Nội dung chương trình giảng dạy là văn bản pháp qui của ngành Giáo dục – Đào tạo ban hành, tất cả các cơ sở giáo dục đều phải nghiêm túc tuân thủ mà người trực tiếp thực hiện là đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng không chỉ căn cứ vào đó mà hướng dẫn giáo viên thực hiện đủ nội dung chương trình, không được cắt xén, dồn ép mà còn lấy đó làm căn cứ để kiểm tra, đánh giá.
Tại trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai, nhà trường kiểm tra định kỳ 4 lần trong năm học về việc thực hiện nội dung, chương trình, hồ sơ giáo viên. Ban giám hiệu hàng tuần còn kiểm tra giáo viên thông qua sổ ghi đầu bài của lớp, biên bản họp tổ, nhóm chuyên môn. Việc quản lí nội dung chương trình giảng dạy được các hiệu trưởng thực hiện thông qua các hình thức: Tổ chức phổ biến cho giáo viên nắm vững và thực hiện đúng phân phối nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng môn học và hướng dẫn giảm tải. Tổ chức cho giáo viên học tập các văn bản mới về bổ sung thay đổi. Yêu cầu tổ chuyên môn, giáo viên lập kế hoạch năm học, học kỳ và kiểm tra, duyệt kế hoạch với tổ. Xử lí kịp thời với giáo viên thực hiện chưa đúng theo phân phối chương trình, chuản kiến thức kỹ năng
Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, việc thực hiện chương trình vẫn còn nhiều khó khăn bất cập, nhiều yếu kém khuyết điểm vẫn tồn tại lâu dài mà chưa khắc phục được. Sau khi xin ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện nội dung chương trình dạy học và những lý do khiến nó không thể diễn ra như ý muốn được, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp số liệu khảo sát về thực hiện chương trình dạy học
Nội dung Ý kiến của CBQL (25 người) Ý kiến của GV (90 người)
1. Về chương trình dạy học TĐ e(x) hạng Thứ TĐ e(x) hạng Thứ
- Khả năng cập nhật nội dung chương
trình giảng dạy 80 3,2 4 391 4,34 4
- Tính vừa sức tiếp thu của hs đối với
chương trình hiện hành 73 2,92 7 342 3,8 6
- Mức độ giảm tải của chương trình
đáp ứng với khả năng người học 76 3,04 6 327 3,63 7
- Khả năng đáp ứng được tiến độ
chương trình do Bộ, Sở GD – ĐT đề ra 81 3,24 2 413 4,59 2
- Việc chia lớp để phân hóa học sinh theo năng lực đáp ứng yêu cầu về chương trình các môn học
81 3,24 2 438 4,87 1
- Việc thiết kế phân phối chương trình
đã phù hợp với thực tế nhà trường 89 3,56 1 411 4,57 3
- Việc GV sử dụng chuẩn kiến thức, kỹ
năng môn học 78 3,12 2 354 3,93 5
Điểm trung bình các ý kiến 3,19 4,25
Qua số liệu điều tra trên bảng 2.3 ta thấy cả hai nhóm đều đánh giá chương trình hiện hành là khá nặng so với khả năng tiếp thu của đa số học sinh, hơn nữa việc giảm tải của Bộ GD & ĐT cũng không mạng lại hiệu quả rõ rệt các nhóm đều xếp mục đó hạng 6, hạng 7 và cho điểm ở mức 2,92 (dưới trung bình) nhóm giáo viên đánh giá việc giảm tải là kém hiệu quả và cho điểm ở mức trên trung bình 3,67.
Mặt khác, phía quản lý thì cho rằng hiệu quả nhất là tiêu chí bố trí lại phân phối chương trình được thực hiện tốt nhất (xếp thứ 1) nhưng nhóm giáo viên lại đánh giá nó chỉ ở thứ bậc thứ 3, việc mâu thuẫn này lý giải là; phân phối chương trình đó được biên soạn theo chủ quan nhiều nghiêng về các nhà quản lý chưa thực sự tạo nên sự đồng thuận cao từ phía người thực hiện là giáo viên. Nhóm giáo viên cho rằng việc chia lớp hay phân nhóm học sinh theo năng lực mới là cách tốt nhất để họ thực hiện chương trình hiệu quả (xếp thứ bậc 1 và có điểm TB 4,87)