Thực hiện Hiệp định TRips:

Một phần của tài liệu Vai trò các điều ước quốc tế về hải quan hoặc liên quan đến hải quan trong quá (Trang 77 - 84)

Luật Hải quan có qui định tại điều 57 trong đó:" Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã đợc bảo hộ theo qui định của pháp luật Việt nam có quyền đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu , xuất khẩu mà mình có căn cứ cho rằng có vi phạm là quyền sở hữu trí tuệ." Điều đó có nghĩa là Hải quan Việt nam thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong chừng mực có liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu. Nh vậy hải quan chỉ can thiệp đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá vi phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc vi

phạm bản quyền theo qui định của pháp luật trên cơ sở thẩm quyền đợc pháp luật qui định

Thực tiễn triển khai các biện pháp kiểm soát biên giới của hải quan trong những năm qua cha mang lại kết quả nh mong muốn do các nguyên nhân nh: nhận thức chung của toàn xã hội, của ngay một bộ phận cán bộ hải quan còn hạn chế; hải quan cha có bộ phận chuyên trách ; còn thiếu thông tin; cha có sự hợp tác hoặc quan hệ cần thiết giữa hải quan với chủ sở hữu quyền; phối hợp giữa các cơ quan, lực lợng chuyên ngành cha chặt chẽ,... do đó, trong thời gian tới cần tập trung vào một số khâu sau:

Xây dựng bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ tại cơ quan Tổng cục hải quan cũng nh tại các Cục hải quan địa phơng với trách nhiệm cụ thể và các thẩm quyền cần thiết. Trang bị các thiết bị thông tin đảm bảo thông tin nhanh chóng, kịp thời trong nội bộ cũng nh với các cơ quan chuyên trách nh Cục Sở hữu công nghiệp, Cục Bản quyền, các sở khoa học, công nghệ và môi trờng cũng nh sở Văn hoá Thông tin ở các tỉnh thành phố. Xây dựng cơ sở dữ liệu đảm bảo cho việc theo dõi so sánh việc xuất nhập khẩu hàng hoá có nhãn hiệu hay bản quyền đã đăng ký và đã có yêu cầu hải quan bảo hộ.

Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Thiết lập các quan hệ công tác chặt chẽ với các cơ quan khác trong hệ thống Sở hữu Trí tuệ, đặc biệt với cục Sở hữu công nghiệp, cục Bản quyền.

Xây dựng có chế yêu cầu bảo hộ bao gồm cả bảo hộ theo yêu cầu dài hạn và yêu cầu đối với từng vụ việc cụ thể và thiết lập các quan hệ công tác thiết thực với các chủ sở hữu quyền sở hũ trí tuệ giúp cho việc xây dựng và vận hành cơ quan chuyên trách về sở hữu trí tuệ cuả Hải quan có hiệu quả nhất.

Tăng cờng hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ đợc kinh nghiệm của hải quan các nớc và sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế có liên quan trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Kết luận

Hiện đại hóa là yêu cầu và nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trong đó mỗi ngành, mỗi cấp phải tự đổi mới, hoàn thiện mình, tiến hành những bớc đi thích hợp để trớc hết là hiện đại hóa ngành mình và sau là đóng góp vào công cuộc hiện đại hóa chung vì sự phát triển của đất nớc.

Nhận thức rõ ý nghĩa và trách nhiệm của mình, ngành Hải quan Việt nam đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp trên bình diện rộng, thực hiện cải cách đổi mới thủ tục hải quan và đã đạt đợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Luật Hải quan có hiệu lực từ 1/1/2002 là sản phẩm kết tinh các thành tựu đạt đợc trong suốt quá trình đổi mới và cải cách của ngành hải quan nói riêng và cả nớc nói chung trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Là thành viên của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), tham gia một số công ớc quan trọng về hải quan, Hải quan Việt Nam đã có điều kiện tham khảo sâu hơn nhiều nội dung các công ớc về hải quan hoặc liên quan đến hải quan, tạo thuận lợi cho ngành tham gia vào các hoạt động hải quan trong khu vực và trên thế giới. Những kết quả tích cực đạt đợc từ việc tham gia các công ớc nh Công ớc Thành lập Hội đồng Hợp tác Hải quan, Công ớc Kyoto, Công ớc HS, Công ớc về ma túy,.. đã khẳng định Hải quan Việt Nam đang đi đúng đờng.

Thông qua việc tham gia những công ớc quốc tế về hải quan, Hải quan Việt nam đã xây dựng và mở rộng quan hệ quốc tế song phơng và đa phơng với nhiều nớc và khu vực hải quan trên thế giới. Điều đó giúp cho Việt Nam thêm nhiều cơ hội có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với Hải quan các nớc, đồng thời cũng là cơ hội để Hải quan Việt Nam chứng tỏ vị thế và vai trò tích cực của mình trong khu vực và trên diễn đàn quốc tế về Hải quan.

Tuy nhiên, để thực sự hội nhập với cộng đồng Hải quan Thế giới, Hải quan Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm, mà nghiên cứu vai trò các điều ớc quốc tế về hải quan hoặc liên quan đến hải quan là một trong những công việc cấp thiết, nhằm đa ra đợc những đánh giá khách quan, đề xuất những bớc đi thích hợp cho ngành trong việc tiếp tục, sẽ tham gia những công ớc nào cho có lợi nhất, phù hợp với định hớng hiện đại hóa ngành Hải quan.

Hy vọng với một số đề xuất trình bày trong bài viết sẽ góp một phần nhỏ bé vào công cuộc hiện đại hóa, xây dựng ngành Hải quan Việt nam trở thành một lực lợng chuuyên nghiệp, có chuyên môn sâu, hiện đại, có uy tín trên diễn đàn Hải quan khu vực và thế giới, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa đất nớc và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trờng quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò các điều ước quốc tế về hải quan hoặc liên quan đến hải quan trong quá (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w