc cung cấp kiến thức, chuyên môn sẽ giúp cho sinh viên hình thành được các kỹ năng dạy học, phát huy được năng lực sư phạm của bản thân.
Do vậy, trước hết đối với bản thân sinh viên sư phạm việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có ý nghĩa, vị trí và vai trò quan trọng. Vì nhiều lí do:
Một là, trường cao đẳng sư phạm có chức năng "dạy chữ, dạy nghề, dạy người". Cho nên, đào tạo nghề là một trong ba chức năng không thể thiếu nhằm khẳng định sự tồn tại của trường cao đẳng sư phạm. Hiện nay, các trường cao đẳng sư phạm đã có sự quan tâm tới chức năng đào tạo nghề thông qua các hình thức tổ chức học tập, nghiên cứu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Thông qua hoạt động học tập này, các trường cao đẳng sư phạm đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trang bị cho sinh viên những hiểu biết sâu sắc về quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm sẽ giúp sinh viên nắm vững sự đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục nói chung; phương pháp tổ chức quá trình dạy học và giáo dục học sinh nói riêng; biết được các phương pháp giải quyết các tình huống sư phạm xảy ra trong hoạt động sư phạm mà sinh viên sư phạm chưa bao giờ gặp hoặc có gặp thì cũng không biết giải quyết như thế nào. Tất cả điều đó góp phần nâng cao tay nghề cho sinh viên sư phạm. Vì nếu có tay nghề vững chắc, thành thạo, sinh viên khi ra trường mới có thể thực hiện được nhiệm vụ dạy chữ, dạy người hiệu quả. Bởi vậy, với người sinh viên sinh sư phạm thực hiện tốt học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm vừa là mục đích, vừa là nội dung, vừa là phương tiện của quá trình học tập, rèn luyện trong thời gian đào tạo ở trường cao đẳng sư phạm.
Hai là, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên là một bộ phận nòng cốt trong quá trình rèn luyện tay nghề của sinh viên trường cao đẳng sư phạm, nó mang tính chất thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy, nó đòi hỏi sinh viên sư phạm phải có ý thức tự giác, chủ động thực hiện các hành động chân tay và có sự phối hợp các giác quan để hình thành những kĩ năng, kỹ xảo dạy học, giáo dục và biết cách tổ chức các hoạt động trong, ngoài nhà trường. Trên cơ sở những kiến thức lí luận đã trang bị dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên, sinh viên tham gia vào các hoạt động bộc lộ năng lực thực tiễn của mình để từng bước làm phong phú thêm hành trang nghề nghiệp của mình, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Ba là, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực sư phạm của sinh viên. Bởi năng lực sư phạm không phải hình thành một sớm, một chiều, không tự lóe sáng mà là kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của quá trình rèn luyện thường xuyên, liên tục có sự hướng dẫn, tổ chức một cách khoa học, có hệ thống từ công tác đào tạo của nhà trường.
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm còn giúp sinh viên có điều kiện thể hiện năng lực thực tiễn của mình.Đây chính là cơ hội cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp trong suốt quá trình học tập ở trường cao đẳng sư phạm.
Bốn là, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên là nguồn gốc làm nảy sinh tính tích cực hoạt động nghiệp vụ, đồng thời phát triển nhu cầu, động cơ, hứng thú nghề nghiệp đối với sinh viên. Từ đó, sinh viên có mong muốn, khát vọng có thêm hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho nghề nghiệp tương lai. Đó chính là nguồn gốc để hình thành nên phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong tương lai.
Thứ hai, đối với trường cao đẳng sư phạm hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng mang ý nghĩa, vai trò nhất định. Bởi đây được xem là một trong những hoạt động quan trọng của nhà trường. Bởi chức năng của nhà trường là đào tạo người thầy giáo xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" lại vừa "chuyên". Tuy chỉ là một học phần nằm trong chương trình đào tạo có giá trị bằng ba đơn vị học trình, nhưng nội dung của học phần lại rất phong phú bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có học phần: Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học môn học. Học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm còn diễn ra trong suốt ba năm học, nó có mặt trong tất cả các môn học nhằm mục đích trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Đây cũng là nhiệm vụ mà trường cao đẳng sư phạm phải thực hiện trong quá trình đào tạo của mình.
Ngoài ra, để tổ chức học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trường cao đẳng sư phạm đã tập hợp đông đảo đội ngũ, giảng viên, vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ để hướng dẫn và truyền đạt tri thức, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng dạy học, cách ứng xử sư phạm, xử lý các tình huống sư phạm… cho sinh viên. Chính những việc làm có trách nhiệm đó đã để lại trong sinh viên những tình cảm tốt đẹp về nghề nghiệp của mình. Điều đó có giá trị lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
không chỉ trong việc rèn luyện tay nghề cho giáo sinh mà còn thiết lập mối quan hệ gần gũi, thân thiết thầy - trò. Điều này đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người thầy, đồng thời cũng khích lệ sinh viên, những thầy cô giáo trong tương lai thêm nhiệt huyết, tình yêu đối với nghề nghiệp của mình.
Thứ ba, đối với xã hội, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm sẽ giúp mọi người hiểu hơn về tính đặc thù của trường sư phạm trong quá trình đào tạo giáo viên. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo những "kỹ sư tâm hồn", các trường cao đẳng sư phạm đã xây dựng cơ cấu "Sư phạm - Phổ thông", tức là hình thành một hệ thống các trường trung học phổ thông làm địa điểm thực hành nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên. Đó là những trường có chất lượng dạy học cao, có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình dạy học nhằm giúp cho hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên được tiến hành có hiệu quả. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm của các trường cao đẳng sư phạm tới công tác quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong những năm gần đây, nhằm góp phần từng bước thực hiện sứ mệnh lịch sử của trường là đào tạo ra những người thầy lành nghề, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ có kỹ năng dạy học, có phẩm chất đạo đức của người thầy giáo xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Như sự phân tích ở trên cho thấy, việc có mặt học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên trong chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng có vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Bởi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên chính là cầu nối giữa lí luận đào tạo nghề làm thầy với thực tiễn giáo dục phổ thông trung học cơ sở. Nội dung của học phần này làm cho quy trình kỹ thuật đào tạo nghề của trường cao đẳng trở nên tường minh hơn, rõ ràng và có khả năng thực thi. Đây cũng là học phần mang tính chất thực hành dành cho sinh viên sư phạm, đòi hỏi họ phải hoạt động thực sự, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và thực hành sư phạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sự tham gia của sinh viên vào hoạt động thực hành sư phạm sẽ tạo điều kiện để năng lực sư phạm của họ được bộc lộ và phát triển. Mặt khác, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cũng chính là môi trường thực tiễn rèn luyện, kiểm nghiệm giúp cho sinh viên sư phạm ngày càng trở lên vững vàng hơn trong nghề nghiệp của mình.
Do đó, hoạt động quản lý của các trường cao đẳng sư phạm cần chú trọng ưu tiên tới việc tổ chức và quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm một cách thường xuyên nhất.
1.2.5.2. Nội dung công tác quản lý rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Trong công tác quản lý hoạt động dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục ở trường cao đẳng sư phạm, nhà trường luôn phải chú trọng tới các nội dung đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của trường cao đẳng được quy định tại khoản 2 điều 39 Luật giáo dục năm 2010: Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo [22, tr.22].
Vì vậy, các trường cao đẳng đã xây dựng nội dung chương trình đào tạo gắn chặt giữa việc trang bị kiến thức chuyên môn với việc thực hành nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm. Đối với công tác quản lý rèn luyện nghiệp vụ sư phạm được các trường cao đẳng xây dựng từ năm thứ nhất đến năm thứ ba với các nội dung cụ thể ứng với sáu kỳ học. Ở các kỳ học đầu tiên thuộc năm thứ nhất và thứ hai, thông thường các trường đều sắp xếp các nội dung học tập cho sinh viên liên quan tới việc trang bị tri thức về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm bao gồm các học phần: Tâm lí học (tâm lí đại cương, tâm lí lứa tuổi, tâm lí sư phạm), Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn. Bên cạnh đó, từ học kỳ hai trở đi, các trường còn tổ chức cho sinh viên tham gia học các nội dung thực hành kỹ năng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm như: Hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở, Hoạt động giáo dục ở trường trung học cơ sở,… Phương pháp dạy học bộ môn. Cùng với đó, nhà trường còn tổ chức cho sinh viên tham gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoạt động nghiệp vụ sư phạm tại các trường trung học phổ thông với hai đợt thực tập sư phạm được tổ chức vào năm học thứ hai và thứ ba của ngành đào tạo hệ cao đẳng sư phạm.
Cụ thể, nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở các trường cao đẳng sư phạm thường được tổ chức như sau:
Năm thứ nhất, sinh viên được học các học phần Tâm lí học, Giáo dục học. Đây là những học phần cung cấp các tri thức về nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm, giúp sinh viên hiểu và nắm được các kiến thức về nghề nghiệp mình được đào tạo. Bên cạnh đó, từ học kì hai, sinh viên được tham gia vào các hoạt động giáo dục để rèn luyện và hình thành các kỹ năng sư phạm cho bản thân. Các trường phải tiến hành tổ chức cho sinh viên đi dự giờ của giáo viên trung học cơ sở, làm quen với một giờ lên lớp học chính khóa ở trường trung học cơ sở. Việc đi dự giờ, sẽ giúp sinh viên nhìn nhận và đánh giá chất lượng hoạt động dạy học của giáo viên trung học phổ thông. Đồng thời qua việc dự giờ, sinh viên sẽ học tập được các kỹ năng, thao tác, cách xử lý các tình huống sư phạm để từ đó xây dựng cho mình các thao tác, kỹ năng sư phạm cho bản thân.
Tuy nhiên, do ở năm thứ nhất, lượng kiến thức về nghiệp vụ sư phạm của sinh viên còn rất mỏng, các em chưa được học học phần phương pháp dạy học bộ môn, mà mới chỉ dừng học ở các học phần về tâm lí học và giáo dục học. Do vậy, việc đưa sinh viên đi dự giờ tại các trường tiểu học, trung học cơ sở đòi hỏi trường cao đẳng phải có sự đặt hàng trước đối với các trường phổ thông để lựa chọn các giờ giảng mẫu mang tính điển hình. Với những giờ giảng mẫu được thực hiện bởi những giáo viên có kinh nghiệm trong hoạt dạy học, có kiến thức, chuyên môn vững vàng, biết gây hứng thú cho người học và người tham gia dự giờ giảng, thực hiện đúng các thao tác lên lớp, xử lý tốt các tình huống sư phạm sẽ giúp cho sinh viên đi dự giờ có thể hiểu và học tập các kỹ thuật dạy học đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Yêu cầu, sinh viên khi đi dự giờ cần phải chuẩn bị trước ở nhà bằng việc đọc trước nội dung bài giảng mà mình sẽ dự trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên, đánh dấu những phần trọng tâm của bài, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện ghi chép. Trong khi dự giờ, sinh viên phải có thái độ nghiêm túc, tập trung tư tưởng theo dõi các nội dung giảng như:
+ Mục tiêu bài bài giảng về kiến thức, kỹ năng, thái độ. + Những nội dung cơ bản của bài giảng.
+ Những phương pháp được lựa chọn để truyền đạt kiến thức.
+ Những tư tưởng biểu hiện của việc đổi mới phương pháp dạy học. + Mối quan hệ thầy trò trong quá trình tổ chức hoạt động dạy - học. + Chữ viết và cách trình bày bảng.
+ Việc sử dụng ngôn ngữ trong bài giảng.
+ Tính tích cực của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. + Những đồ dùng dạy học được sử dụng trong tiết học. + Sự gắn liền giữa lí luận và thực tiễn.
+ Khả năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.