Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 87 - 111)

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX huyện Vĩnh Tường được tổng hợp ở bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2: Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX

huyện Vĩnh Tường (n = 50) STT Biện pháp quản lí Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cấn thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi 1

Xây dựng và thực hiện các qui định nội bộ trên cơ sở vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, các qui định của các cấp quản lí vào điều kiện thực tế của trung tâm

100 100

2 Đổi mới quản lí hoạt động dạy

học 98 2 70 30

3 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

cho đội ngũ giáo viên 92 8 84 16 4 Tăng cường quản lí hoạt động

học tập của học viên 96 4 60 40 5 Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và

kĩ năng cho học viên yếu kém. 94 6 80 20

6

Xây dựng cơ chế quản lí phù hợp để kích thích, động viên, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên

79

Từ bảng 3.2 tiến hành cho điểm như sau: - Tính cần thiết

+ Rất cần thiết: 3 điểm; + Cần thiết: 2 điểm; + Chưa cần thiết: 1 điểm - Tính khả thi

+ Rất khả thi: 3 điểm; + Khả thi: 2 điểm; + Chưa khả thi: 1 điểm

Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX huyện Vĩnh Tường sau khi cho điểm và tính trung bình (X ), được thể hiện ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3: Tổng hợp thứ bậc đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX

huyện Vĩnh Tường (1 X 3) STT Các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi X Xếp thứ bậc X Xếp thứ bậc 1

Xây dựng và thực hiện các qui định nội bộ trên cơ sở vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, các qui định của các cấp quản lí vào điều kiện thực tế của trung tâm

3,00 1 3,00 1

2 Đổi mới quản lí hoạt động dạy học 2,98 2 2,70 4

3 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV 2,92 5 2,84 2 4 Tăng cường quản lí hoạt động học tập của HV 2,96 3 2,60 5

80

5 Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho

HV yếu kém. 2,94 4 2,80 3

6 Xây dựng cơ chế quản lí phù hợp để kích thích,

động viên, tạo động lực cho đội ngũ GV 2,90 6 2,52 6

Qua bảng 3.2 và bảng 3.3 có thể thấy: có 100% CBQL và GV thống nhất đánh giá cao mức độ cần thiết và khả thi của 6 biện pháp quản lí được đề xuất. Kết quả phản ảnh cả 6 biện pháp đều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay (có X từ 2,92 đến điểm tuyệt đối là 3). Về mức độ khả thi thì biện pháp “Xây dựng các qui định nội bộ trên cơ sở vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, các qui định của các cấp quản lí vào điều kiện thực tế của trung tâm” được đánh giá cao nhất (X = 3), tiếp đó là biện pháp “Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên " (X = 2,84) và biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho học viên yếu kém” (X = 2,80). Các biện pháp: “Quản lí hoạt động học tập của học viên”, “Đổi mới quản lí hoạt động dạy học” và “Có cơ chế quản lí phù hợp để kích thích, động viên, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên” cũng được đánh giá mức độ khả thi tương đối cao (có X từ 2,52 đến 2,70).

Nhìn chung, các biện pháp quản lí được đề xuất đều được đánh giá có mức độ cần thiết và mức độ khả thi cao. Điều đó cho thấy các CBQL và GV có quan điểm thống nhất cao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX huyện Vĩnh Tường mà tác giả đề xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết chƣơng 3

Căn cứ vào lí luận đã trình bày ở chương 1, kết quả nghiên cứu thực trạng đã trình bày ở chương 2 và định hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020, định hướng phát triển của TTGDTX huyện Vĩnh Tường trong thời gian

81

tới, tác giả luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX huyện Vĩnh Tường là:

- Xây dựng các qui định nội bộ trên cơ sở vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, các qui định của các cấp quản lí vào điều kiện thực tế của trung tâm;

- Đổi mới quản lí hoạt động dạy học;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên; - Tăng cường quản lí hoạt động học tập của học viên;

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho học viên yếu kém;

- Có cơ chế quản lí phù hợp để kích thích, động viên, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.

Các biện pháp đề xuất có quan hệ biện chứng với nhau, tác dụng hổ trợ nhau. Qua khảo nghiệm, cả 6 biện pháp đề xuất đều được các CBQL và GV có kinh nghiệm đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về quản lí, quản lí TTGDTX, hoạt động dạy học, quản lí hoạt động dạy học, chức năng và phương tiện quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT ở TTGDTX, đặc điểm của học

82

viên hệ bổ túc THPT. Những cơ sở lí luận này đã định hướng tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT ở TTGDTX huyện Vĩnh Tường.

Thông qua phân tích kết quả nghiên cứu, luận văn đã nêu lên một cách khái quát tình trạng chung về công tác quản lí hoạt động dạy học của TTGDTX huyện Vĩnh Tường. Đặc biệt, luận văn đã chỉ ra đúng thực trạng quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX huyện Vĩnh Tường.

Qua kết quả điều tra, có thể nói rằng công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX huyện Vĩnh Tường trong thời gian qua đã đạt được một số thành tích nhất định và đã thực sự góp phần đưa hoạt động của trung tâm đi vào nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như: Việc xây dựng các qui định cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, các qui định của các cấp quản lí chưa phù hợp với điều kiện thực tế của trung tâm; việc cải tiến, đổi mới phương pháp quản lí còn chậm; việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên chưa được chú trọng; quản lí hoạt động học tập của học viên còn lỏng lẻo; chưa tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo kiến thức và kĩ năng cho học viên yếu kém; chưa có cơ chế quản lí phù hợp để kích thích, động viên, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên đạt chất lượng mà xã hội mong muốn.

Từ nghiên cứu lí luận và thực trạng, để quản lí có hiệu quả hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX huyện Vĩnh Tường trong thời gian tới tác giả luận văn đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lí là:

- Xây dựng các qui định nội bộ trên cơ sở vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, các qui định của các cấp quản lí vào điều kiện thực tế của trung tâm;

- Đổi mới quản lí hoạt động dạy học;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên; - Tăng cường quản lí hoạt động học tập của học viên;

83

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho học viên yếu kém;

- Có cơ chế quản lí phù hợp để kích thích, động viên, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.

Mỗi biện pháp đều nói rõ sự cần thiết và mục đích của biện pháp, nội dung và cách thức thực hiện biện pháp và các điều kiện để thực hiện biện pháp.

Qua khảo nghiệm, các biện pháp đề xuất đều được các CBQL và GV có kinh nghiệm đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Tác giả hi vọng luận văn sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học của TTGDTX huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Kiến nghị

Để công tác quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT ở TTGDTX ngày một tốt hơn đồng thời phát huy tác dụng của các biện pháp mà luận văn đã đề xuất đối với việc quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc THPT của TTGDTX huyện Vĩnh Tường trong thời gian tới, tác giả luận văn có một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

- Ban hành kịp thời các văn bản về quản lí TTGDTX; nhất là cần có bộ SGK, SGV riêng theo chương trình chuẩn dành cho hệ bổ túc THPT; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có chính sách động viên, khuyến khích CBQL, GV công tác ở các TTGDTX gắn bó với sự nghiệp GDTX;

- Định kì tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho CBQL và GV giảng dạy hệ bổ túc THPT tại các TTGDTX.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc

- Tăng cường đầu tư xây dựng CSVC và tăng cường kinh phí ngân sách cấp thường xuyên hàng năm cho TTGDTX;

- Có chế độ khuyến khích, động viên HV thuộc đối tượng chính sách, HV là người DTTS;

84

- Có chính sách động viên, khuyến khích CBQL, GV công tác lâu dài ở các TTGDTX;

- Phân luồng ho ̣c sinh sau tốt nghiệp THCS phù hợp và cân đối chỉ tiêu tuyển sinh hê ̣ bổ túc THPT cho các trường chuyên nghiê ̣p đó ng trên đi ̣a bàn và các Trung tâm GDTX một cách hợp lý để đảm bảo các trung tâm GDTX có thể tuyển đủ chỉ tiêu hàng năm.

2.3. Đối với Trung tâm GDTX huyện Vĩnh Tường

- Củng cố bộ máy tổ chức và phát huy tốt vai trò của Tổ khoa học tự nhiên và Tổ khoa học xã hội;

- Huy động mọi nguồn lực để xây dựng đội ngũ CBQL và GV, tăng cường trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng và phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân huyện Vĩnh Tường ;

- Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và mạng lưới hợp tác trong cộng đồng để trung tâm không chỉ là cơ sở giáo dục mà còn là trung tâm văn hóa của địa phương.

- Đặc biệt chú trọng tổ chức bổ túc kiến thức và phụ đạo kịp thời cho các HV theo trình độ và nhu cầu của HV;

- Khen thưởng đô ̣ng viên ki ̣p thời đối với cán bô ̣ giáo viên và học viên có thành tích.

Luâ ̣n văn “Quản lý hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông của ở Trung tâm GDTX huyê ̣n Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh phúc’’ tuy đã được đầu tư, tìm tòi nghiên cứu song không thể tránh khỏi những thiếu sót , hạn chế về khả năng và điều kiện nghiên cứu của tác giả . Tác giả mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia để đề tài có tính thực tiễn và tính khả thi cao hơn./.

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành TƢ Đảng (2009), Kết luận 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.

2. Đặng Quốc Bảo (2009), “Chỉ đạo xây dựng, phát triển cơ sở vật chất và quản lí công tác tài chính của trường trung học phổ thông”, Tài liệu tập huấn Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường trung học phổ thông. Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông - Bộ GD & ĐT, Hà Nội, 6 - 2009, tr. 194-210.

3. Ninh Văn Bình (2007), Biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Chiến lược và Phát triển chương trình, Hà Nội. 4. Phạm Khắc Chƣơng (2007), Lí luận quản lí giáo dục đại cương, Giáo

trình dùng cho học viên cao học Quản lí giáo dục. Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Vũ Ngọc Hải (2008), Tập bài giảng Quản lý nhà nước về giáo dục. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

7. Nguyễn Kế Hào (2006), Tư duy giáo dục, Giáo trình dùng cho học viên cao học Quản lí giáo dục. Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

8. Bùi Minh Hiền (2006),Quản lí giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 9. Bùi Minh Hiền (2008), Lịch sử giáo dục Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm,

Hà Nội.

10. Học viện quản lý giáo dục (2006), Giáo trình Phần III Quản lý giáo dục và đào tạo (Chương trình dùng cho CBQL trung tâm GDTX ), Hà Nội. 11. Học viện quản lý giáo dục (2006),Giáo trình Phần III - Phần IV Quản lý

giáo dục và đào tạo, Kiến thức chuyên biệt (Chương trình dùng cho CBQL trung tâm GDTX ), Hà Nội.

86

12. Hà Văn Hùng (2006), Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ Quản lí giáo dục khóa 14, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Phan Minh Khoa (2006), Các biện pháp quản lí ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ Quản lí giáo dục khóa 14, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

14. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục.

Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Luật Giáo dục (2005 ), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2008.

16. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình Giáo dục học tập 1. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

17. Bùi Văn Quân (2007), Đề cương bài giảng Lập kế hoạch trong quản lý giáo dục (Kế hoạch, chiến lược và chính sách giáo dục), Giáo trình dùng cho học viên cao học Quản lí giáo dục. Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 18. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tổng kết năm

học 2012- 2013 Số: 296/SGDĐT-VP, Vĩnh Phúc, ngày 25 tháng 8 năm 2013, Vĩnh Phúc .

19. Nguyễn Chí Thanh (2007), Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Luận văn thạc sỹ Quản lí giáo dục khóa 15, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 20. Trần Trọng Thủy (2003), “Một số đặc điểm nhận thức của người lớn”,

Tạp chí Giáo dục, (Số 67, Tháng 9/ 2003), tr.9-10.

21. Tô Bá Trƣợng (2008), “Về một số khái niệm trong giáo dục thường xuyên”, Tạp chí Giáo dục, (Số 186, Kì 2- 3/2008), tr. 19-21.

22. Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới (Tái bản lần thứ nhất). Nxb Giáo dục, Hà Nội.

87

24. Trịnh Minh Tứ (2004), “Giáo dục thường xuyên góp phần xây dựng xã hội học tâp”, Tạp chí Giáo dục, (Số 76, Tháng 1/ 2004), tr. 11.

25. Lê Thuận Vƣợng (2003), “Giáo dục thường xuyên ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, (Số 63, Tháng 7/ 2003), tr. 8.

88

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Tường, ngày 10 tháng 9 năm 2013

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lí, giáo viên)

Để tăng cường quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông (THPT), góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 87 - 111)