Định hướng phát triển GD&ĐT và các yêu cầu thực tế mới nảy sinh

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67 - 68)

GDTX có vai trò quan trọng trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cho Tổ quốc và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định phải: “Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [5; tr. 206-207].

Kết luận số 242-TB/T.Ư ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020 đã xác định: “phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [1].

Để thực hiện được mục tiêu phát triển GD&ĐT trong thời kì mới, cần phải đặc biệt chú ý phát triển GDTX để tạo cơ hội cho nhiều đối tượng được học tập; đổi mới cơ bản công tác quản lí và tổ chức giáo dục; xây dựng hệ thống giáo dục nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập suốt đời theo hướng thiết thực, hiện đại, gắn chặt với yêu cầu của xã hội.

Đề án qui hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 xác định sẽ phổ cập giáo dục THPT trong độ tuổi đạt 80%. TTGDTX

59

huyện Vĩnh Tường có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu đó tại huyện Vĩnh Tường. Để thực hiện được mục tiêu cần phát triển TTGDTX nhằm tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; giúp người học có kiến thức, kĩ năng thiết thực để có thể tiếp tục tham gia các chương trình giáo dục liên thông, đa dạng và đáp ứng được yêu cầu của công việc, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đến đầu năm học 2012- 2013, CBQL của TTGDTX huyện Vĩnh Tường có tuổi đời và tuổi nghề tương đối cao nhưng thực tiễn quản lí TTGDTX chưa nhiều. Đội ngũ GV phần lớn còn trẻ tuổi, có khả năng phát triển tốt nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm dạy học. CSVC - TBDH tuy đã được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa nhưng cũng cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH.

Ngoài những điều đã trình bày ở trên, các biện pháp đề xuất còn cần được bảo đảm tính thực tiễn, tính kế thừa, tính khả thi và tính đồng bộ.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học hệ bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67 - 68)