Tác động của Hiệu trưởng tới chương trình dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông Nguyễn Du - Thanh Oai thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia (Trang 62 - 67)

Bảng 2.17: Tổng hợp số liệu khảo sát liên quan đến đánh giá các tác động của Hiệu trưởng đến chương trình dạy học

Các tác động của HT đến chương trình dạy học

Ý kiến của CBQL

(25 ngƣời) Ý kiến của GV (90 ngƣời)

TĐ e(x) Thứ hạng TĐ e(x)

Thứ hạng

* QL họat động tổ chuyên

môn

- Kiểm tra hồ sơ, giáo án 85 3,4 9 357 3,97 9

- Lên kế hoạch họat động tổ 82 3,28 12 354 3,93 12

- Thống nhất nội dung giảng

daỵ, ôn tập, kiểm tra 75 3 14 347 3,86 14

- Phân công dạy mẫu, dạy HS giỏi, thao giảng, soạn giáo án

mẫu… 70 2,8 16 342 3,8 17

- Ra kiểm tra học kỳ, HS

giỏi… 97 3,88 3 369 4,1 3

- Báo cáo thống kê hàng tháng,

học kỳ, cuối năm 75 3 14 347 3,86 14

- Xây dựng quy chế xử lý vi

phạm 85 3,4 9 357 3,97 9

* Lập kế hoạch chuyên môn

- Lập kế hoạch giảng dạy cả

năm 86 3,44 8 358 3,98 8

- Lập kế hoạch bổ sung theo

học kỳ, tháng, tuần 62 2,48 20 334 3,71 21

* Quản lý việc soạn giáo án 347 3,86 14

- Quy định về khung mẫu 100 4 1 372 4,13 1

- Ký duyệt hàng tuần 88 3,52 5 360 4 5

- Kiểm tra xếp loại 1 lần/học

kỳ 57 2,28 23 329 3,66 24

- Tổ chức soạn giáo án mẫu theo từng dạng bài và những

- Quy định việc sử dụng phương

tiện dạy học, thí nghiệm 58 2,32 21 330 3,67 22

* QL việc sắp xếp thời khóa

biểu

- Gọn giờ cho GV 88 3,52 5 360 4 5

- Khoa học với việc tiếp thu

HS 85 3,4 9 357 3,97 9

* Quản lý giờ lên lớp

- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên

lớp 69 2,76 17 341 3,79 18

- Trực ban đánh giá hàng ngày 46 1,84 24 318 3,53 25

- Tổ chức dự giờ, thao giảng 98 3,92 2 370 4,11 2

- Thanh, kiểm tra giờ dạy 87 3,48 7 359 3,99 7

- Kiểm tra sổ đầu bài, vở ghi

HS… 58 2,32 21 330 3,67 22

* Tổ chức Hội thảo chuyên đề

- Chuyên đề mới, khó 64 2,56 19 336 3,73 20

- Đổi mới phương pháp 65 2,6 18 337 3,74 19

- Dạy bồi dưỡng HS giỏi, HS

yếu kém 97 3,88 3 369 4,1 3

Điểm trung bình các ý kiến 3,1 3,88

Bảng 2.18: Tổng hợp số liệu khảo sát liên quan đến đánh giá các biện pháp chính tác động của Hiệu trưởng đến chương trình dạy học

Các biện pháp tác động của HT đến chương trình dạy học

Ý kiến của CBQL

(25 ngƣời) Ý kiến của GV (90 ngƣời)

TĐ e(x) Thứ hạng TĐ e(x)

Thứ hạng

* QL họat động tổ chuyên môn 569 3,25 2 2473 3,93 2

* Lập kế hoạch chuyên môn 912 3,04 4 5253 3,89 4

* Quản lý việc soạn giáo án 382 3,06 3 2819 3,92 3

* QL việc sắp xếp thời khóa

biểu 173 3,46 1 717 3,98 1

* Quản lý giờ lên lớp 358 2,86 6 1718 3,82 6

* Tổ chức Hội thảo chuyên đề 226 3,01 5 1042 3,86 5

* Biện pháp thứ nhất – QL hoạt động của tổ chuyên môn:

Các khách thể khảo sát đều nhận xét việc kiểm tra hồ sơ, giáo án, lên kế hoạch hoạt động cho tổ chuyên môn, thống nhất các nội dung chuyên môn (ôn

tập, kiểm tra, báo cáo thống kê….) đã thực hiện khá tốt (cả hai nhóm đều xếp bậc 2). Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên viên, CBQL đều cho rằng thực tế thực hiện còn hạn chế (đạt 3,25 điểm), còn CBGV thì lại cho rằng là đã làm tốt (cho 3,93 điểm). Như vậy CBGV cho rằng công tác quản lý mang tính hành chính bàn giấy là khá mạnh tay, họ đều "ngại" bị kiểm tra hồ sơ, sổ sách. Điều đó đặt ra yêu cầu của việc phải có những biện pháp QL thích hợp công tác này. Để đảm bảo nghiêm kỷ luật lao động trong nhà trường thì việc xây dựng quy chế xử lý vi phạm cho phù hợp và thực thi nghiêm minh cần được làm quyết liệt hơn nữa.

* Biện pháp thứ hai – Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạy học:

Qua số liệu khảo sát cho rằng biện pháp này mới thực hiện được ở mức trên trung bình (nhóm CBQL có e(x) = 3,04, nhóm GV cho e(x) = 3,89). Vì vậy để quản lý các giờ lên lớp, HT đều yêu cầu GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân cho cả năm học và cụ thể hóa theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ. Việc này được kiểm tra đánh giá thông qua sổ báo giảng, sổ công tác của mỗi GV. Tuy nhiên hiệu quả công việc còn chưa cao cả hai nhóm khảo sát đều xếp bậc 4

* Biện pháp thứ ba – Quản lý việc soạn bài của GV:

Để QL việc soạn bài của GV có chất lượng cao, các biện pháp được đưa ra là: Quy định khung mẫu bài soạn thống nhất, tổ chức soạn giáo án mẫu đối với từng dạng bài, với những bài khó, bài thao giảng và bài áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, quy định cụ thể những phương tiện dạy học, thí nghiệm tối thiểu bắt buộc phải sử dụng trên lớp. Các biện pháp này, nhóm CBQL có ý kiến là thực hiện còn hết sức hạn chế, mới chỉ đạt trên mức trung bình (nhóm CBQL cho e(x) = 3,06).

Để kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài của GV, thường thực hiện bằng cách ký duyệt giáo án hàng tuần (việc này thường được giao cho tổ trưởng chuyên môn) và tiến hành kiểm tra đánh giá xếp loại mỗi học kỳ một lần (việc xếp loại này là một trong những căn cứ để xét xếp loại thi đua cuối năm của mỗi CB-GV). Nhiều ý kiến cho rằng về các biện pháp quản lý việc soạn bài chuẩn bị bài của giáo viên thì việc phân công tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án hàng tuần là quan trọng nhất, nhằm vừa kiểm tra nội dung bài soạn,

vừa kiểm tra được kiến thức và phương pháp giảng dạy của giáo viên để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn, rút kinh nghiệm thường xuyên, song thực tế làm chưa tốt, còn mang tính hình thức và làm lướt, làm đại khái. Nhưng nhóm GV lại cho rằng họ đã cố gắng làm hết sức mình bởi đó là một thứ lao động sư phạm tốn rất nhiều công sức, điều đó lý giải nhóm GV đánh giá họ đã thực hiện khá tốt e(x) = 3,92.

* Biện pháp thứ tư – Quản lý việc sắp xếp thời khóa biểu:

Sắp xếp thời khóa biểu cho khoa học, hợp lý không chỉ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho HS tiếp thu bài được tốt, mà còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý giờ lao động của GV, tạo điều kiện cho thời gian đầu tư nghiên cứu chuyên môn. Điều này đều được các đối tượng khảo sát cho ý kiến đánh giá cao về mức độ thực hiện. Mọi người đều được thỏa mãn ít nhiều về nhu cầu sắp xếp nên cả hai nhóm được khảo sát đều đánh giá xếp bậc 1.

* Biện pháp thứ năm – Quản lý giờ lên lớp của GV:

Để đánh giá chính xác đội ngũ GV, việc xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp trong mỗi nhà trường là hết sức cần thiết và trên thực tế các trường đều đã làm được ở mức độ trung bình (cả hai nhóm đều đánh giá xếp bậc 6 về mức độ thực hiên). Điều cần quan tâm là thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và đáp ứng kịp thời với những yêu cầu mới.

Một trong những biện pháp QL nền nếp là quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy. Qua điều tra cho thấy HT chỉ đạo GV phải có lịch báo giảng hàng tuần, trực ban đánh giá việc thực hiện nền nếp giảng dạy hàng ngày, các tổ báo cáo tiến độ thực hiện chương trình hàng tháng của các môn và kiểm tra xếp loại theo từng học kỳ, thanh tra chuyên môn theo kế hoạch, đột xuất và dự giờ thao giảng. HT quản lý giờ trên lớp bằng việc quản lý cuả GV, tiến hành kiểm tra việc lập kế hoạch, việc thực hiện kế hoạch qua kiểm tra sổ sách dùng trong toàn trường và của từng GV. HT xây dựng quy chế xử lý vi phạm để thực hiện các quy định nền nếp giảng dạy ra vào lớp, quy định về bài soạn, dự giờ thăm lớp, về tiến độ cho điểm và về quy chế báo cáo định kỳ. Đây là công việc đòi hỏi sự duy trì đều đặn của mỗi giáo viên, sự bền bỉ quyết liệt của nhà quản lý nhưng thực tế khi

triển khai thực hiện còn theo phong trào theo từng sự vụ nên các khách thể điều tra đều đánh giá xếp bậc 6.

Biện pháp thứ sáu – Tổ chức các hội thảo chuyên đề:

+ Giới thiệu chuyên đề mới và khó: Mục đích của biện pháp QL này nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức tháo gỡ khó khăn cho GV, song hiện nay nhà trường làm còn hạn chế, một phần vì kinh phí, một phần vì việc mời các chuyên gia còn khó khăn.

+ Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy: Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được đưa vào là một trong những tiêu chí đánh giá tay nghề của giáo viên hàng năm. Nhà trường đã tổ chức tốt các hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức soạn giáo án mẫu và dạy thử nghiệm để cùng trao đổi rút kinh nghiệm. Song, trên thực tế, đánh giá về hiệu quả của việc làm này, đa số giáo viên cho rằng chưa sát, chưa phù hợp, chưa hiệu quả. Mặt khác, nhiều giáo viên vẫn còn ngại đổi mới, ngại chuẩn bị giáo cụ trực quan và thí nghiệm, nên vẫn chủ yếu là dạy chay, nhiều giáo viên chưa thật sự đầu tư thời gian để tư duy, tìm tòi cách nêu vấn đề, xây dựng hệ thống câu hỏi để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, còn bị lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa.

+ Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém: Cũng là một trong những biện pháp góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ cho GV. Phía CBQL đánh giá thực hiện gần mức khá (TB đạt 3,88) điều đó nói rằng số học sinh giỏi chưa nhiều, số học sinh yếu kém chưa giảm rõ rệt, phía GV đánh giá cao hơn (TB 4,1) bởi lý do họ cho rằng với khả năng hiện có họ đã cố gắng thực hiện tốt nhất có thể. Tóm lại, với nhiều lý do khách quan như chất lượng học sinh, điều kiện CSVC, số lượng giáo viên còn thiếu dẫn đến việc thực hiện chưa hiệu quả.

Nhiều CBQL, GV vẫn còn coi việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là “nuôi già chọi” để “quảng cáo” hoặc là "bệnh thành tích" dạy học sinh yếu kém như "ném đá ao bèo" vì thế chưa chú ý quan tâm đúng mức, chưa nhận thức một cách đầy đủ và thực hiện đúng với yêu cầu của nhiệm vụ vừa nâng cao dân trí vừa bồi dưỡng nhân tài

Theo ý kiến của các nhóm đối tượng khảo sát, các biện pháp đều thực hiện còn chưa tốt. Phỏng vấn sâu thì nhiều GV cho rằng các biện pháp này chưa được làm thường xuyên đều đặn và đồng bộ, có chỗ còn mang tính hình thức, vì vậy cần tiến hành thường xuyên và có biện pháp xử lý kịp thời điều chỉnh những thiếu sót.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông Nguyễn Du - Thanh Oai thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)