Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 33 - 111)

- Chính sách, chủ trƣơng đối với hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT

Nghị quyết của các đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng cho việc đổi mới hoạt động dạy học; các văn bản, chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp quản lí cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện. Đó là môi trường pháp lí thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT hiện nay.

- Điều kiện dạy học thực tế của TTGDTX

Tổ chức hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT gắn liền với nhu cầu về thư viện, về TBDH, về các phương tiện kĩ thuật hiện đại, về CSVC nói chung, nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động độc lập theo nhóm của HV. Vì vậy, Ban Giám đốc trung tâm cần có kế hoạch xây dựng CSVC, TBDH, có biện pháp huy động lực lượng hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng bộ, từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá hệ thống CSVC - TBDH theo hướng đổi mới PPDH.

- Gia đình, cộng đồng xã hội

HV không thể học tập tốt nếu gia đình không tạo điều kiện, không khuyến khích, giúp đỡ HV trong học tập. Truyền thống văn hoá, môi trường đạo đức chung của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương, mỗi cộng đồng gần gũi với HV, có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ, thái độ, phương pháp học tập của HV. Vì vậy, tăng cường vai trò của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ HV tự học là vô cùng cần thiết.

Trong quá trình quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT thì các yếu tố chủ quan được xem là nội lực, còn các yếu tố khách quan được xem là ngoại lực. Theo qui luật của sự phát triển, thì ngoại lực dù có quan trọng đến đâu cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện, nội lực mới là nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân sự vật. Sự phát triển đó đạt hiệu quả cao nhất khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng với nhau. Điều đó giải thích tại sao có một số HV xuất thân từ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, trình độ học vấn của

25

bố mẹ không cao, thậm chí phải bỏ học một số năm do gia đình nghèo khó nhưng lại có những năng lực nổi trội. Vì vậy, các yếu tố khách quan rất cần được các nhà quản lý chú ý và tạo được sự tương tác hiệu quả của các yếu tố.

26

Tiểu kết chƣơng 1

Trong Chương 1, cơ sở lý luận về quản lý, quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT đã được nghiên cứu. Chương 1 đã trình bày khái quát những lý luận về quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động dạy học nói riêng. Cũng như ở các tổ chức giáo dục khác, quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT là hệ thống tác động có mục đích, có tổ chức của nhà quản lý TTGDTX đến GV, cán bộ, nhân viên và HV (thông qua GV) và các nguồn lực khác hợp qui luật bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lí, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, tiềm năng và cơ hội của TTGDTX để đạt được mục tiêu dạy học đề ra.

Hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT là một trong những hoạt động chính của TTGDTX. Quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT cũng cần quản lí các nội dung cơ bản: quản lí thực hiện chương trình, quản lí đổi mới PPDH, quản lí việc soạn bài, giờ lên lớp, quản lí việc dự giờ, đánh giá giờ dạy, quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV, quản lí vấn đề tự bồi dưỡng của GV và quản lí hoạt động học tập của HV.

Quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT là quá trình tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học theo kế họach và chương trình nhất định nhằm đạt được các mục tiêu dạy học và mục tiêu chung của toàn TTGDTX. Với đặc thù riêng của chương trình và năng lực của các đối tượng trực tiếp tham gia vào hoạt động dạy học là giáo viên và học viên, để quản lí hiệu quả, các nhà quản lý cần đặc biệt chú ý đến trình độ của giáo viên, tính đặc thù của đối tượng người học để có kế hoạch và điều kiện hỗ trợ phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và bù lấp được những lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng và thái độ cho học viên.

Những lý luận trên là nền tảng, cơ sở cho sự nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT ở Trung tâm GDTX huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

27

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỆ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC

THƢỜNG XUYÊN HUYỆN VĨNH TƢỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Vài nét về TTGDTX huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Đặc điểm, tình hình

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Vĩnh Tường đặt địa điểm tại Thị trấn Thổ Tang- Huyện Vĩnh Tường- Tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thuận lợi

Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, Huyện uỷ, UBND Huyện và các ban ngành của Huyện.

Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo cho việc dạy và học.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phần lớn có trách nhiệm trong nhiệm vụ được giao, nhiều giáo viên trẻ nhiệt tình trong nhiều lĩnh vực: giảng dạy, chủ nhiệm, công tác đoàn thể.

- Khó khăn

Chất lượng đầu vào quá thấp, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận không nhỏ học sinh còn chưa tốt.

Sự quan tâm của cha mẹ một số học sinh đến việc học của con em mình chưa đầy đủ thậm chí là thoái thác cho nhà trường.

Đội ngũ giáo viên thiếu nên phải hợp đồng dạy nhiều điều đó dẫn đến chất lượng giáo dục không ổn định.

Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường nên còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Quá trình phát triển của TTGDTX huyện Vĩnh Tường

Trung tâm GDTX được thành lập tại Quyết định số 1223/ QĐ-UB ngày 22 tháng 9 năm 1993 của UBND tỉnh Vĩnh Phú về việc đổi tên các trường bồi dưỡng huyện (thành, thị) thành Trung tâm GDTX huyện (thành, thị); Quyết

28

định số 381/QĐ-UB ngày 29 tháng 02 năm 1996 của Chủ tịch UBND Tỉnh Vĩnh Phú về việc đổi tên trường và trung tâm GDTX các huyện Vĩnh Lạc thành Trung tâm GDTX Vĩnh Tường

Trong quá trình hình thành và phát triển, trung tâm đã đạt được một số thành tích như trong bảng 2.1 sau đây:

Bảng 2.1: Kết quả thi đua, khen thưởng từ năm 2002 đến năm 2012

1. Danh hiệu thi đua

Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

2002 TT LĐ xuất sắc 2150/QĐ-CT ngày 20/8/2002 của UBND tỉnh 2003 Đơn vị lá cờ đầu 1266/QĐ/TTg ngày 16/11/2003 của Thủ tướng

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

2004 TT LĐ xuất sắc 2900/QĐ-CT ngày 19/8/2004 của UBND tỉnh

2005 Đơn vị lá cờ đầu 1393/2005-QĐ/CTN ngày 17/11/2005 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

2006 TT LĐ xuất sắc 106/QĐ-CT-TĐKT ngày 24/8/2006 của UBND tỉnh 2007 TT LĐ xuất sắc 112/QĐ-CT-TĐKT ngày 22/8/2007 của UBND tỉnh 2008 TT LĐ xuất sắc 3845/QĐ-CT ngày 24/10/2008 của UBND tỉnh 2009 TT LĐ TT 106/QĐ/GĐ-TĐKT ngày 10/8/2009 của Sở GD&ĐT 2010 TT LĐ xuất sắc 2473/QĐ-CT ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh

2011 TT LĐ xuất sắc 2225/QĐ-CT ngày 24/8/2011 của UBND tỉnh 2012 TT LĐ xuất sắc 2225/QĐ-CT ngày 06/9/2012 của UBND tỉnh

(Nguồn: Tổ Giáo vụ, Trung tâm GDTX huyện Vĩnh Tường )

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và qui mô GD&ĐT

Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm thực hiện theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của TTGDTX được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Qui mô GD&ĐT của trung tâm từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013 được thể hiện ở bảng 2.2 như sau:

29

Bảng 2.2: Qui mô GD&ĐT của TTGDTX huyện Vĩnh Tường từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 – 2013 LOẠI HÌNH NĂM HỌC NGHỀ PHỔ THÔNG HƯỚNG NGHIỆP BỔ TÚC THCS BỔ TÚC THPT NGHỀ NGẮN HẠN NGOẠI NGỮ TIN HỌC CỘNG 2008 2009 SÔ LỚP 5 15 4 4 4 32 SỐ HV 200 700 200 200 200 1500 2009 2010 SÔ LỚP 5 15 4 4 4 32 SỐ HV 160 640 160 160 1120 2010 2011 SÔ LỚP 4 14 4 4 26 SỐ HV 160 540 160 160 1020 2011 2012 SÔ LỚP 4 13 4 4 25 SỐ HV 160 400 160 160 880 2012 2013 SÔ LỚP 3 8 3 3 17 SỐ HV 120 320 120 120 680 TỔNG CỘNG SÔ LỚP 21 65 19 19 124 SỐ HV 800 2600 800 800 5000

(Nguồn: Tổ Giáo vụ, Trung tâm GDTX huyện Vĩnh Tường )

2.1.4. Bộ máy tổ chức quản lí

TTGDTX huyện Vĩnh Tường có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Cơ cấu tổ chức của trung tâm gồm các tổ: tổ hành chính - tổng hợp, tổ giáo vụ-dạy nghề, tổ khoa học xã hội, tổ khoa học tự nhiên; mỗi tổ có một tổ trưởng, một tổ phó do giám đốc trung tâm bổ nhiệm.

Tổ chức bộ máy quản lí của TTGDTX huyện Vĩnh Tường được thể hiện bằng sơ đồ 2.1 như sau:

30

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lí của TTGDTX huyện Vĩnh Tường

2.2. Thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT ở TTGDTX huyện Vĩnh Tƣờng

Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT ở TTGDTX huyện Vĩnh Tường, tác giả tiến hành khảo sát bằng phương pháp trưng cầu ý kiến của 100 CBQL, GV đã và đang giảng dạy tại trung tâm và 100 HV đang học hệ bổ túc THPT tại trung tâm về tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT ở TTGDTX huyện Vĩnh Tường theo ba mức độ: rất quan trọng, quan trọng và không quan trọng của các nội dung quản lí. Thông qua kết quả thu được, tiến hành đánh giá bằng cách cho điểm theo mức:

CHI BỘ, CÁC TỔ CHỨC QUẦN

CHÚNG CÁC HỘI ĐỒNG

CỦA TRUNG TÂM GIÁM ĐỐC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

P. GIÁM ĐỐC TỔ GIÁO VỤ TỔ HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN TỔ KHOA HỌC XÃ HÔI CÁC LỚP HỌC Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

31 + Rất quan trọng: 3 điểm;

+ Quan trọng: 2 điểm;

+ Không quan trọng: 1 điểm.

Sau đó áp dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman:

  2 i 2 6 D R 1 N N 1    

Với: R: Hệ số tương quan thứ bậc.

Di: Hiệu hai thứ bậc của hai đối tượng đánh giá thứ i. N: Số nội dung đánh giá (Ở bảng khảo sát N = 10)

Kết quả đánh giá sau khi cho điểm và tính điểm trung bình (X ) được thể hiện trong bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3: Sự quan tâm của CBQL, GV và HV đến tầm quan trọng của các nội dung quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT tại TTGDTX huyện Vĩnh Tường (1 X 3)

Số

TT Các nội dung quản lí

Mức độ quan tâm Di Di2 CBQL& GV (N = 10) HV (N = 10) X Bậc X Bậc 1 Thực hiện chương trình 2,98 1 2,94 1 0 0

2 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 2,80 7 2,81 5 2 4 3 Soạn bài, chuẩn bị bài dạy 2,88 5 2,83 4 1 1

4 Giờ dạy trên lớp 2,92 3 2,88 2 1 1

5 Bồi dưỡng cho HV yếu kém 2,84 6 2,69 7 -1 1

6 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV 2,94 2 2,84 3 -1 1 7 Hoạt động của tổ chuyên môn 2,70 8 2,33 8 0 0 8 Đổi mới phương pháp dạy học 2,16 9 2,19 9 0 0 9 Thi đua dạy tốt, học tốt 2,90 4 2,72 6 -2 4

10 Bồi dưỡng đội ngũ GV 1,92 10 1,91 10 0 0

 2

i

32

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman thì tính được: R = 0,93. Với hệ số tương quan R= 0,93 cho phép kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ, nghĩa là sự quan tâm của CBQL, GV và HV về công tác quản lý hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của trung tâm là thống nhất cao.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.3 được thể hiện bằng biểu đồ 2.1 như sau:

2,98 2,8 2,88 2,92 2,84 2,94 2,7 2,16 2,9 1,92 2,83 2,69 2,84 2,72 2,94 2,81 2,88 2,33 2,19 1,91 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nội dung QL X CBQL&GV Học viên

Biểu đồ 2.1: Sự quan tâm của CBQL, GV và HV đến tầm quan trọng của các nội dung quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT tại TTGDTX huyện Vĩnh Tường

Nội dung quản lí hoạt động giảng dạy của GV gồm những điểm cơ bản sau: soạn bài, lên lớp, dự giờ, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV, bồi dưỡng cho GV, chỉ đạo việc tự bồi dưỡng và kiểm tra. Nội dung quản lí hoạt động học tập của HV gồm: nền nếp tự quản, nền nếp học tập, kế hoạch hưởng ứng các phong trào thi đua, phát động các phong trào thi đua, bồi dưỡng về phương pháp tự học, kĩ năng tự học, tổ chức ngoại khóa, đánh giá tổng kết thi đua, khen thưởng.

33

Qua khảo sát ở bảng 2.3 và biểu đồ 2.1 cho thấy hiện nay công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của trung tâm cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Quản lí thực hiện chương trình + Quản lí thực hiện đổi mới PPDH + Quản lý việc soạn bài và giờ lên lớp + Quản lí việc dự giờ, đánh giá giờ dạy + Quản lí bồi dưỡng đội ngũ GV

+ Quản lí thi đua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quản lí tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cho HV yếu kém

Để đánh giá thực trạng công tác quản lí các nội dung này tại TTGDTX huyện Vĩnh Tường, tác giả tiến hành khảo sát bằng phương pháp điều tra qua phiếu trưng cầu ý kiến các CBQL và GV dựa trên hai tiêu chí nhận thức về tầm quan trọngmức độ thực hiện hiện nay của trung tâm (Phụ lục 1).

- Đối với tiêu chí nhận thức về tầm quan trọng, khảo sát theo ba mức: rất quan trọng, quan trọng, không quan trọng và cho điểm như sau:

+ Rất quan trọng: 3 điểm + Quan trọng: 2 điểm

+ Không quan trọng: 1 điểm

- Đối với tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện hiện nay của trung tâm, khảo sát theo ba mức: tốt, trung bình, chưa tốt và cho điểm như sau:

+ Tốt: 3 điểm

+ Trung bình: 2 điểm + Chưa tốt: 1 điểm

Kết quả đánh giá của 100 CBQL và GV của trung tâm lần lượt đối với từng nội dung chủ yếu thu thập được qua khảo sát như sau:

2.2.1. Quản lí thực hiện chương trình

Bảng 2.4: Nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện việc quản lí thực hiện chương trình GDTX cấp THPT tại TTGDTX huyện Vĩnh Tường , với X : điểm trung bình (1 X 3); N= 100

34 Số

TT Nội dung khảo sát

Nhận thức về tầm quan trọng Đánh giá mức độ thực hiện X Xếp thứ bậc X Xếp thứ bậc 1 Chỉ đạo GV dựa vào chương trình,

SGK, SGV để thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới

3,00 1 2,30 2

2 Hỗ trợ GV dựa vào chuẩn kiến thức - kĩ năng, vào gợi ý phân phối chương trình để điều chỉnh thời lượng phân phối cho phù hợp với đặc điểm của HV

2,92 3 2,18 3

3 Chỉ đạo GV đề xuất việc hạn chế kiến thức hoặc bổ sung kiến thức, hỗ trợ cho các loại đối tượng HV khác nhau: HV khá giỏi, HV yếu, HV là DTTS, …

2,96 2 2,54 1

4 Chỉ đạo GV thực hiện đổi mới PPDH, sử dụng TBDH và đánh giá kết quả học tập của HV

2,84 4 2,12 4

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 33 - 111)