trưởng chuyên môn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ quản lý
Tổ trưởng chuyên môn dư kiến phân công chuyên môn cho các thành viên trong tổ phải căn cứ thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, theo đó định mức tiết dạy giáo viên THPT là 17 tiết/tuần; định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng 2 tiết/tuần, Phó hiệu trưởng 4 tiết/tuần; giáo viên chủ nhiệm được giảm 4 tiết/tuần; giáo viên phụ trách thiết bị hoặc thư viện được giảm từ 2-3tiết/tuần; tổ trưởng chuyên môn được giảm 3 tiết/tuần; giáo viên làm Bí thư chi bộ nhà trường hoặc chủ tịch công đoàn trường hạng 1 được giảm 4 tiết/tuần, hạng trường còn lại giảm 3 tiết/tuần; giáo viên kiêm công tác đoàn: Bí thư đoàn trường được giảm 17 x 70% tiết/tuần; Phó bí thư đoàn trường được giảm 17 x 35% tiết/tuần; giáo viên kiêm thư ký hội đồng hoặc kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2 tiết/tuần; giáo viên được tuyển dụng lần đầu được giảm 2 tiết/tuần; giáo viên nữ có con nhỏ 12 tháng tuổi trở xuống được giảm 3 tiết/tuần. Tổ trưởng được hưởng phụ cấp 0,25% lương cơ bản hằng tháng.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣớng đến quản lý đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn
1.5.1. Các yếu tố về kinh tế - xã hội
Các yếu tố về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ TTCM đó là: Tổng sản phẩm quốc nội GDP, chỉ số phát triển con người HDI, dân số và độ tuổi đến trường.
- Chỉ số GDP không ngừng phản ánh kết quả phát triển kinh tế của vùng, lãnh thổ mà còn là chỉ tiêu phản ánh mức sống trung bình của người dân.
- HDI là chỉ số phát triển con người của một vùng, một địa phương hay một quốc gia, chỉ số này cho thấy sự phát triển các yếu tố về con người đến đâu và sự quan tâm của xã hội đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực con người cả về yếu tố tinh thần và vật chất như thế nào.
- Dân số và dân số trong độ tuổi đến trường: Dân số và độ tuổi đến trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ TTCM . Những khía cạnh cần quan tâm của dân số là: tổng số dân, tỉ lệ tăng dân số, kết cấu và sự thay đổi dân số về giới tính, độ tuổi, tuổi thọ, tỉ lệ sinh, chuyển dịch dân số giữa các vùng, nghề nghiệp,...
- Dân số trong độ tuổi đến trường ở nước ta được quy định trong Điều lệ trường Tiểu học, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học năm 2011 là từ 6 – 23 tuổi. Cụ thể: Tuổi của học sinh vào lớp một là 6 tuổi; Tuổi của học sinh vào lớp 6 THCS: từ 11 đến 13 tuổi; Tuổi của học sinh vào lớp 10 THPT: từ 15 đến 17 tuổi,...
Với mục tiêu chiến lược là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cùng với việc phổ cập giáo dục bậc THCS trong toàn quốc và mục tiêu phổ cập bậc THPT vào năm 2020 thì yêú tố trong độ tuổi đến trường sẽ tác động lớn đến quy mô giáo dục, đội ngũ TTCM , đến quy mô và cơ cấu tổ chuyên môn các cấp học, ngành học trong từng vùng, địa phương và cả nước.
Đối tượng tuyển sinh của các trường THPT trong huyện Lộc Bình là học sinh thuộc các xã, thị trấn trong địa bàn tuyển sinh quy định. Điều kiện kinh tế của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy học trong nhà trường. Thực tế đã cho thấy, nếu gia đình học sinh có điều kiện kinh tế tốt cùng với sự quan tâm của gia đình thì tỷ lệ học sinh đi học cao hơn, chất lượng học tập tốt hơn. Ngược lại, học sinh sẽ có nguy cơ bỏ học nhiều hơn, chất lượng học tập cũng không cao nếu không được gia đình quan tâm.
Điều kiện kinh tế cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ giáo viên, đội ngũ TTCM trong các nhà trường. Giáo viên nào, TTCM nào có điều kiện kinh tế tốt, họ sẽ yên tâm và giành nhiều thời gian, tâm huyết hơn cho hoạt động giảng dạy, quản lý tổ của mình. Nếu giáo viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn sẽ có nhiều trở ngại trong thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh điều kiện kinh tế thì các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường và đô thị hóa nhanh sẽ có tác động không nhỏ đến các hoạt động trong nhà trường trong đó có hoạt động dạy học. Nếu không có biện pháp quản lý tốt, người hiệu trưởng không thể hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đã đề ra, và trong nhà trường có thể sẽ có tệ nạn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, chất lượng dạy học và giáo dục không thể được nâng cao.
1.5.2. Các yêu cầu của đổi mới giáo dục Trung học phổ thông
Việc đổi mới giáo dục THPT hiện nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội dung, mà là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, chương trình và SGK, phương pháp đến phương tiện và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục. Từ đó dẫn đến có thêm các môn học mới, thời lượng học tập của các môn học trong kế hoạch dạy học – giáo dục có sự thay đổi, làm ảnh hưởng tới đội ngũ TTCM trên cả 3 mặt: số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ. Cụ thể:
- Việc có thêm các môn học mới: Tin học, GDQP – AN, Tự chọn, hoạt động GD hướng nghiệp, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp,…làm xuất hiện nhu cầu GV các bộ môn trên, do đó ảnh hưởng đến số lượng và cơ cấu tổ chuyên môn và đội ngũ TTCM.
- Việc thay đổi mục tiêu, nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới, thay đổi phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá sẽ liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ.
1.5.3. Các yếu tố về phát triển quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp
- Tình hình phát triển trường, lớp qua từng năm và qua từng cấp học, bậc học. - Tình hình học sinh đến lớp, lưu ban, bỏ học qua từng năm, ở từng cấp học, bậc học.
- Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông và phổ cập bậc THPT sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển quy mô trường lớp của các trường.
Việc phát triển quy mô trường lớp sẽ liên quan đến công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng,…làm ảnh hưởng tới cả số lượng, chất lượng đội ngũ TTCM của các trường THPT.
1.5.4. Các yếu tố về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục
Các yếu tố về tài chính, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học,…của nhà trường liên quan đến phát triển quy mô trường lớp, ảnh hưởng tới việc quản lý TTCM trên tất cả các mặt, đặc biệt là trong việc: Quy hoạch; sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý cho TTCM.
1.5.5. Các yếu tố về chính sách, về quản lý
Các yếu tố về chính sách ảnh hưởng lớn đến TTCM trên tất cả các mặt số lượng, cơ cấu và chất lượng. Cụ thể:
- Việc thay đổi định mức biên chế từ 2.1 GV/lớp lên 2.25 GV/lớp làm tăng trưởng số lượng giáo viên các trường. Việc thay đổi định mức lao động như quy định về số tiết tiêu chuẩn từ 18 tiết/tuần xuống còn 17 tiết/tuần của GV làm ảnh hưởng tới số lượng ĐNGV từ đó tác động đến việc thay đổi cơ cấu tổ chuyên môn trong nhà trường.
- Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với GV liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV qua đó đặt ra yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực về chuyên môn, về quản lý đối với TTCM.
- Các yếu tố quản lý: cơ chế quản lý, phân cấp quản lý, công tác kế hoạch hóa giáo dục, trình độ và năng lực của người cán bộ QLGD,…ảnh hưởng đến việc quản lý TTCM của các trường THPT.
1.5.6. Xu hướng đổi mới và phát triển giáo dục
1.5.6.1. Quá trình giáo dục phải hướng tới người học
- Coi trọng mối quan hệ giữa lợi ích của người học với mục tiêu phát triển xã hội.
- Nội dung GD phải sáng tạo, theo nhu cầu của người học.
- PPGD là cộng tác, hợp tác giữa người dạy và người học, công nghệ hóa và sử dụng tối đa tác dụng của công nghệ thông tin.
- Hình thức tổ chức giáo dục đa dạng, linh hoạt phù hợp với kỷ nguyên thông tin và nền kinh tế tri thức nhằm tạo khả năng tối ưu cho người học lựa chọn hình thức học.
- Đổi mới cách đánh giá để đánh giá đó thực sự chính xác về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học.
1.5.6.2. Các trụ cột giáo dục và triết lý học suốt đời
* Học để biết:
- Giáo dục trong nhà trường phải:
+ Làm cho người học tiếp cận được với những tiến bộ không ngừng của KH&KT.
+ Sự đổi mới của các hoạt động kinh tế xã hội. + Biết căn nguyên của vấn đề.
+ Biết vận dụng tri thức để tạo ra việc làm và làm việc. + Biết ứng xử trong cuộc sống để chung sống trong xã hội. * Học để làm:
- Giáo dục trong nhà trường phải:
+ Dạy cho người học một nghề, có việc làm nhưng phải có thêm năng lực để giúp họ xử lý các tình huống nảy sinh trong cuộc sống mà giáo dục chưa lường trước được.
+ Thích ứng được với biến đổi của thời đại.
+ Phải có một nền giáo dục đủ rộng (học nhiều môn với nhiều hình thức) để tạo cho người học có khả năng làm việc có kỹ năng và kỹ xảo với một nghề chọn lọc; nhưng biết thêm tư duy để biết và thích ứng với sự thay đổi nghề trong tương lai.
* Học để chung sống:
- Giáo dục trong nhà trường phải:
+ Mọi người hiểu biết nhau về kế mưu sinh, LS - VH, truyền thống và các giá trị tinh thần khác.
+ Biết được cái riêng trong cái chung, biết bảo vệ cái riêng nhưng phải biết tôn trọng cái chung.
+ Biết hòa nhập vào cái chung để cùng phát triển bền vững. * Học để làm người:
- Giáo dục trong nhà trường phải:
+ Làm cho mỗi người có năng lực tự chủ và quyết đoán cao, gắn bó giữa cá nhân với nỗ lực đạt được cái chung.
+ Không lãng phí năng lực cá nhân, mọi tài năng phải được phát huy. * Học suốt đời:
Triết lý này là chìa khóa mở cửa mọi người tiếp tục đi đến và cập nhật được những tiến bộ của KHKT, cái mới của VHNT.
Tạo ra một xã hội học tập; mỗi người đều có cơ hội học tập và phát huy tiềm năng của bản thân.
Giáo dục tạo ra mục tiêu kép đó là:
Trang bị kiến thức kỹ năng và thái độ cho người học để rồi sau đó có thể tiếp tục học lên cao.
Trang bị những năng lực cần thiết trong thời gian học ban đầu để người học có khả năng hòa nhập vào thị trường lao động, chờ cơ hội học lên và thực hiện học tập suốt đời.
1.5.6.3. Trường học thế kỷ XX và XXI
a. Trường học thế kỷ XX:
- Tập trung phát triển các kỹ năng cơ bản. - Tách kiểm tra với giảng dạy.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Giám sát quản lý hành chính.
- Học sinh ưu tú nhất được học cách tư duy. b. Trường học thế kỷ XXI:
- Tập trung phát triển kỹ năng tư duy. - Đánh giá không tách rời giảng dạy. - Hợp tác giải quyết vấn đề.
- Học kỹ năng trong bối cảnh các vấn đề thực sự.
- Lấy người học làm trung tâm, định hướng vào giáo viên. - Tất cả học sinh được học cách tư duy.
Tiểu kết Chƣơng 1
Giáo dục và Đào tạo ngày nay luôn đặt trong sự phát triển để nâng cao nguồn nhân lực. Do đó quản lý đội ngũ TTCM ở trường THPT là một nhu cầu rất quan trọng và mang tính tất yếu để góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục.
Qua nghiên cứu các lý luận, các khái niệm liên quan đến giáo dục và đào tạo, đặc biệt là về đội ngũ TTCM, đề tài đã phân tích và khẳng định vai trò quyết định của giáo dục trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, vị trí vai trò của TTCM trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn quản lý đội ngũ TTCM cần trang bị cho họ những kỹ năng quản lý và phương pháp quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giúp họ vững vàng về trình độ chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với học sinh và phải xây dựng tập thể giáo viên trong tổ thật sự đoàn kết để thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường. Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài, là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng các biện pháp quản lý đội ngũ TTCM ở trường THPT. Tuy nhiên nếu chỉ có cơ sở lý luận không thì chưa đủ mà cần phải có cơ sở thực tiễn. Đó là thực trạng quản lý đội ngũ TTCM các trường THPT.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN
2.1. Thực trạng đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn hiện nay
2.1.1. Về số lượng
Số lượng TTCM ở các trường THPT trong huyện Lộc Bình trong các năm qua được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Số lượng đội ngũ TTCM các trường THPT huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2012 – 2013
stt Trường THPT Quy mô lớp Hạng trường Năm học 2010 - 2011 2011 – 2012 2012 - 2013 1 Lộc Bình 38 1 6 6 6 2 Na Dương 23 1 6 6 6 3 Tú Đoạn 15 2 4 4 4 Tổng số 16 16 16
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của 03 trường THPT huyện Lộc Bình)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, quy mô và số lượng TTCM ở các trường THPT nói trên không có nhiều biến động qua các năm, số lượng TTCM giữa các trường nhìn chung giống nhau. Điều này được lý giải là: quy mô lớp học, học sinh những năm gần đây đã ổn định, các trường nói trên không cùng hạng trường, việc sắp xếp các tổ chuyên môn tương đối thống nhất trong toàn tỉnh.
2.1.2. Về cơ cấu đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
2.1.2.1. Cơ cấu theo độ tuổi
Bảng 2.2: Cơ cấu theo độ tuổi của TTCM các trường THPT huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn trong năm học 2012 – 2013
stt Trường THPT TS SL Dưới 30 % SL 30 – 39 % SL 40 - 49 % SL Trên 50 %
1 Lộc Bình 6 3 50 1 16,7 2 33,3
2 Na Dương 6 2 33,3 2 33,3 2 33,4
3 Tú Đoạn 4 2 50 2 50 0 0 0
Tổng số 16 2 12,5 7 43,75 3 18,75 4 25
- TTCM có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 12,5%, chỉ có trường THPT Tú Đoạn có TTCM trong độ tuổi này, đây là kết quả của sự trẻ hóa độ ngũ nhanh chóng của 01 trường; ở nhóm tuổi này làm TTCM là rất năng động, sáng tạo và dám nghĩ, dám làm, tuy nhiên kinh nghiệm quản lý là điều mà nhóm tuổi này cần được nhanh chóng tích lũy, cần được bồi dưỡng hoặc đào tạo về kiến thức QLGD.
- TTCM có độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 43,75%, đây là lực