Phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông Nguyễn Du - Thanh Oai thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia (Trang 54 - 57)

Phương pháp giảng dạy của giáo viên nhằm thực hiện các yêu cầu cụ thể là giúp học sinh thiết lập mục đích và mục tiêu học tập, lập kế hoạch học tập của cấp học. Học hỏi cách chủ động tiếp cận, tương tác, thực hành và đào sâu kiến thức, kỹ năng mới và cốt lõi một cách hiệu quả. Biết tư duy độc lập, từ đó có suy nghĩ sáng tạo để giải quyết các vấn đề của các kiến thức và của đời sống lao động hàng ngày. Tự nhận định, đánh giá sự tiến bộ của mình trong học tập, từ đó có kế hoạch cụ thể để hoàn thiện phương pháp học tập, nhằm đạt được mục tiêu của mình trong rèn luyện kỹ năng và trong các kỳ thi tuyển.

Tuy nhiên, việc tiếp cận về đổi mới phương pháp còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, một số giáo viên trong quá trình thực hiện còn ngại khó, ít tìm tòi, học hỏi, chưa có tâm huyết với nghề, kỹ năng sử dụng CNTT yếu. Một điều đáng lưu ý là qua dự giờ thăm lớp cho thấy, phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp học tập của học sinh trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai còn thiếu tính đa dạng. Cách dạy của giáo viên còn nặng về nhồi nhét kiến thức cho học sinh, giáo viên chưa kiên trì và nhất quán thực hiện việc hướng dẫn học sinh tự rèn luyện ý thức và phương pháp tự nghiện cứu, tự học tập.

Qua phỏng vấn 100 em học sinh trong trường về mức độ hứng thú học tập theo phương pháp đổi mới (phiếu phỏng vấn xem phụ lục số 2): có 70% rất hứng thú, 25% hứng thú, còn lại 5% là chưa hứng thú. Qua trao đổi với môt số giáo viên số 30% hứng thú và chưa hứng thú trong học tập, nguyên nhân chính là các em chưa nắm vững được phương pháp học tập, chưa tự tin, do bị hổng kiến thức, không chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức.

Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng trong công tác quản lí. Hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh, tác động đến việc vận dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và nội dung chương trình sách giáo khoa đã giảm tải, đồng thời nó ảnh hưởng đến năng lực, tinh thần học tập, trách nhiệm của người giáo viên. Người hiệu trưởng có các biện pháp quản lí việc đổi

mới phương pháp dạy học của giáo viên phù hợp sẽ đảm bảo được nguyên tắc, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nhưng thực tế cho thấy hiệu quả của đổi mới phương pháp không được như mong muốn.

Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu khảo sát về tính hiệu quả của các phương pháp dạy học phổ biến hiện nay

Các phƣơng pháp dạy học phổ biến

Ý kiến của CBQL

(25 ngƣời) Ý kiến của GV (90 ngƣời) TĐ e(x) Thứ

hạng TĐ e(x) Thứ hạng

Điểm trung bình 1037 2,96 4929 3,91

+ Phương pháp thuyết trình: 90 3,6 2 368 4,09 2

+ Phương pháp vấn đáp (đàm thoại) 92 3,68 1 370 4,11 1

+ Phương pháp trình bày trực quan 74 2,96 8 352 3,91 7

+ Phương pháp quan sát 65 3,12 5 343 3,81 11

+ Phuơng pháp luyện tập 80 3,2 4 358 3,98 4

+ Phương pháp ôn tập 44 3,36 3 362 4,02 3

+ Phương pháp công tác độc lập 34 3,08 6 355 3,94 5

+ Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và các tài liệu sách báo khác

40 2,96 8 352 3,91 7

+ Phương pháp công tác thí nghiệm, công tác thực hành

32 2,8 11 348 3,87 10

+ Phương pháp dạy học quy nạp và suy diễn

45 3,08 6 355 3,94 5

+ Phương pháp giải thích – minh hoạ 38 2,96 8 352 3,91 7

+ Phương pháp dạy học tái hiện 35 2,44 12 339 3,77 12

+ Phương pháp trình bày có tính vấn đề 35 2,36 14 337 3,74 14

+ Phương pháp có tính chất nghiên cứu 33 2,4 13 338 3,76 13

Qua số liệu quan sát từ bảng trên đây ta thấy hai nhóm khảo sát đều cho rằng phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp được sử dụng thường xuyên hơn cả và đều được thực hiện tốt nhất, nhóm CBQL đánh giá phương pháp vấn đáp đạt 3,68 điểm (mức gần khá) xếp thứ bậc cao nhất, nhóm GV đánh giá 4,11 cũng xếp thứ bậc tương tự. Dễ thấy rằng đó là phương pháp dễ thực hiện nhất và phù hợp với điều kiện thực tế đáp ứng được nhu cầu học để thi đỗ vào một trường chuyên nghiệp nào đó.

Phương pháp trình bày có tính vấn đề được cả hai nhóm cho rằng GV thực hiện kém nhất đều xếp bậc 14 điều này có thể lý giải rằng để thực hiện tốt phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững nghiệp vụ sư phạm, chuẩn bị bài trước rất kỹ lưỡng, đối tượng học sinh phải có khả năng tiếp thu tốt và say mê học tập, các điều kiện khác đảm bảo cho phương pháp thực hiện được phải có sẵn và thuận tiện sử dụng. Tuy nhiên đó là những khó khăn của thực tế không dễ gì một sớm một chiều khắc phục được.

Mặt khác ở đây cũng cần phải xem xét yếu tố nào tác động đến đổi mới PPDH, cái gì là lực cản cho đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, thực chất của quá trình đổi mới phương pháp ở mức nào.

Bảng 2.5: Tổng hợp số liệu khảo sát liên quan đến phương pháp dạy học

Nội dung

Ý kiến của CBQL

(25 ngƣời) Ý kiến của GV (90 ngƣời)

TĐ e(x) hạng Thứ TĐ e(x) hạng Thứ - Tính thực chất, hiệu quả việc GV tiến

hành đổi mới phương pháp dạy học 28 2,92 9 351 3,9 8

- Mức độ sử dụng đồ dùng dạy học, giáo

cụ trực quan của giáo viên khi lên lớp 33 3,12 6 356 3,96 5

- Khả năng đáp ứng của các phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học của

trường cho GV khi giảng dạy 40 3,16 4 351 3,9 8

- Mức độ ứng dụng CNTT vào các bài

giảng của GV 39 3,2 3 358 3,98 3

- Nhận thức của GV về sự cần thiết

phải đổi mới PPDH 34 3,16 4 357 3,97 4

- Năng lực của GV đảm bảo biết vận

dụng các PPDH phù hợp 33 3,12 6 356 3,96 5

- Việc phân hóa học sinh (chia lớp) phù

hợp với các PPDH phổ biến hiện nay 42 3,48 2 365 4,06 2

- Việc tổ chức thi giáo viên giỏi có tác dụng tới đổi mới và vận dụng các PPDH phù hợp

90 3,6 1 368 4,09 1

- Tính hiệu quả của các phương pháp

dạy học phổ biến hiện nay 1037 2,96 8 4929 3,91 7

Qua số liệu ở bảng trên đây chúng ta đều thấy rằng việc tổ chức thi giáo viên giỏi có tác dụng tới đổi mới và vận dụng các PPDH phù hợp được hai nhóm đánh giá cao nhất, nhóm CBQL cho 3,6, nhóm GV cho 4,09. Điều này chứng tỏ đổi mới phương pháp chưa là nhu cầu tự thân của mỗi GV khi hàng ngày giảng dạy, nó chỉ được thực hiện tốt nhất cho các kỳ thi GV giỏi bởi trong mỗi kỳ thi đó tay nghề giáo viên được bộc lộ và chú ý nhiều nhất, danh tiếng lẫn lợi ích kinh tế và lợi ích phi kinh tế khiến GV phải thực hiện tốt nhất tay nghề của mình có thể thấy nó là động lực cốt lõi cho người GV thực hiện đổi mới PPDH.

Khả năng đáp ứng của các phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học của trường cho GV khi giảng dạy được nhóm GV cho là kém nhất đánh giá mức 3,9 xếp bậc 8, nhưng nhóm CBQL lại đánh giá khác, họ lại cho rằng mức độ sử dụng đồ dùng dạy học, giáo cụ trực quan của giáo viên khi lên lớp và năng lực của GV đảm bảo biết vận dụng các PPDH phù hợp là yếu nhất họ xếp tiêu chí này đứng bậc 6. Điều này dẫn đến mâu thuẫn về nhận định những lực cản của quá trình đổi mới PPDH, lý do là; phía CBQL thấy rằng mặc dù các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH đã đủ nhưng GV vẫn khó thực hiện đổi mới PPDH nhưng phía GV thường tâm lý họ không muốn nhận trách nhiệm của việc đổi mới PPDH kém hiệu quả do họ mà lỗi đó do phía nhà trường mang lại, điều kiện CSVC, điều kiện khách quan đem lại.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông Nguyễn Du - Thanh Oai thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)