Định hƣớng và các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp đào tạo của trường Cao đẳng cơ khí luyện kim với cơ sở sử dụng lao động (Trang 56 - 90)

3.1.1. Định hƣớng đề xuất biện pháp

* Quan điểm đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội

Ở Việt nam hiện nay, đào tạo trình độ Đại học, Cao đẳng, Công nhân kỹ thuật có một vai trò hết sức quan trọng bởi lực lƣợng lao động lành nghề đáp ứng trực tiếp cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, chất lƣợng đào tạo ở nhiều trƣờng chƣa cao, chƣa thật sự gắn kết giữa nhu cầu với sử dụng; vẫn còn khoảng cách lớn giữa trình độ tay nghề của sinh viên mới ra trƣờng và yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động.Vì vậy rất nhiều học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp các trƣờng Cao đẳng vẫn không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Các doanh nghiệp đều khó tìm đƣợc lao động vừa ý, hoặc tuyển dụng đƣợc thì doanh nghiệp cũng phải cử đi tập huấn, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ lại thì mới có thể sử dụng đƣợc. Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là do thiếu sự liên kết giữa nhà trƣờng với cơ sở sủ dụng lao động trong quá trình đào tạo.

Sau 15 năm thực hiện nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII về định hƣớng Chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2020, trong điều kiện đất nƣớc còn nhiều khó khăn, nguồn lực còn hạn hẹp, đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội, với những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đạt đƣợc thành tựu rất có ý nghĩa. Cơ sở trƣờng lớp từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa, hiện đại hóa tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII phƣơng hƣớng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Hoàn thiện quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề trong cả nƣớc. Chỉ đạo chặt chẽ việc cho phép thành lập các trƣờng Đại học, Cao đẳng mới, bảo đảm yêu cầu về chất lƣợng theo quy định của Luật giáo dục Đại học và các quy định của pháp luật. Đánh giá và có giải pháp phù hợp để triển khai bảo đảm hiệu quả, khách quan việc xây dựng các trƣờng đại học và đạy nghề đạt trình độ khu vực và quốc tế. Xử lý kiên quyết các trƣờng đại học, cao đẳng và dạy nghề không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật” (Trích Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII).

Với các tiêu chí trên Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của Xã hội. Các văn bản, chỉ thị đƣợc phổ biến đến các Trƣờng Đại hoc, Cao đẳng và các trƣờng đào tạo nghề không đào tạo những gì mình có mà chuyển hƣớng đào tạo những cái mà Xã hội đang cần. Để đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng và cũng để tiếp sức cho các nhà trƣờng, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã khuyến khích các trƣờng ký kết các văn bản thỏa thuận trực tiếp với các doanh nghiệp để hỗ trợ đào tạo, có cơ sở thực tập cho HSSV, tiếp nhận HSSV khi tốt nghiệp ra trƣờng. Nhƣ Trƣờng Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã phối hợp đào tạo cung ứng nhân lực cho 19 tổng công ty, 28 công ty và bảy tỉnh lân cận. Trƣờng Cao đẳng Cơ khí Luyện kim đào tạo cho dự án Đồng Lào cai 50 kỹ thuật viên và gần 500 công nhân luyện đồng, Hóa phân tích. Đào tạo 100 kỹ thuật viên và gần 400 công nhân vận hành cẩu trục, Luyện kim đen, Đúc kim loại cho tập đoàn thép Hòa Phát và hàng chục nghìn cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề cho các dự án của các Khu Công nghiệp thuộc tỉnh: Thái Nguyên, Hải Dƣơng, Cao Bằng, Hải Phòng, Lào cai…

* Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành cơ khí, luyện kim

Trong bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để có những bƣớc đi vững chắc, tạo tiền đề cho sự phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triển bền vững trong tƣơng lai, ngành công nghiệp Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trƣởng, từ phát triển chủ yếu theo chiều rộng các ngành có giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động giản đơn (nhƣ dệt may, da giày, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm…) sang phát triển theo chiều sâu, các ngành có giá trị gia tăng cao, sử dụng lao động có chất lƣợng cao, có kỹ năng nhƣ cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất vật liệu mới thay thế nhập khẩu.

Điều này cho thấy, vấn đề công nghệ và nhân lực là 2 nhân tố cốt lõi của phát triển công nghiệp theo chiều sâu. Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, trong nội bộ các ngành kinh tế của Việt Nam phải chuyển dịch từ công nghệ thấp, năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp sang công nghệ có hàm lƣợng khoa học cao, năng suất và giá trị gia tăng cao. Đây là căn cứ chủ yếu để các ngành kinh tế trong nƣớc xây dựng chiến lƣợc phát triển trong thời gian tới.

Theo Tạp chí Công nghiệp (Bộ Công Thƣơng): Mục tiêu và định

hướng phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao

Với tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ thuộc nhóm nƣớc đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á về phát triển công nghiệp; công nghiệp Việt Nam có trình độ công nghệ hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lƣợng và tài nguyên; chất lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiên tiến, có năng lực cạnh tranh cao và có đội ngũ lao động chuyên nghiệp, trình độ, tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số sản phẩm công nghệ cao.

Trong giai đoạn đến năm 2020, công nghiệp Việt Nam phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong hội nhập, có trình độ công nghệ tiên tiến ở một số chuyên ngành, lĩnh vực; có khả năng đáp ứng về cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế về tiêu dùng và xuất khẩu.

Do đó, đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có dƣ địa lớn, có giá trị tăng cao phục vụ thị trƣờng nội địa và hƣớng đến xuất khẩu giá trị lớn; gắn phát triển công nghiệp với dịch vụ công nghiệp, với sử dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trƣờng, tiết kiệm năng lƣợng, tài nguyên và hƣớng đến phát triển bền vững là nội dung trọng tâm của Chiến lƣợc phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa đƣợc Bộ Công Thƣơng trình Chính phủ phê duyệt.

Một trong những mục tiêu chính của Chiến lƣợc là giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao năm 2020 đạt khoảng 30 – 40%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Định hƣớng ƣu tiên của Chiến lƣợc tập trung điều chỉnh mô hình tăng trƣởng công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp ƣu tiên; phân bố không gian công nghiệp.

Cụ thể, từng bƣớc điều chỉnh tăng trƣởng công nghiệp từ chủ yếu dựa trên số lƣợng sang chất lƣợng; dựa trên năng suất, chất lƣợng và hiệu quả. Gia tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong cơ cấu sản phẩm công nghiệp quốc gia và sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, từng bƣớc giảm tỷ trọng các sản phẩm gia công, sơ chế và dựa vào tài nguyên.

Đẩy mạnh số lƣợng doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh trong nội địa, thị trƣờng khu vực và quốc tế. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và thị trƣờng cho các ngành công nghiệp hỗ trợ. Phát triển doanh nghiệp và các phân ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao bằng công nghệ sản xuất thân thiện môi trƣờng. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực công nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc phát triển các ngành công nghiệp ƣu tiên (gồm: Cơ khí và luyện kim; Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; Điện tử và công nghệ thông tin; Năng lƣợng; Hóa chất; Dệt may, da giày), hƣớng đến tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nhƣ: sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn; giá trị xuất khẩu lớn; tạo thị trƣờng cho công nghiệp hỗ trợ phát triển; sử dụng công nghệ cao; tạo nhiều việc làm đòi hỏi trình độ cao; giảm dần các lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản và lao động giản đơn.

Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp giữa các vùng miền trên toàn quốc làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cân đối, đặc biệt, phát triển công nghiệp Vùng 2 (đồng bằng sông Hồng) phải chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến và bảo vệ môi trƣờng sinh thái; Vùng 3 (ven biển miền Trung), từng bƣớc khai thác tiềm năng phát triển điện gió, điện mặt trời để bảo vệ môi trƣờng; Vùng 5 (Đông Nam bộ), phát triển công nghiệp dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lƣợng tri thức cao, giá trị gia tăng cao và chuyển dần các ngành gia công đơn giản, thu hút nhiều lao động từ các trung tâm về các địa phƣơng có nhân công rẻ.

* Mục tiêu đào tạo của trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim

Định hƣớng phát triển của Nhà trƣờng trong những năm tới là: Tập trung đầu tƣ xây dựng và phát triển Nhà trƣờng một cách toàn diện, từng bƣớc phấn đấu trở thành một trƣờng Cao đẳng kỹ thuật công nghệ chính quy, hiện đại, với đa cấp học, ngành học; có khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lƣợng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Muốn vậy, Nhà trƣờng cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Tiếp tục đầu tƣ xây dựng, phát triển ĐNGV đủ về số lƣợng và đảm bảo về chất lƣợng. Có năng lực cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới, đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xây dựng quy hoạch phát triển Nhà trƣờng đến năm 2020, đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng cơ bản, để Trƣờng ngày một khang trang hơn. Từng bƣớc tiêu chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo học tập, nghiên cứu khoa học và các điều kiện phục vụ khác cho HSSV.

Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, thí nghiệm, thực hành, thực tập cho giáo viên và HSSV.

Đổi mới nội dung, chƣơng trình đào tạo, đảm bảo đào tạo gắn với thực tế sản xuất và có tính tới sự phát triển khoa học, kỹ thuật trong tƣơng lai.

Tiếp tục mở rộng mục tiêu đào tạo ở cả 3 hệ đào tạo, phấn đấu xây dựng nhà trƣờng trở thành một trƣờng đào tạo đa cấp học, ngành học, có khả năng cung cấp một cơ cấu lao động đồng bộ cho ngành Cơ khí, luyện kim và một số ngành khác có liên quan, đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội và thực tế sản xuất.

Mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và phối hợp với các cơ sở sử dụng lao động nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo cho HSSV.

3.1.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Các biện pháp phối hợp đào tạo giữa trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim với các cơ sở sử dụng lao động đƣợc căn cứ dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận có liên quan và phân tích thực trạng công tác đào tạo của nhà trƣờng trong những năm qua và căn cứ vào nhiệm vụ đào tạo của nhà trƣờng trong những năm sắp tới. Sự đòi hỏi của nhu cầu xã hội ngày càng cao, tình trạng rất nhiều HSSV sau khi tốt nghiệp ra trƣờng không tìm đƣợc một công việc phù hợp hoặc trình độ, tay nghề của HSSV sau khi đƣợc đào tạo từ các nhà trƣờng ra không đáp ứng, không phù hợp với quy trình công nghệ, dây truyền sản xuất của các nhà máy, công ty, xí nghiệp… Mặt khác khi xây dựng các biện pháp còn phải căn cứ vào các nguyên tắc nhất định sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi:

Các biện pháp đƣa ra phải mang tính khả thi, nghĩa là phải phù hợp với đặc điểm, tình hình và điều kiên cụ thể của nhà trƣờng cũng nhƣ đáp ứng đƣợc những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.

* Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo:

Các biện pháp đƣa ra phải hƣớng đến mục đích là nhằm phát huy những mặt mạnh, những thế mạnh hiện có của nhà trƣờng: Nhƣ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy học hiện đại, đa dạng, phong phú, các mối quan hệ với rất nhiều các nhà máy, công ty, xí nghiệp lớn trong cả nƣớc… để trên cơ sở đó mà xây dựng, bổ xung và hiệu chỉnh lại chƣơng trình, mục tiêu đào tạo ngày một hoàn thiện và phù hợp hơn. Tiếp cận với mô hình đào tạo đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội, hạn chế, khắc phục đƣợc những tồn tại, bất cập trong công tác đào tạo của nhà trƣờng hiện nay.

* Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống:

Các biện pháp đề ra phải có tác dụng bổ trợ cho nhau, thống nhất với nhau trên cơ sở cùng chung mục đích nhằm làm tốt, đẩy mạnh công tác phối hợp đào tạo giữa trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim với các cơ sở sử dụng lao động. Mỗi biện pháp là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hệ thống biện pháp, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy quá trình phối hợp đào tạo. Do vậy, công tác phối hợp đào tạo giữa trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim với các cơ sở sử dụng lao động cần phải thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp trên thì mới đem lại hiệu quả cao.

* Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa:

Việc đề ra các biện pháp phối hợp đào tạo giữa trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim với các cơ sở sử dụng lao độngcần phải dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn; dựa vào các nguyên tắc đã nêu trên và đặc biệt là căn cứ vào mục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiêu phát triển trong tƣơng lai và chủ trƣơng mở rộng quy mô, dung lƣợng, nâng cấp nhà trƣờng trong giai đoạn tới, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn sản xuất.

3.2. Các biện pháp phối hợp đào tạo của trƣờng Cao đẳng Cơ khí – Luyện kim với các cơ sở sử dụng lao động Luyện kim với các cơ sở sử dụng lao động

Từ nghiên cứu lý luận và xuất phát từ yêu cầu của các cơ sở sử dụng lao động ngày càng yêu cầu ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo ở nhà trƣờng ra phải đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ trong thực tế sản xuất. Tránh đƣợc sự lãng phí sau khi tuyển dụng các cơ sở sản xuất phải tổ chức đào tạo lại cho những HSSV mới tốt nghiệp ra trƣờng do chƣơng trình đào tạo và thực hành của nhà trƣờng chƣa phù hợp với thực tế sản xuất. Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim chúng tôi đề xuất một số biện pháp phối hợp đào tạo với cơ sở sản xuất nhƣ sau:

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng mục tiêu, chƣơng trình đào tạo có sự tham gia của cơ sở sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp đào tạo của trường Cao đẳng cơ khí luyện kim với cơ sở sử dụng lao động (Trang 56 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)