Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 72 - 85)

3.1.2.1. Tính kế thừa

Các biện pháp đưa ra phải hướng đến mục đích là nhằm phát huy những mặt mạnh của đội ngũ TTCM và công tác quản lí đội ngũ TTCM của các trường THPT hiện nay để trên cơ sở đó mà xây dựng, bổ sung phát triển đội ngũ hoàn thiện hơn; khắc phục những tồn tại yếu kém trong công tác quản lí đội ngũ TTCM ở các trường để xây dựng được đội ngũ TTCM theo hướng chuẩn hóa nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới.

3.1.2.2. Tính cấp thiết

Điều này có nghĩa là khi đưa ra các biện pháp quản lí đội ngũ TTCM chúng ta cần xem xét và khảo nghiệm xem biện pháp đó có thực sự cần thiết không. Chỉ có những biện pháp thực sự cần thiết, cần được giải quyết ngay thì mới có ý nghĩa giúp cho việc quản lí đội ngũ TTCM ở trường THPT của HT có hiệu quả.

3.1.2.3. Tính khả thi

vào thực tiễn hoạt động quản lí của HT một cách thuận lợi, phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể của nhà trường và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lí của HT.

- Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo sát có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh ngày càng hoàn thiện.

3.2. Biện pháp quản lý đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Quy hoạch, bổ nhiệm, phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Quy hoạch hiểu theo nghĩa chung nhất đó là sự trù tính, định liệu một cách cụ thể công việc sẽ tiến hành để đạt được kết quả tốt nhất. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên thực chất là một bản luận chứng khoa học, là sự hoạch định đội ngũ từ việc tuyển chọn, sắp xếp bố trí, đào tạo, bồi dưỡng… theo một trình tự hợp lý, được thực hiện trong một không gian, thời gian nhất định với các nguồn lực, mục tiêu và các điều kiện cụ thể để thực hiện.

3.2.1.1.Mục đích của biện pháp

Xây dựng một đội ngũ TTCM đủ về số lượng, loại hình, đồng bộ và cân đối về cơ cấu, loại hình, đảm bảo chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định của Bộ GD&ĐT (trong đó bao gồm chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn về năng lực chuyên môn), đáp ứng được việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình và kế hoạch giáo dục một cách hiệu quả.

Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ TTCM là căn cứ giúp hiệu trưởng các nhà trường xây dựng kế hoạch cho từng nội dung công việc và từng giai đaọn cụ thể, tạo sự chủ động trong xây dựng phát triển đội ngũ, phù hợp với điều kiện cụ thể của các nhà trường và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, đáp ứng tốt các mục tiêu giáo dục.

Quy hoạch phát triển đội ngũ TTCM sẽ dự báo được những biến động có thể xảy ra trong tương lai gần về số lượng TTCM nghỉ hưu để có kế hoạch bổ sung kịp thời, đồng thời có kế hoạch để đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất

lượng đội ngũ tổ phó chuyên môn, kế cận TTCM. Quy hoạch quản lý phát triển đội ngũ TTCM vừa đảm bảo nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ lâu dài, đảm bẩo tính kế thừa và phát triển.

Quy hoạch phát triển đội ngũ TTCM là một trong những chức năng cơ bản đầu tiên của quản lý đội ngũ giáo viên, đưa công tác này đi vào nền nếp và thực hiện theo trình tự hợp lý đảm bảo cho đội ngũ phát triển bền vững.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ TTCM trước hết phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT theo Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT.

- Hiệu trưởng lập kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường, quy hoạch cán bộ giáo viên theo từng năm, kế hoạch trong thời gian 5 năm (2010-2015), định hướng 10 năm (2015-2025). Xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu, loại hình, xây dựng quy hoạch bộ máy tổ chức, lãnh đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận, đội ngũ giáo viên cốt cán, lãnh đạo các đoàn thể, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, trình độ, năng lực.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quy hoạch phát triển đội ngũ TTCM các trường THPT huyện Lộc Bình.

Căn cứ để xây dựng kế hoạch:

- Dựa vào kế hoạch phát triển giáo dục giai đạo 2010-2015 và định hướng 2015-2025 của huyện Lộc Bình và Sở GD&ĐT Lạng Sơn.

- Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ TTCM các trường THPT của huyện Lộc Bình về số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất năng lực và kế hoạch phát triển nhà trường.

- Hiệu trưởng thành lập tổ xây dựng kế hoạch do Hiệu trưởng phụ trách để xây dựng các kế hoạch trung hạn và dài hạn cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên của huyện Lộc Bình đồng thời cần chủ động rà soát đội ngũ, cử đi đào tạo đạt chuẩn và nâng tỷ lệ trên chuẩn đảm bảo phù hợp,

cân đối giữa các môn.

- Xây dựng kế hoạch gồm 2 giai đoạn: Xây dựng kế hoạch sơ bộ và kế hoạch chính thức. Kế hoạch sơ bộ có thể xây dựng từ các bộ phận, các tổ chuyên môn hoặc do tổ xây dựng kế hoạch khởi thảo. Kế hoạch sơ bộ sau khi được xây dựng xong đưa ra tập thể bàn bạc góp ý kiến, tổ kế hoạch chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng trình cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch thường thực hiện theo các bước: + Triển khai kế hoạch tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận và cá nhân sao cho đúng người, đúng việc, đúng quy định, đúng chức năng quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong đó tính đến năng lực của từng người, lường trước những khó khăn họ có thể gặp phải để tư vấn, giúp đỡ, tìm cách khắc phục.

+ Phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất hợp lý, xây dựng cơ chế làm việc của từng nhóm. Dự kiến thực hiện kế hoạch về nguồn lực bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực, thời gian…

+ Ra các quyết định để các hoạt động của nhà trường diễn ra phù hợp với kế hoạch và đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

+ Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh gia theo định kỳ hoặc theo yêu cầu công việc về mức độ đạt được so với mục tiêu để có sự điều chỉnh bổ sung kịp thời.

- Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm đảm bảo thực hiện đúng các bước, theo quy trình.

- Hằng năm, các nhà trường tham mưu với Sở GD&ĐT mở rộng thêm đối tượng tuyển dụng thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học, đặc biệt là sinh viên khá, giỏi ở các tỉnh khác để đảm bảo đủ số lượng giáo viên. Sở giáo dục và đào tạo Lạng Sơn tiếp tục gửi đi đào tạo các lớp tạo nguồn, trong đó chú trọng đến đối tượng khá, giỏi. Trong thực hiện quy hoạch chú ý đến sự hợp lý về cơ cấu theo bộ môn, loại hình, giới tính, cân đối giữa khu vực thành phố và các

huyện, đặc biệt là các huyện khó khăn, để bố trí, sắp xếp hợp lý, tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ giữa các khu vực.

- Các nhà trường cần thực hiện một số công việc cụ thể trong quy hoạch như kế hoạch hóa công tác tuyển dụng, sàng lọc đội ngũ, sắp xếp đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ…

3.2.1.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Cán bộ quản lý các nhà trường phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc quy hoạch quản lý phát triển đội ngũ; có tầm nhìn chiến lược, và dự báo chính xác về triển vọng, về quy mô phát triển giáo dục của nhà trường, của địa phương; nắm được các văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo Nhà nước, của tỉnh, của ngành, có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiêm túc.

- Dành kinh phí thích hợp cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch.

3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đáp ứng yêu cầu về Đổi mới giáo dục THPT hiện nay

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

- Bồi dưỡng đội ngũ TTCM là việc làm rất cần thiết trong các nhà trường, coi đây là việc làm thường xuyên để nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới về chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với cấp THPT, cập nhật kiến thức mới, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, tạo cho giáo viên luôn có động cơ đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cần đảm bảo sự hợp lý của toàn bộ tổ chức trong nhà trường, phù hợp với quy hoạch.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức; - Bồi dưỡng trình độ, năng lực chuyên môn – nghiệp vụ;

- Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; kỹ năng tổng hợp

- Bồi dường kiến thức ngoại ngữ, tin học; khẳ năng nghiên cứu khoa học - Kỹ năng quản lý tổ chuyên môn.

Sơ đồ 3.1. Nội dung bồi dưỡng đội ngũ TTCM

Đào tạo bồi dưỡng trình độ, năng lực chuyên môn- nghiệp vụ: đây là việc làm thường xuyên trong suốt quá trình dạy học của người TTCM. Bồi dưỡng TTCM có kiến thức bộ môn vững chắc, sâu rộng, các kiến thức còn thiếu, hổng, kiến thức cập nhật, nâng cao của bộ môn. Đối với giáo viên chưa đạt chuẩn thì bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định. Đối với giáo viên chuyên môn vững vàng thì đào tạo trên chuẩn, cụ thể:

+ Bồi dưỡng đổi mới chương trình SGK, đổi mới phương pháp dạy học; + Bồi dưỡng năng lực ra đề và kiểm tra đánh giá;

+ Bồi dưỡng năng lực thiết kế, tổ chức dạy học; + Cập nhật kiến thức mới.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên đó là: bồi dưỡng phẩm chất của người

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ TTCM Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp Trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn Kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng tổng hợp Trình độ tin học, ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học Kỹ năng quản lý tổ chuyên môn

công dân, đó là tập trung bồi dưỡng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng theo quan điểm giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nước, yêu nghề, bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo, đó là sự mẫu mực, vị tha, khiêm tốn và tận tụy, yêu nghề và hết lòng vì thế hệ trẻ. Bồi dưỡng lý tưởng gắn liền với việc bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên đó là tinh thần tự lực, ý chí vượt khó và sáng tạo, tinh thần đoàn kết tương trợ, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật, sự mẫu mực về mọi mặt.

Đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm: phương pháp giảng dạy, kỹ năng thiết kế tổ chức dạy học, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo dục kỹ năng sống; kỹ năng khai thác và sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.

Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ: Bồi dưỡng giáo viên có trình độ ngoại ngữ nhất định( đặc biệt là Tiếng Anh) để qua đó có thể giao tiếp, đọc được các tài liệu tham khảo nước ngoài làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình.

Bồi dưỡng kiến thức tin học: Ngày nay công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội và giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ngày càng trở nên quan trọng. Vì vậy, bồi dưỡng tin học cho đội ngũ giáo viên là hết sức cần thiết. Các nhà trường cần chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, yích cực tổ chức các lớp bồi dưỡng tại trường, giao nhiệm vụ cho giáo viên tin học đảm nhiệm để giúp giáo viên khai thác mạng internet, khai thác các nguồn học liệu mở, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.

Bồi dưỡng kỹ năng quản lý tổ nhằm quản lý tổ chuyên môn theo đúng yêu cầu nhiệm vụ, có kết quả tốt .

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM, các nhà trường cần chú ý làm tốt những việc sau:

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TTCM, tổ phó chuyên môn:

độ đạt được sau đào tào, bồi dưỡng, việc bố trí, sắp xếp sau đào tạo, bồi dưỡng. - Dự kiến hình thức tổ chức: đào tạo tập trung, tại chức hay chuyên tu, bồi dưỡng theo chu kỳ hoặc bồi dưỡng thường xuyên…

- Dự kiến cácnguồn lực để thực hiện công việc đào tạo, bồi dưỡng gồm có tài lực, vật lực, người thực hiện, dự kiến thời gian.

- Thông qua kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ giáo ciên nắm rõ chương trình, nội dung, thời gian bồi dưỡng, hình thức tổ chức, từ đó có sự chủ động tham gia thực hiện.

- Tuyên truyền cho đội ngũ TTCM thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng, làm cho họ hiểu đây là nhiệm vụ thường xuyên của TTCM để từ đó nâng cao ý thức vươn lên tự bồi dưỡng. Thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệo vụ, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu dạy học chính là thể hiện trách nhiệm trước phụ huynh, học sinh và nhân dân.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

- Xác định chức năng và nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng cá nhân, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

- Liên hệ với các cơ sở giáo dục có chức năng đò tạo, bồi dưỡng để dăng ký, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn các hình thức phù hợp.

- Tổ chức thực hiện bồi dưỡng tại trường, trong đó tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi là cốt cán trong việc bồi dưỡng giáo viên của trường. Hiệu trưởng các nhà trường cần phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho các giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, đội ngũ tổ trưởng chuyên môn kèm cặp giúp đỡ giáo viên trẻ mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm.

- Đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, các buổi sinh hoạt tổ đi sâu vào việc trao đổi các vấn đề cụ thể của bộ môn về nội dung kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, thống nhất nội dung, phạm vi kiến thức, cách thức ra đề kiểm tra, trao đổi thống nhất các bài dạy, tiết dạy khó và nhiều nội dung cụ thể khác của bộ môn…Tổ chức hội

giảng hang năm, dự giờ rút kinh nghiệm giờ dạy nghiêm túc, tổ chức các hội tahỏ theo chuyên đề về các lĩnh vực chuyên môn, công tác chủ nhiệm…

- Thường xuyên quán triệt tinh thần thái độ, ý thức đối với việc đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên, làm cho họ luôn ý thức

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 72 - 85)