Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 63 - 111)

So với yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và để hội nhập thành công trong điều kiện toàn cầu hiện nay, công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT ở trung tâm vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém cần phải tích cực khắc phục để vươn lên phía trước. Điều đó, thể hiện qua khảo sát sự đánh giá của CBQL, GV và thực trạng về chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT ở trung tâm trong các năm qua.

Mức độ hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của trung tâm, qua khảo sát, thăm dò ý kiến 100 CBQL và GV (Phụ lục 1) như sau: hiệu quả tốt: 24%; khá: 36%; trung bình: 40%; yếu: 0%. Kết quả này phản ánh đúng thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của trung tâm như đã phân tích ở trên. Từ đó có thể nói: công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của trung tâm đã có những mặt mạnh, khá tốt nhưng so với những yêu cầu hiện nay về chất lượng dạy học thì vẫn còn đang ở mức trung bình khá.

Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT ở trung tâm, tác giả tiến hành khảo sát bằng phương pháp thăm dò ý kiến CBQL, GV và HV của trung tâm theo phiếu trưng cầu ý kiến ở phụ lục 1 và 2; kết quả thăm dò được tổng hợp như sau:

Bảng 2.13: Các nguyên nhân ảnh hưởng hạn chế công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT tại TTGDTX huyện Vĩnh Tường

TT Các nguyên nhân Mức độ ảnh hƣởng (tỉ lệ%) Đánh giá của CBQL và GV (N= 100) Đánh giá của HV (N= 100) Lớn Trung bình Nhỏ Lớn Trung bình Nhỏ

1. Các nguyên nhân chủ quan về phía trung tâm

55 của CBQL của trung tâm có hạn 1.2 Trình độ, năng lực và phẩm chất

của GV chưa đáp ứng yêu cầu

80 20 0 88 10 2

1.3 Phẩm chất và năng lực của HV 78 32 0 67 33 0

2. Các nguyên nhân khách quan

2.1 Chính sách, chủ trương của các cấp lãnh đạo ở Vĩnh Phúc

85 15 0 80 20 0

2.2 CSVC, TBDH của trung tâm không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa theo hướng đổi mới PPDH

60 40 0 60 30 10

2.3 Gia đình, cộng đồng xã hội không tạo điều kiện, không khuyến khích giúp đỡ HV trong học tập

70 30 0 65 32 3

Qua bảng 2.13 có thể nói: các nhân tố chủ quan và khách quan đều ảnh hưởng hạn chế công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT tại TTGDTX huyện Vĩnh Tường. Theo đánh giá của CBQL, GV và HV, tỉ lệ đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố chủ quan đều lớn hơn nhóm nhân tố khách quan. Như vậy, nhóm nhân tố chủ quan, nội lực của trung tâm là nhóm nhân tố ảnh hưởng hạn chế đến hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT nhiều nhất.

Trong các nhân tố thuộc nguyên nhân chủ quan, các nhân tố được đánh giá ảnh hưởng từ nhiều đến ít hơn lần lượt là: trình độ, năng lực và phẩm chất của CBQL; trình độ, năng lực và phẩm chất của GV; phẩm chất và năng lực của HV. Theo đánh giá mức độ ảnh hưởng của CBQL, GV và HV thì mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đều trên 65% (từ 67% đến 88%). Còn các nhân tố thuộc nguyên nhân khách quan cũng được CBQL, GV và HV đánh

56

giá ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của trung tâm khá lớn, trên 50%.

Để khắc phục thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT còn có nhiều nội dung yếu kém của trung tâm cùng các nguyên nhân đã trình bày, Ban giám đốc trung tâm cần thiết phải tìm những biện pháp quản lí tốt nhất để tăng cường công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đưa hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của Trung tâm phát triển vững chắc, đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên của nhân dân và bồi dưỡng nguồn nhân lực của địa phương trong giai đọan hiện nay.

57

Tiểu kết chƣơng 2

TTGDTX huyện Vĩnh Tường là cơ sở GDTX ra đời và họat động tính đến năm 2013 đã được 20 năm. Trong 20 năm họat động, trung tâm đã có những đóng góp nhất định trong công tác dạy học hệ bổ túc THPT, góp phần đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT - XH của địa phương.

Qua phân tích thực trạng cùng những nguyên nhân làm hạn chế công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của trung tâm, có thể nói, công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của trung tâm trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực, cố gắng tạo được sự chuyển biến tích cực trong họat động dạy học hệ bổ túc THPT. Tuy nhiên, công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như:

- Việc xây dựng các qui định cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, các qui định của các cấp quản lí chưa phù hợp với điều kiện thực tế của trung tâm;

- Việc cải tiến, đổi mới phương pháp quản lí còn chậm;

- Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên chưa được chú trọng;

- Quản lí hoạt động học tập của học viên còn lỏng lẻo;

- Chưa có chính sách và kế hoạch tổ chức một cách có hệ thống việc bồi dưỡng, phụ đạo kiến thức và kĩ năng cho học viên yếu kém; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chưa có cơ chế quản lí phù hợp để kích thích, động viên, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên;

Nhìn chung, hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm chưa phù hợp với yêu cầu dạy học hiện đại, chưa đạt chất lượng mà xã hội mong muốn đòi hỏi trung tâm cần phải sớm giải quyết, khắc phục.

Từ những tồn tại nêu trên, nếu đề ra được các biện pháp để điều chỉnh quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT phù hợp thì chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của trung tâm sẽ được cải thiện và nâng cao.

58

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỆ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN

HUYỆN VĨNH TƢỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Căn cứ để đề xuất biện pháp

Ngoài việc căn cứ vào cơ sở lí luận đã trình bày ở chương 1 và kết quả nghiên cứu thực trạng đã trình bày ở chương 2, các biện pháp được đề xuất còn căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước về định hướng phát triển GD&ĐT, các yêu cầu thực tế mới nảy sinh và nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn, tính kế thừa, tính khả thi và tính đồng bộ.

3.1.1. Định hướng phát triển GD&ĐT và các yêu cầu thực tế mới nảy sinh

GDTX có vai trò quan trọng trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cho Tổ quốc và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định phải: “Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [5; tr. 206-207].

Kết luận số 242-TB/T.Ư ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020 đã xác định: “phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [1].

Để thực hiện được mục tiêu phát triển GD&ĐT trong thời kì mới, cần phải đặc biệt chú ý phát triển GDTX để tạo cơ hội cho nhiều đối tượng được học tập; đổi mới cơ bản công tác quản lí và tổ chức giáo dục; xây dựng hệ thống giáo dục nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập suốt đời theo hướng thiết thực, hiện đại, gắn chặt với yêu cầu của xã hội.

Đề án qui hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 xác định sẽ phổ cập giáo dục THPT trong độ tuổi đạt 80%. TTGDTX

59

huyện Vĩnh Tường có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu đó tại huyện Vĩnh Tường. Để thực hiện được mục tiêu cần phát triển TTGDTX nhằm tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; giúp người học có kiến thức, kĩ năng thiết thực để có thể tiếp tục tham gia các chương trình giáo dục liên thông, đa dạng và đáp ứng được yêu cầu của công việc, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đến đầu năm học 2012- 2013, CBQL của TTGDTX huyện Vĩnh Tường có tuổi đời và tuổi nghề tương đối cao nhưng thực tiễn quản lí TTGDTX chưa nhiều. Đội ngũ GV phần lớn còn trẻ tuổi, có khả năng phát triển tốt nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm dạy học. CSVC - TBDH tuy đã được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa nhưng cũng cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH.

Ngoài những điều đã trình bày ở trên, các biện pháp đề xuất còn cần được bảo đảm tính thực tiễn, tính kế thừa, tính khả thi và tính đồng bộ.

3.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn, tính kế thừa, tính khả thi và tính đồng bộ

- Tính thực tiễn: Các biện pháp phù hợp với những hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT hiện nay của TTGDTX huyện Vĩnh Tường nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự ổn định để đạt tới mục tiêu đồng thời luôn có được sự thay đổi và phát triển triển bền vững.

- Tính kế thừa: Đảm bảo tính kế thừa nhằm gìn giữ và phát huy những ưu điểm và thành quả của tổ chức bộ máy quản lí hiện tại của TTGDTX huyện Vĩnh Tường , tránh những xáo trộn không cần thiết; đồng thời phải tạo nên sự đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT trong trung tâm.

- Tính khả thi: Đảm bảo các biện phápđề xuất có thể thực thi trong điều kiện hiện tại của TTGDTX huyện Vĩnh Tường và có khả năng tạo nên hiệu quả trong công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của trung tâm.

- Tính đồng bộ: Các biện pháp đề xuất có thể thực hiện đồng bộ, tác động vào mọi khâu của hoạt động dạy học, tạo nên một sự phối hợp nhịp

60

nhàng, ăn khớp với nhau trong quá trình thực hiện các chức năng quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT trong trung tâm.

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên huyện Vĩnh Tƣờng Giáo dục thƣờng xuyên huyện Vĩnh Tƣờng

Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện các qui định nội bộ trên cơ sở vận dụng, cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách, các qui định của các cấp quản lí vào điều kiện thực tế của trung tâm.

*Mục tiêu của biện pháp

+ Tạo sự cam kết, tạo điều kiện cho sự thay đổi, hạn chế phản kháng và giúp quản lí chă ̣t chẽ các hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c trong trung tâm.

+ Giúp đội ngũ GV của TTGDTX huyện Vĩnh Tường, đặc biệt là giáo viên thỉnh giảng nắm được chương trình , các phương pháp dạy học và giáo dục tại TTGDTX, đặc biệt là hiểu được đặc điểm của HV hệ bổ túc THPT và qui chế về tổ chức và hoạt động của TTGDTX.

* Lập kế hoạch thực hiện biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kế hoạch hóa việc xây dựng các qui đi ̣nh nội bộ: thực hiê ̣n chương trình dạy học; soạn bài, chuẩn bi ̣ giờ lên lớp và giảng dạy trên lớp; dự giờ, phân tích bài học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV; chế độ, chính sách đối với GV, HV, nhân viên; qui chế phối hợp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ; cân đối các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi qui định.

*Tổ chức thực hiện biện pháp

+ Phân quyền và phân nhiệm cho phó giám đốc trung tâm và các tổ chuyên môn và GV tham gia quản lí và thực hiện các qui định nội bộ một cách rõ ràng để mọi người cùng hướng vào mục tiêu chung;

+ Xây dựng và phát triển các GV có khả năng và phẩm chất tốt thành cán bộ chủ chốt của trung tâm;

+ Xây dựng qui định về cơ chế hoạt động phối hợp giữa tổ chuyên môn với các đoàn thể trong TTGDTX để cùng thực hiện mục tiêu đã đề ra;

61

+ Chỉ đạo thực hiện cần sử dụng đúng quyền hạn theo cấp bậc, thống nhất trong mệnh lệnh và liên đới trong trách nhiệm.

Một là,qui đi ̣nh quản lí GV thực hiê ̣n chương trình dạy học:

+ Chỉ đạo GV dựa vào chương trình, SGK, SGV để thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới; GV dựa vào chuẩn kiến thức - kĩ năng và gợi ý phân phối chương trình để điều chỉnh thời lượng phân phối cho phù hợp với đặc điểm của HV;

+ Chỉ đạo GV đề xuất việc tinh giảm hoặc bổ sung kiến thức, phối hợp phân loại đối tượng HV khác nhau: HV khá giỏi, HV yếu kém, HV là người DTTS.

+ Chỉ đạo GV thực hiện đổi mới PPDH, sử dụng TBDH và đánh giá kết quả học tập của HV.

Hai là, xây dựng và thực hiện qui chế quản lí GV soạn bài , chuẩn bi ̣ giờ lên lớp và giảng dạy trên lớp:

+ Tổ chức cho GV cùng chuyên môn nghiên cứu mục tiêu chương trình của cấp học, từng lớp, từng chương, từng bài và các yêu cầu về soạn bài; thiết kế và trao đổi về giáo án của một bài học cụ thể;

+ Xây dựng mẫu giáo án cho một giờ học phát huy tính tích cực nhận thức của HV; xây dựng chuẩn đánh giá bài soạn theo hướng đổi mới trở thành qui định nội bộ;

+ Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về soạn bài, chú ý bài có thí nghiệm thực hành;

+ Chỉ đạo GV kích thích, động viên, tạo động lực học tập để HV học tập với tinh thần tích cực, tự giác và hứng thú; GV phối hợp chặt chẽ hoạt động dạy của GV với hoạt động học của HV;

+ Tạo điều kiện thuận lợi để GV đổi mới PPDH phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của tiết dạy, với đặc điểm của HV;

62

+ Dự giờ, nhận xét rút kinh nghiệm việc giảng dạy của GV theo tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy đã được nghiên cứu, thống nhất.

Ba là, xây dựng và thực hiện qui chế quản lí GV dự giờ , đánh giá giờ dạy:

+ Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy do Bộ GD&ĐT qui định và hướng dẫn của Sở GD&ĐT, xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy cho từng bộ môn theo hướng đổi mới PPDH;

+Tạo điều kiện về PTDH, hỗ trợ cho việc lên lớp đạt hiệu quả;

+Tăng cường dự giờ theo chuyên đề đổi mới PPDH, dự giờ đột xuất; +Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt dự giờ.

Bốn là, xây dựng và thực hiện qui chế quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV:

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ theo hướng dẫn của Bộ và Sở GD&ĐT;

+ Chỉ đạo việc lập kế hoạch kiểm tra, khảo sát chất lượng và đánh giá kết quả học tập của HV theo phân phối chương trình và theo sự chỉ đạo của

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 63 - 111)