Kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ trưởng chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 35 - 40)

1.4.4.1. Kiểm tra

Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra

Đã lên kế hoạch làm bất cứ việc gì mà không theo dõi, quan sát, thu nhận thông tin về việc thực hiện kế hoạch thì độ bất định sẽ cao, công việc dễ thất bại, khó đạt được mục tiêu đã đề ra

Vì vậy, Kiểm tra là một chức năng quan trọng của người quản lý nhằm thu nhận thông tin phản hồi về tình hình thực hiện các quyết định của nhà quản lý. Từ đó, người quản lý mới biết được việc thực hiện đang gặp khó khăn ở chỗ nào, thiếu phương tiện, điều kiện gì để hỗ trợ hoặc điều chỉnh các chỉ đạo kịp thời, giúp đạt hiệu quả cao trong quản lý.

Nếu thiếu kiểm tra, hoặc không nắm vững các nguyên tắc kiểm tra, không có phương pháp kiểm tra khoa học, hợp lý, công việc sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn có thể gây bất ổn về mặt tâm lý đối với người trực tiếp

thực hiện nhiệm vụ do thiếu thông tin về yêu cầu của cấp trên, do đó, kết quả sẽ không cao.

- Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định.

Sự kiểm tra có tính chất bao quát, thật sự và có trình độ chuyên môn cao sẽ hỗ trợ cho việc củng cố kỉ cương, góp phần vận dụng đúng đắn những quy định và quyết định của cơ quan lãnh đạo , giúp cho quá trình quản lí được chặt chẽ. Cần lưu ý hai điểm trong kiểm tra:

Thứ nhất, người kiểm tra phải nắm vững những quy tắc, luật lệ, chủ trương, đường lối của cấp trên và cấp mình đang quản lí.

Thứ hai, kiểm tra phải theo chuẩn (mà chuẩn lại gắn với mục tiêu như đã nói ở trên). Tương ứng với từng nội dung kiểm tra phải có chuẩn riêng, ví dụ chuẩn kiểm tra thiết bị dạy học khác với chuẩn đánh giá giờ lên lớp. Việc kiểm tra theo chuẩn khắc phục một cách cơ bản yếu tố chủ quan trong đánh giá.

- Kiểm tra nhằm thực hiện những mục đích sau đây:

+ Xem xét hoạt động của cá nhân và tổ chức có phù hợp với nhiệm vụ đề ra hay không.

+ Xem xét các ưu điểm, thiếu sót và những nguyên nhân tương ứng để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lí.

+ Xem xét công việc có phù hợp với thực tế hay không, nghĩa là đánh giá tình hình có phù hợp với các nguồn lực hiện có hay không.

+ Cuối cùng, qua kiểm tra phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh quyết định, đồng thời phát hiện những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dưới để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự.

- Trong giáo dục, có nhiều loại kiểm tra, song kiểm tra chuyên môn là chủ yếu và quan trọng nhất. Loại kiểm tra này thường hay áp dụng ở mọi cấp quản lí cho đến nhà trường. Nhằm thực hiện các mục đích chung vừa nêu trên, kiểm tra chuyên môn bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện chương trình giảng dạy + Kiểm tra việc thực hiện quy chế, nền nếp chuyên môn

+ Kiểm tra giáo án, hồ sơ giảng dạy + Kiểm tra việc học tập của học sinh

+ Kiểm tra tình hình sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học. + V.v…

- Có thể áp dụng nhiều hình thức kiểm tra, như: nghe báo cáo của tổ viên, chất vấn và trả lời chất vấn, dự giờ, thăm lớp, thăm học sinh ở nhà, trao đổi, phỏng vấn cha mẹ học sinh,…

- Trong giáo dục việc kiểm tra thực trạng việc chấp hành quyết định quản lí kết hợp với kiểm tra có tính chất phòng ngừa là hợp lí và rất cần thiết

- Mục đích cuối cùng của kiểm tra là điều chỉnh quyết định quản lí nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lí đã đề ra. Ngoài mục đích này, kiểm tra còn phải gắn với mục đích phát triển tổ chức và cá nhân. Kiểm tra không chỉ là điều chỉnh mà kiểm tra còn là phát hiện. Trong nhà trường, người hiệu trưởng kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên không chỉ xem họ thực hiện chương trình thế nào, mà bên cạnh đó còn phải bồi dưỡng, gợi ý, hướng dẫn, phân tích cho họ thấy ưu điểm, thiết sót, đặc biệt nguyên nhân của chúng để họ làm tốt hơn.

* Kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TTCM

HT căn cứ chức năng nhiệm vụ của TTCM theo điều lệ của trường phổ thông và quy định rõ hơn về nhiệm vụ của TTCM theo quy chế làm việc của nhà trường, gồm những nội dung chủ yếu sau:

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, PPCT môn học của Bộ GD và kế hoạch năm học của nhà trường.

+ Xây dựng kế hoạch cụ thể của tổ về dạy và học, PPCT, dạy học tự chọn, ôn thi, BD HSG, PĐ HSYK, làm và sử dụng ĐDDH, TBDH…

+ Quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân của tổ viên, từ kế hoạch chung đến kế hoạch cụ thể của tổ (việc triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện…)

+ Tổ chức các hoạt động chuyên môn trong tổ nhằm nâng cao chất lượng dạy học (dự giờ, thao giảng, trao đổi, tư vấn, thúc đẩy, thảo luận các vấn đề vướng mắc trong dạy học, phát hiện và nhân rộng các nhân tố tích cực trong đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, UDCNTT trong dạy học…) + Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ theo yêu cầu hiện nay (đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, dạy học theo chuẩn KTKN, ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định, kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ…)

+ Các hoạt động khác: tư vấn cho hiệu trưởng về phân công giáo viên, đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên…

+ Nắm được kết quả, tình hình học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Phối hợp các bộ phận khác trong cơ cấu tổ chức của nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện (Chi bộ, Chi đoàn, Công đoàn, …) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ của TTCM.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy các môn trong tổ chuyên môn gồm giảng dạy chính khoá, dạy củng cố, PĐ HSYK, ôn HSG...

- Kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên: Bài soạn, sổ điểm cá nhân, sổ chủ nhiệm, sổ báo giảng, sổ ghi chép cá nhân.

- Kiểm tra việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên, chế độ cho điểm. - Kiểm tra việc thực hiện các nội dung đổi mới trong quản lý và dạy học của giáo viên, của tổ; viết SKCTKT, đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,...

- Kiểm tra các công tác khác mà HT giao cho.

* Kiểm tra việc thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn của TTCM.

Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn là một nội dung đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trường mà TTCM là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện; đổi mới sinh hoạt tổ CM góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học, giáo dục,

nâng cao chất lượng đội ngũ GV. HT cùng các phó HT sinh hoạt cùng với tổ CM, có sự theo dõi, giám sát hoạt động của tổ CM, sự điều hành của TTCM; ngoài ra HT còn nắm thông tin qua biên bản họp tổ, qua GV về hoạt động của tổ CM.

1.4.4.2. Đánh giá

- Theo GS.TS. Nguyễn Đức Chính thì đánh giá bao gồm cả việc thu thập, phân tích, giải thích và thu thập thông tin về con người nói chung. Nói cách khác đó là sự thu thập các “bằng chứng” về các hoạt động mà người giáo viên phải làm với tư cách là nhà giáo, công dân,...Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét nhằm giúp giáo viên (có TTCM) tiến bộ và qua đó nhiệm vụ của nhà trường cũng được hoàn thành. Trong nhà trường việc đánh giá đội ngũ GV nói chung và TTCM nói riêng là khâu không thể thiếu trong công tác quản lý của HT. Đánh giá đúng sẽ có phương hướng và biện pháp giải quyết đúng, làm cho GV, TTCM phấn khởi, tin tưởng phấn đấu công tác. Đánh giá sai hoặc không đúng có tác hại khôn lường. Đánh giá đúng đội ngũ TTCM để từ đó giúp HT có cơ chế, chính sách bố trí, sử dụng, đãi ngộ, đề bạt, bổ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM trong nhà trường.

- Có các hình thức đánh giá:

+ Tự đánh giá: Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của ngành, của nhà trường, TTCM tự xây dựng kế hoạch đánh giá các mặt hoạt động của mình trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Đây là vấn đề quan trọng, là nguồn thông tin có giá trị cho tổ chức vì qua kết quả tự đánh giá TTCM sẽ nắm được điểm mạnh, điểm yếu của mình và từ đó đề ra các biện pháp phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.

+ Đánh giá TTCM thông qua GV: Căn cứ ý kiến nhận xét đánh giá của GV về TTCM là một kênh thông tin quan trọng vì TTCM là người trực tiếp quản lý GV trong tổ CM mình phụ trách. Qua đó sẽ có được sự nhìn nhận khách quan về những ưu nhược điểm về TTCM.

+ Đánh giá TTCM từ lãnh đạo nhà trường: Đây là kết quả quan trọng có tính quyết định, ảnh hưởng đến cá nhân người TTCM về trước mắt và lâu dài. Do đó sự đánh giá của lãnh đạo nhà trường đối với cá nhân TTCM về các mặt: năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, chất lượng giảng dạy, tư cách đạo đức... cần phải chính xác dựa trên thu thập từ nhiều kênh thông tin, nhiều mặt để có sự phân tích, đánh giá chính xác, khách quan, để người TTCM tiếp nhận đánh giá của lãnh đạo vui vẻ, cầu tiến và có hướng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 35 - 40)