Tác động của Hiệu trưởng tới học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông Nguyễn Du - Thanh Oai thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia (Trang 71 - 76)

Bảng 2.21: Tổng hợp số liệu khảo sát liên quan đến đánh giá các biện pháp tác động của Hiệu trưởng đến học sinh

Biện pháp tác động của HT đến học sinh

Ý kiến của CBQL (25 ngƣời) Ý kiến của GV (90 ngƣời) TĐ e(x) Thứ hạng TĐ e(x) Thứ hạng a. Giáo dục trí tuệ:

1. Đánh giá, phân loại chất lượng học sinh

từng lớp đầu năm, giữa năm, cuối năm. 94 3,76 4 280 3,11 2

2. Quản lý nề nếp học, xây dựng nội quy,

kỷ luật 113 4,52 3 270 3 10

3. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá

HS 82 3,28 15 268 2,98 13

4. Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi 94 3,76 4 280 3,11 2

5. Tổ chức phù đạo học sinh yếu, kém 120 4,8 1 300 3,33 1

b. Giáo dục truyền thống, pháp luật

1. Nói chuyện dưới cờ 114 4,56 2 276 3,07 5

2. Thi tìm hiểu (bài viết) 88 3,52 8 274 3,04 6

3. Thi tiểu phẩm, trò chơi 83 3,32 13 269 2,99 11

c. Giáo dục Lao động và hướng nghiệp

1. GD trong giờ sing họat 85 3,4 12 271 3,01 9

2. Tổ chức lao động 62 2,48 16 248 2,76 14

3. Tham quan thực tế, tư vấn hướng

nghiệp 83 3,32 13 269 2,99 11

d. Giáo dục thể chất, vệ sinh, môi trường

1. Họat động VH-VN-TT nội khóa 86 3,44 10 272 3,02 8

2. Họat động TDTT ngoại khóa 92 3,68 7 278 3,09 4

3. Đẩy mạnh họat động tư vấn, khám sức

khỏe định kỳ 59 2,36 17 246 2,73 15

e. Giáo dục thẩm mỹ

1. Tổ chức các câu lạc bộ sở thích 59 2,36 17 230 2,56 18

2. Sinh họat văn nghệ hàng tháng, hội diễn 93 3,72 6 235 2,61 17

3. Đa dạng hình thức thi tìm hiểu, giao lưu 86 3,44 10 238 2,64 16

Điểm trung bình các ý kiến 3,5 2,97

Bảng 2.22: Tổng hợp số liệu khảo sát liên quan đến đánh giá các nhóm biện pháp tác động của Hiệu trưởng đến học sinh

Nhóm tác động của HT đến học sinh Ý kiến của CBQL (25 ngƣời) Ý kiến của GV (90 ngƣời) TĐ e(x) Thứ hạng TĐ e(x) Thứ hạng a. Giáo dục trí tuệ: 590 3,93 1 1671 3,09 1

b. Giáo dục truyền thống, pháp luật 285 3,8 2 819 3,03 2

c. Giáo dục Lao động và hướng nghiệp 230 3,07 5 788 2,92 4

d. Giáo dục thể chất, vệ sinh, môi trường 237 3,16 4 796 2,95 3

e. Giáo dục thẩm mỹ 238 3,17 3 703 2,6 5

Biện pháp thứ nhất – Giáo dục trí tuệ:

- Đánh giá phân loại chất lượng học sinh thường xuyên: Giáo dục trí tuệ là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đặt ra trong hoạt động dạy và học. Để thực hiện tốt hoạt động này, có nhiều cách làm khác nhau, qua phiếu thăm dò ý

kiến đưa ra thì nhóm CBQL đều nhất trí cho rằng, việc kiểm tra đánh giá phân loại chất lượng học sinh thường xuyên được tổ chức thực hiện hiệu quả nhất , ý kiến của GV trong trường cũng đều thống nhất như vậy (Điểm TB tương ứng là 3,93; 3,09 cùng xếp bậc 1). Đây là biện pháp cần được duy trì đều đặn và phát huy tốt hơn nữa trong thời gian tới

- Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá và phương pháp học cho HS: Để làm tốt điều này, các ý kiến cho rằng cần có những tiêu chí đánh giá phù hợp và yêu cầu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, người thày giáo phải chú trọng hơn việc hướng dẫn học sinh đổi mới cách học theo hướng tăng tính độc lập suy nghĩ, khả năng tư duy sáng tạo, năng động, gắn kiến thức học tập được với hiện tượng thực tế ngoài xã hội, trong cuộc sống hàng ngày. Phương pháp kiểm tra đánh giá là đòn bẩy định hướng cho đổi mới phương pháp dạy của GV và phương pháp học của học sinh. Hơn nữa, phương pháp học của học sinh là hệ quả tất yếu từ phương pháp dạy của GV, đổi mới phương pháp học của học sinh thông qua quá trình đổi mới phương pháp dạy học.

- Chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phù đạo học sinh yếu kém: Các ý kiến của các nhóm khách thể điều tra đều đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất so với các biện pháp khác (phụ đạo học sinh yếu kém được hai nhóm xếp bậc 1) điều này được thực hiện thuận lợi bởi trong số học sinh qua khảo sát đánh giá đã được phân loại kỹ và chia lớp theo năng lực tiếp thu kiến thức. Mặt khác nhu cầu dạy thêm, học thêm. được đáp ứng kịp thời và nhà trường đã tổ chức, quản lý chặt chẽ khoa học nên đã có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động trên hiệu quả hơn. Qua đó thấy rằng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phù đạo học sinh yếu kém đã thực hiện có hiệu quả và cần được duy trì phát huy tốt hơn

Biện pháp thứ hai – Giáo dục truyền thống, pháp luật:

Đây là vấn đề đang được chú ý đưa vào trong công tác GD của các nhà trường hiện nay. Nhà trường đã chú ý thực hiện tốt thông qua hình thức nói chuyện dưới cờ và tham gia thi tìm hiểu. Song hình thức này còn thực hiện theo phương pháp truyền thống là diễn thuyết và chép lại các phương pháp khác cũng

đã thực hiện nhưng tần suất rất thấp, nên tính thu hút học sinh còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Một hướng mới đang được đề ra là giáo dục thông qua các hoạt động chơi mà học. Đó là hình thức thi tiểu phẩm, tham gia các trò chơi tìm hiểu. biện pháp này lôi cuốn được đông đảo học sinh, phát huy được nhiều năng lực khác của học trò. Nhưng thực tế việc thực hiện còn chưa tốt, một phần do kinh phí, do điều kiện về CSVC, điều kiện về thời gian nhưng quan trọng chính là chưa sáng tạo được các hình thức tổ chức có sức thu hút cao.

Biện pháp thứ ba – GD lao động, hướng nghiệp và dạy nghề:

GD lao động – hướng nghiệp là một nội dung trong chương trình GD phổ thông. Song kết quả thực hiện được lại rất hạn chế, nhà trường chưa có nội dung và hình thức sinh hoạt hướng nghiệp có hiệu quả, việc tổ chức lao động đối với HS chưa tốt điều này được biểu hiện rõ qua số liệu khảo sát (nhóm CBQL xếp bậc 5/5 với điểm TB là 3,07, nhóm GV đánh giá điểm TB 2,92 xếp bậc 4/5). Điều kiện tổ chức tham quan thực tế khó khăn do chưa thiết lập được mối quan hệ công việc với các cơ sở sản xuất, mặt khác các cơ sở sản xuất đều ngại tiếp, ngại giới thiệu. Tâm lý của đa sô học sinh đều muốn học tiếp học đại học và chưa thấy việc hướng nghiệp là một nhu cầu trước mắt.

Biện pháp thứ tư – GD thể chất, quốc phòng và vệ sinh, môi trường:

Giáo dục thể chất, vệ sinh, môi trường đang là một trong những nội dung được nhà trường triển khai thực hiện ở mức khá . Các hoạt động này đều có sức thu hút lớn với HS và qua tham khảo thêm trực tiếp HS thì các em đều mong muốn có nhiều nội dung tổ chức phong phú hơn. Vấn đề đặt ra đối với CBQL các trường là cân đối quỹ thời gian cho các hoạt động và khai thác kinh phí, CSVC để tổ chức thực hiện. Nhà trường đã duy trì tốt hoạt động y tế học đường, tổ chức khám sức khỏe định kỳ khá hiệu quả.

Biện pháp thứ năm – GD thẩm mỹ:

Đòi hỏi của xã hội về công tác này ngày càng cao, chuẩn về thẩm mỹ đã có nhiều thay đổi và quan niệm khác nhau. Nhà trường đã kết hợp với các tổ

chức Đoàn thanh niên, tổ nữ công tổ chức các cuộc thi như “học sinh thanh lịch”, “nữ sinh và tương lai”, thi “thời trang trẻ”… để thông qua đó thực hiện công tác GD cho học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện thì đây lại là nội dung còn hạn chế, một phần do chưa có nội dung thiết thực, thiếu sự hướng dẫn, chỉ đạo thường xuyên của ngành, mặt khác do không có biên chế giáo viên, việc phân công kiêm nhiệm rất khó khăn.

Qua số liệu khảo sát ta thấy rõ chưa nhất quán trong đánh giá về mức độ thực hiện biện pháp này; nhóm CBQL đánh giá điểm TB 3,17 xếp bậc 3/5 nhưng nhóm GV lại đánh giá trương ứng là 2,6 xếp bậc cuối cùng 5/5. Điều này có thể lý giải như sau phía CBQL thường nhìn nhận hiệu quả qu từng phong trào và các đợt thi đua chủ điểm hoặc theo chỉ đạo từ văn bản cấp trên, tuy nhiên phía GV, người gần gũi học sinh nhất và họ có nhiều quan niệm khác nhau về giáo dục thẩm mỹ (thẩm mỹ phù hợp với văn hóa truyền thống hay phù hợp với thời đại hội nhập) vì thế nên họ có nhiều nhận xét khác nhau thâm chí là mâu thuẫn nhau và đánh giá mức độ thực hiện theo tiêu chí riêng của học

Tóm lại, nhìn chung các biện pháp nêu trên qua số liệu khảo sát cho thấy chúng đều được thực hiện khá đồng bộ mặc dù mức độ có khác nhau. Biện pháp giáo dục trí tuệ được đánh giá là thực hiện tốt hơn cả (xếp bậc 1), xếp bậc cuối là biện pháp GD lao động, hướng nghiệp và dạy nghề. Điều này lý giải được nhận xét chung của xã hội hiện nay về giáo dục là nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, công tác phân luồng học sinh sau phổ thông còn bất cập, tất cả học sinh tốt nghiệp phổ thông đều muốn thi vào đại học gây nên căng thẳng không đáng có trong kỳ tuyển sinh vào đại học cao đẳng. Mặt khác qua quan sát thấy rằng đánh giá học sinh thông qua học lực đã làm cho một só lượng lớn những học sinh học yếu tiếp thu chậm chán nản học tập không muốn đến trường dẫn đến tỷ lệ học sinh bỏ học rất khó giảm

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông Nguyễn Du - Thanh Oai thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)