Quản lí thực hiện chương trình

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42 - 45)

Bảng 2.4: Nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện việc quản lí thực hiện chương trình GDTX cấp THPT tại TTGDTX huyện Vĩnh Tường , với X : điểm trung bình (1 X 3); N= 100

34 Số

TT Nội dung khảo sát

Nhận thức về tầm quan trọng Đánh giá mức độ thực hiện X Xếp thứ bậc X Xếp thứ bậc 1 Chỉ đạo GV dựa vào chương trình,

SGK, SGV để thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới

3,00 1 2,30 2

2 Hỗ trợ GV dựa vào chuẩn kiến thức - kĩ năng, vào gợi ý phân phối chương trình để điều chỉnh thời lượng phân phối cho phù hợp với đặc điểm của HV

2,92 3 2,18 3

3 Chỉ đạo GV đề xuất việc hạn chế kiến thức hoặc bổ sung kiến thức, hỗ trợ cho các loại đối tượng HV khác nhau: HV khá giỏi, HV yếu, HV là DTTS, …

2,96 2 2,54 1

4 Chỉ đạo GV thực hiện đổi mới PPDH, sử dụng TBDH và đánh giá kết quả học tập của HV

2,84 4 2,12 4

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.4 có thể thấy:

- Nhận thức về tầm quan trọng: CBQL và GV của trung tâm đã nhận thức được công tác quản lí thực hiện chương trình GDTX cấp THPT tại TTGDTX là rất quan trọng. Bởi vì:

+ Mục tiêu của GDTX cấp THPT nhằm giúp HV củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông; có những hiểu biết về tiếng Việt, toán, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; giúp HV làm tốt hơn những công việc đang làm hoặc có thể tiếp tục học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học.

+ Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả

35

thi của chương trình; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.

+ Phương pháp GDTX cấp THPT phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng các phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

+ Đối tượng của GDTX cấp THPT là thanh niên và người lớn không có điều kiện học ở các trường THPT.

Điều này được thể hiện ở kết quả nhận thức của CBQL và GV về các nội dung của công tác quản lí thực hiện chương trình đều có điểm trung bình

X cao (từ 2,84 đến tuyệt đối là 3). - Đánh giá mức độ thực hiện:

+ Việc thực hiện công tác quản lí chương trình ở trung tâm được thực hiện tốt ở nội dung chỉ đạo GV đề xuất việc hạn chế kiến thức hoặc bổ sung kiến thức, hỗ trợ cho các loại đối tượng học HV khác nhau: HV khá giỏi, HV yếu, HV là người DTTS, ... (Có X = 2,54, xếp bậc 1/4);

+ Các nội dung: chỉ đạo GV dựa vào chương trình, SGK, SGV để thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới; hỗ trợ GV dựa vào chuẩn kiến thức - kĩ năng, vào gợi ý phân phối chương trình để điều chỉnh thời lượng phân phối cho phù hợp với đặc điểm của HV; chỉ đạo GV thực hiện đổi mới PPDH, sử dụng TBDH và đánh giá kết quả học tập của HV hiện nay trung tâm thực hiện ở mức độ trung bình (X từ 2,12 đến 2,30).

Công tác quản lí thực hiện chương trình ở trung tâm là rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng quản lí hoạt động dạy học, trung tâm cần nâng cao chất lượng quản lí thực hiện chương trình đối với các nội dung còn thực hiện ở mức độ trung bình.

Sự nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện việc quản lí thực hiện chương trình GDTX cấp THPT tại TTGDTX huyện Vĩnh Tường được thể hiện bằng biểu đồ 2.2 như sau:

36 3 2.92 2.96 2.84 2.3 2.12 2.54 2.18 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 Nhận thức về tầm quan trọng Đánh giá mức độ thực hiện

Biểu đồ 2.2: Nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện việc quản lí thực hiện chương trình GDTX cấp THPT tại TTGDTX huyện Vĩnh Tường

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42 - 45)