2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Để công tác quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở các trường cao đẳng sư phạm nói chung và Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh nói riêng tiến hành có hiệu quả tốt, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát lại khung chương trình đào tạo chung để tăng thời lượng các học phần thực hành mang tính đặc thù của nghề sư phạm. Có những quy định phù hợp hơn về kinh phí chi trả cho các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của nhà trường sư phạm. Nguồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kinh phí hiện nay mà các nhà trường sư phạm chi phí cho hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm còn rất eo hẹp khiến công tác quản lý của nhà trường sư phạm đối với hoạt động này gặp không ít khó khăn và trở ngại.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh
Để công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của nhà trường thực hiện có hiệu quả, sinh viên có điều kiện gắn kết giữa lý thuyết với thực hành, nhà trường mong muốn sẽ nhận được sự ủng hộ về nguồn kinh phí từ Ủy ban Nhân dân Tỉnh và Sở Giáo dục đào tạo sẽ tạo điều kiện để nhà trường xây dựng được một trường trung học cơ sở với tư cách là trường thực hành cho sinh viên sư phạm. Đồng thời hỗ trợ thêm các phương tiện nhằm trang bị phòng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên của nhà trường. Hiện nay, số lượng các trang thiết bị để phục vụ và hỗ trợ công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên của nhà trường còn rất nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng dạy và học của giảng viên, sinh viên trong trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Bắc Ninh cũng cần có thêm các chính sách để hỗ trợ cho các trường trung học phổ thông trên địa bàn có giáo viên trực tiếp hướng dẫn sinh viên của đoàn Thực tập Trường Cao đẳng Sư phạm. Sự hỗ trợ này sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy hơn nữa tinh thần, trách nhiệm, độ nhiệt tình của thầy cô giáo phổ thông trong việc hướng dẫn sinh viên đến thực tập tại trường mình. Nhờ đó mà công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên nhà trường đạt chất lượng cao hơn.
Ủy ban Nhân dân Tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Bắc Ninh nên có những ưu tiên đặc biệt cho những sinh viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp có kết quả học tập và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm xuất sắc sẽ được tuyển chọn thẳng vào các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố. Đây sẽ là động thái tích cực và quan trọng để giúp nhà trường sư phạm trong công tác quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên trở nên thuận lợi rất nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bởi sinh viên sẽ có động lực và mục tiêu phấn đấu rõ ràng, sự tích cực của người học là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng đóng góp vào sự thành công cho công tác quản lý đào tạo của nhà trường.
2.3. Đối với Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh
Cần phân bổ lại nguồn ngân sách của nhà trường dành cho các hoạt động giáo dục đào tạo, đặc biệt cần phải tăng thêm kinh phí dành cho công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên. Xây dựng trước mắt một đến hai phòng thực tập dành riêng cho công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với đầy đủ các phương tiện dạy học cần thiết hỗ trợ cho các giờ giảng tập của sinh viên. Mặc dù kinh phí còn hạn hẹp, song nhà trường cũng cần cân đối để tăng thêm nguồn chi trả cho giảng viên hướng dẫn tập giảng và hướng dẫn các đoàn về thực tập ở các trường phổ thông. Có các khoản chi trả thỏa đáng để mời giáo viên phổ thông về hướng dẫn sinh viên rèn luyện các kỹ năng dạy học, xử lý các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học.
Ngoài ra, nhà trường cũng cần có những quan tâm, chỉ đạo và tăng kinh phí hỗ trợ cho Hội thi Nghiệp vụ sư phạm giỏi của sinh viên. Hội thi này nên được nhà trường tổ chức thường xuyên hằng năm. Nhà trường cần giao cho Phòng Đào tạo phối hợp với các phòng chức năng tham khảo chương trình đào tạo của các trường sư phạm để xây dựng kế hoạch cho công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phù hợp và tăng tính hiệu quả hơn.
Nhà trường cũng cần chú trọng hơn trong công tác hợp tác với các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trước mỗi đợt Thực tập sư phạm nhà trường nên tổ chức một buổi gặp gỡ, trao đổi ý kiến giữa trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh với các trường phổ thông để rút kinh nghiệm về mỗi đợt tổ chức thực tập và có kế họach chỉ đạo cho đợt thực tập tiếp theo thành công và hiệu quả hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.4. Đối với Tổ Tâm lí - Giáo dục, Phương pháp dạy học các bộ môn và Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm luyện nghiệp vụ sư phạm
Các giảng viên giảng dạy đối với các môn Tâm lí, Giáo dục cần tăng cường các giờ thảo luận, thực hành cho sinh viên. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm, đưa các tư liệu, hình ảnh, các tình huống giáo dục để làm cho giờ học trở nên hấp dẫn, gây hứng thú cho người học. Khơi gợi tình yêu nghề nghiệp cho sinh viên qua chính mỗi giờ học của mình.
Giảng viên ở các Tổ Phương pháp dạy học và Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cần tích cực thay đổi phương pháp dạy học và thay đổi cách đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của sinh viên để khích lệ sinh viên phấn đấu hơn trong học tập.
Những giảng viên được chọn làm trưởng đoàn tham gia đưa sinh viên về thực tập tai các trường phổ thông cần có phẩm chất đạo đức tốt, uy tín, có kinh nghiệm và biết cách quản lý học sinh của mình, hướng dẫn các em tiến hành thành công đợt thực tập của mình.
Giảng viên cũng cần thường xuyên nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức cá nhân để luôn là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo, học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Như An (1993), Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp và qui trình rèn luyện kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Hoàng Anh, Vũ Thị Kim Thanh (1997), Giao tiếp sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
3. Apđuliana.O.A (1978), Hình thành cho sinh viên nhứng kỹ năng sư phạm trong việc tổ chức công tác giáo dục học sinh, Tuyển bài báo Minsk, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo (1996), Phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay.
5. BENJAMIN S.BLOOM (1995), Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục.
Lĩnh vực nhận thức, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo viên (1996), Hướng dẫn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Hà Nội.
7. Nguyễn Đình Chỉnh(1997), Thực tập sư phạm, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Dũng(1995), Hình thành kỹ năng sư phạm cho giáo sinh sư phạm, Hà Nội.
9. Đào tạo giáo viên ở Hàn Quốc (1995), Tài liệu trung tâm cải cách sư phạm (Nguyễn Mạnh Quí dịch).
10. Đề án Quy hoạch phát triển Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2015
11. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Hộ (2000), Thích ứng sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13. Nguyễn Văn Hộ, Đặng Quốc Bảo (2004), Khái lược về Khoa học quản lý, Đại học Sư phạm.
14. Nguyễn Văn Hộ (2006), Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, giáo trình giảng dạy thạc sỹ quản lý giáo dục.
15. Lê Văn Hồng (1975), Một số vấn đề về năng lực sư phạm của người giáo viên xã hội chủ nghĩa, Đại học Sư phạm Hà Nội.
16. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
17. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
18. Trần Kiểm – Bùi Minh Hiển (2006), Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường, Đại học Sư phạm.
19. Kixegôph X.I (1973), Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học, LGU Lêningrat (Vũ Năng Tĩnh dịch, bản chép tay), Tổ tư liệu thư viện Đại học sư phạm Hà Nội. 20. Kỉ yếu hội thảo (2000), Nâng cao chất lượng giáo dục nghiệp vụ sư phạm
cho sinh viên, Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
21. Kỉ yếu hội thảo (4/2004), Giáo dục nghiệp vụ sư phạm, Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
22. Luật giáo dục (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Hữu Long (1994), Xây dựng và hoàn thiện qui trình rèn luyện kỹ năng sư phạm theo qui trình đào tạo mới ở khoa Tâm lý - Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.
24. Nguyễn Hữu Lượng (2002), Dạy và học hợp quy luật hoạt động trí óc, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
25. Phạm Hồng Quang (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. 26. Qui chế thực tập sư phạm, Ban hành theo quyết định số 36/2003/QĐ/GD-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27. Nguyễn Thị Tính (2007), Quản lý chuyên môn cho các nhà trường, tài liệu chuyên ngành QLGD.
28. Nguyễn Thị Tính (2007), Tập bài giảng kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục.
29. Trần Anh Tuấn (1996), Xây dựng qui trình tập luyện hình thành các kỹ năng giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành thực tập sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
30. Thái Duy Tuyên (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chíGiáo dục, số 48/2003…
31. Nguyễn Quang Uẩn (1987), Vấn đề rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên,
Thông báo khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, (số 1).
32. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh)
Để tìm hiểu về quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau đây:
- Đối với câu hỏi mở đề nghị đồng chí cho biết ý kiến của mình.
- Đối với các câu hỏi có đáp án, đồng ý với nội dung nào đề nghị đồng chí đánh dấu (X).
I. Một số thông tin cá nhân
- Họ và tên:………...
- Giảng dạy môn học:………..………...
- Số năm công tác:……….
- Tuổi đời:……… - Giới tính:………...…
II. Ý kiến của đồng chí về các nội dung sau đây: Câu 1: Đồng chí cho biết ý kiến của mình về thực trạng quản lý công tác rèn luyện nghiệp sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh thời gian qua? ………
………
………
………
Câu 2: Đồng chí đánh giá thế nào về công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh? ………
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
………
………
………ư Câu 3: Theo đồng chí có những nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh? ……… ……… ……… ……… ………
Câu 4: Đánh giá của đồng chí về các kỹ năng dạy học của sinh viên?
TT Một số kỹ năng cơ bản
Ý kiến đánh giá của giáo viên về mức độ đạt đƣợc của sinh viên
Thàn h thạo Tương đối thành thạo Biết cách làm nhưng chưa thành thạo Khi làm được khi không Chưa biết làm
1 Nghiên cứu sách giáo khoa phổ thông THCS
2 Soạn giáo án (thiết kế bài giảng)
3 Trình bày bảng hợp lí 4 Làm đồ dùng dạy học
5 Xử lý các tình huống xảy ra trong khi dạy học
6 Phát âm chuẩn tiếng phổ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Câu 5: Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về các kỹ năng dạy học của sinh viên?
TT Một số kỹ năng cơ bản Mức độ đánh giá Thành thạo Tương đối thành thạo Biết cách làm nhưng chưa thành thạo Khi làm được khi không Chưa biết làm
1 Nghiên cứu mục tiêu cấp học 2 Nghiên cứu nội dung chương
trình cấp học
3 Xác định các khái niệm cơ bản của bài dạy
4 Xác định quan hệ kiến thức giữa các bài dạy
5 Dự kiến các phương pháp, phương tiện giảng dạy phù hợp 6 Dự kiến được các hành động
học mà học sinh cần tiến hành trong bài dạy của mình
7 Xác định các kiến thức đến bài dạy
8 Sử dụng phương pháp phù hợp với nội dung bài dạy
9 Phán đoán mức độ hiểu bài của học sinh qua các biểu hiện ngôn ngữ và hành vi
10 Lường trước được phản ứng của học sinh trong giờ dạy
11 Hình dung được mức độ khó khăn và thuận lợi mà học sinh gặp phải trong giờ dạy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các bước lên lớp và các đơn vị kiến thức
13 Xác định được kiến thức trọng tâm của bài dạy
1 14
Biểu diễn thí nghiệm, thực hành, sử dụng đồ dùng dạy học 1 15 Tổ chức các hành động học của học sinh 1 16
Lôi cuốn học sinh vào bài giảng bằng các thủ thật sư phạm
1 17
Huy động vốn kinh nghiệm của học sinh và của bản thân vào giảng dạy và tiếp thu tri thức mới
18 Xử lý các tình huống xảy ra trong giờ giảng
19 Cách đặt câu hỏi 20 Trình bày bảng
21 Diễn đạt nội dung bài giảng rõ ràng, lôgíc, mạch lạc
22 Quan sát bao quát học sinh trong khi giảng bài và tiếp thu tín hiệu ngược
23 Phân loại học sinh và ra bài tập hợp lý
24 Ra câu hỏi kiểm tra và đánh giá học sinh
25 Phát âm chuẩn tiếng phổ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho giáo viên Trường Trung học cơ sở)
Để tìm hiểu về quản lý công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau đây:
- Đối với câu hỏi mở đề nghị đồng chí cho biết ý kiến của mình.
- Đối với các câu hỏi có đáp án, đồng ý với nội dung nào đề nghị đồng chí đánh dấu (X).
I. Một số thông tin cá nhân
- Họ và tên:……….…...
- Giảng dạy môn học:……….………...
- Số năm công tác:………
- Tuổi đời:……… - Giới tính:………..
II. Ý kiến của đồng chí về các nội dung sau đây: Câu 1: Đồng chí cho biết ý kiến của mình về công tác tổ chức thực tập sư