Mỗi một biện pháp quản lí đề xuất trên là một cách giải quyết từng nội dung của công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX huyện Vĩnh Tường. Các biện pháp đề xuất có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, tạo thành một hệ thống, khi thực hiện không thể tách rời một cách độc lập, thực hiện đơn lẻ. Vì biện pháp này là tiền đề, là điều kiện, đồng thời là hệ quả của biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, tác động và thúc đẩy lẫn nhau theo qui luật lượng - chất để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX huyện Vĩnh Tường.
Trong quá trình quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT, quản lí hoạt động dạy của người dạy và quản lí hoạt động học của người học là cơ bản. Vì thế có làm tốt biện pháp “Đổi mới quản lí hoạt động dạy học” và “bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên” thì mới thực hiện tốt biện pháp “Tăng cường quản lí hoạt động học tập của học viên”. Muốn “Đổi mới quản lí hoạt động dạy học” và “Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên”, muốn “Tăng cường quản lí hoạt động học tập của học viên” thì phải “Xây dựng các qui định nội bộ trên cơ sở vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, các qui định của các cấp quản lí vào điều kiện thực tế của trung tâm” để tổ chức thực hiện, phải “Có cơ chế quản lí phù hợp để kích thích, động viên, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên”. Muốn bảo đảm chất lượng dạy học đúng thực chất thì phải phụ đạo, giúp đỡ HV có đủ khả năng và năng lực để tiếp thu tri thức mới, nghĩa là phải “Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho học viên yếu kém”.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp quản lí đề xuất trên đây. Do đó, nếu CBQL và GV trong trung tâm thực hiện tốt những biện pháp mà tác giả đã đề xuất ở cương vị của mình đang đảm
77
nhiệm thì chắc chắn chất lượng dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX huyện Vĩnh Tường sẽ ngày càng có hiệu quả tốt hơn.