Xu hướng đổi mới và phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 43 - 47)

1.5.6.1. Quá trình giáo dục phải hướng tới người học

- Coi trọng mối quan hệ giữa lợi ích của người học với mục tiêu phát triển xã hội.

- Nội dung GD phải sáng tạo, theo nhu cầu của người học.

- PPGD là cộng tác, hợp tác giữa người dạy và người học, công nghệ hóa và sử dụng tối đa tác dụng của công nghệ thông tin.

- Hình thức tổ chức giáo dục đa dạng, linh hoạt phù hợp với kỷ nguyên thông tin và nền kinh tế tri thức nhằm tạo khả năng tối ưu cho người học lựa chọn hình thức học.

- Đổi mới cách đánh giá để đánh giá đó thực sự chính xác về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học.

1.5.6.2. Các trụ cột giáo dục và triết lý học suốt đời

* Học để biết:

- Giáo dục trong nhà trường phải:

+ Làm cho người học tiếp cận được với những tiến bộ không ngừng của KH&KT.

+ Sự đổi mới của các hoạt động kinh tế xã hội. + Biết căn nguyên của vấn đề.

+ Biết vận dụng tri thức để tạo ra việc làm và làm việc. + Biết ứng xử trong cuộc sống để chung sống trong xã hội. * Học để làm:

- Giáo dục trong nhà trường phải:

+ Dạy cho người học một nghề, có việc làm nhưng phải có thêm năng lực để giúp họ xử lý các tình huống nảy sinh trong cuộc sống mà giáo dục chưa lường trước được.

+ Thích ứng được với biến đổi của thời đại.

+ Phải có một nền giáo dục đủ rộng (học nhiều môn với nhiều hình thức) để tạo cho người học có khả năng làm việc có kỹ năng và kỹ xảo với một nghề chọn lọc; nhưng biết thêm tư duy để biết và thích ứng với sự thay đổi nghề trong tương lai.

* Học để chung sống:

- Giáo dục trong nhà trường phải:

+ Mọi người hiểu biết nhau về kế mưu sinh, LS - VH, truyền thống và các giá trị tinh thần khác.

+ Biết được cái riêng trong cái chung, biết bảo vệ cái riêng nhưng phải biết tôn trọng cái chung.

+ Biết hòa nhập vào cái chung để cùng phát triển bền vững. * Học để làm người:

- Giáo dục trong nhà trường phải:

+ Làm cho mỗi người có năng lực tự chủ và quyết đoán cao, gắn bó giữa cá nhân với nỗ lực đạt được cái chung.

+ Không lãng phí năng lực cá nhân, mọi tài năng phải được phát huy. * Học suốt đời:

Triết lý này là chìa khóa mở cửa mọi người tiếp tục đi đến và cập nhật được những tiến bộ của KHKT, cái mới của VHNT.

Tạo ra một xã hội học tập; mỗi người đều có cơ hội học tập và phát huy tiềm năng của bản thân.

Giáo dục tạo ra mục tiêu kép đó là:

Trang bị kiến thức kỹ năng và thái độ cho người học để rồi sau đó có thể tiếp tục học lên cao.

Trang bị những năng lực cần thiết trong thời gian học ban đầu để người học có khả năng hòa nhập vào thị trường lao động, chờ cơ hội học lên và thực hiện học tập suốt đời.

1.5.6.3. Trường học thế kỷ XX và XXI

a. Trường học thế kỷ XX: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tập trung phát triển các kỹ năng cơ bản. - Tách kiểm tra với giảng dạy.

- Học sinh làm việc cá nhân.

- Giám sát quản lý hành chính.

- Học sinh ưu tú nhất được học cách tư duy. b. Trường học thế kỷ XXI:

- Tập trung phát triển kỹ năng tư duy. - Đánh giá không tách rời giảng dạy. - Hợp tác giải quyết vấn đề.

- Học kỹ năng trong bối cảnh các vấn đề thực sự.

- Lấy người học làm trung tâm, định hướng vào giáo viên. - Tất cả học sinh được học cách tư duy.

Tiểu kết Chƣơng 1

Giáo dục và Đào tạo ngày nay luôn đặt trong sự phát triển để nâng cao nguồn nhân lực. Do đó quản lý đội ngũ TTCM ở trường THPT là một nhu cầu rất quan trọng và mang tính tất yếu để góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục.

Qua nghiên cứu các lý luận, các khái niệm liên quan đến giáo dục và đào tạo, đặc biệt là về đội ngũ TTCM, đề tài đã phân tích và khẳng định vai trò quyết định của giáo dục trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, vị trí vai trò của TTCM trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn quản lý đội ngũ TTCM cần trang bị cho họ những kỹ năng quản lý và phương pháp quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giúp họ vững vàng về trình độ chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với học sinh và phải xây dựng tập thể giáo viên trong tổ thật sự đoàn kết để thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường. Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài, là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng các biện pháp quản lý đội ngũ TTCM ở trường THPT. Tuy nhiên nếu chỉ có cơ sở lý luận không thì chưa đủ mà cần phải có cơ sở thực tiễn. Đó là thực trạng quản lý đội ngũ TTCM các trường THPT.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

2.1. Thực trạng đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 43 - 47)