Không gian bản Hon và “Người xứ Mây” qua những khúc hát quê hương

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn (Trang 27 - 48)

Trong văn học, có những địa danh cứ trở đi lại trên trang viết của nhà thơ và trở thành một yếu tố khơi gợi những cảm xúc sâu xa của người đọc. Đó có thể là địa danh quê hương, nơi “chôn rau cắt rốn” của tác giả (như Huế

trong thơ Tố Hữu; Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm. Địa danh trong thơ văn cũng có thể là những mảnh đất khác lạ đã “hóa tâm hồn” nhà thơ (như Mai Châu trong thơ Quang Dũng; Tây Bắc trong thơ Chế Lan Viên). Việc tạo địa danh trên trang viết cũng có những cách khác nhau: có khi là địa danh có thật

(“Mường Thanh, Hồng Cúm Him Lam/ Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng

- Tố Hữu); có khi là địa danh hư cấu (làng Mỹ Lý trong truyện ngắn của Thanh Tịnh; làng Vũ Đại trong truyện ngắn của Nam Cao). Điều quan trọng là tác giả phải “thổi hồn” được vào những địa danh đó, để mỗi tên làng, tên đất trong tác phẩm trở thành một điểm sáng thẩm mỹ trong thế giới nghệ thuật của nhà thơ, nhà văn và là một địa chỉ tâm hồn đối với người đọc.

Đọc thơ Dương Thuấn ta thấy hiện lên một địa danh gắn liền với một không gian cụ thể: “Bản Hon”. Bản Hon vốn là không gian thực ngoài đời, một bản vùng cao thuộc xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; là quê hương của nhà thơ Dương Thuấn. Đây là nơi có phong cảnh đẹp được tạo dựng bởi những dãy núi đá vôi hiểm trở, phân lớp dày, quá trình cácxtơ tạo thành những hình dạng kỳ thú. Thiên nhiên bốn mùa có những nét đặc trưng riêng của khí hậu vùng núi cao Việt Bắc. Trong thơ Dương Thuấn, có nhiều bài thơ viết về bản Hon như: Quê tôi núi ngàn; Bản nhà sàn; Bản Hon; Quê

hương; Mời anh về ba bể; Thăm thác Đầu Đẳng; Về Bắc Kạn... Nhà thơ gọi

đó là những khúc hát quê hương. Bản Hon được nhắc đến rất nhiều lần với cách gọi khác nhau như bản, bản Hon, bản vùng cao, bản nhà sàn...và gắn liền với nó là một không gian nghệ thuật mang tính đặc trưng của thơ Dương Thuấn. Trong không gian nghệ thuật này, thiên nhiên, con người, phong tục tập quán...hiện lên vừa thực, vừa thơ mộng, lãng mạn.

* Thiên nhiên bản Hon

Thiên nhiên thơ mộng trữ tình của bản Hon trong thơ Dương Thuấn hiện rõ qua bức tranh bốn mùa. Bản Hon đẹp nhất khi vào xuân. Dương Thuấn say mê giới thiệu vẻ đẹp của mùa xuân quê mình qua sắc màu của hoa mận, hoa mơ bung nở làm bừng sáng khung cảnh núi rừng:

Mùa xuân lại đến với non ngàn bao la Dọc thung trời trắng hoa mận, hoa mơ

(Mùa xuân bản Hon)

Sắc hoa tươi thắm như mời gọi mọi người tìm đến với thiên nhiên để thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân:

Hoa đào nở thắm rồi Rừng hoa ban nở trắng Dậy ra núi cùng chơi

Cũng là cảnh sắc ấy, nhà thơ Nông Quốc Chấn cảm nhận bức tranh mùa xuân giống như một tấm thổ cẩm được thêu dệt bởi sắc màu của các loài hoa:

Mùa xuân mới về với chúng ta Lá hoa nhuộm đồi đèo rừng núi Như thổ cẩm trải qua mặt bàn

(Mùa xuân trên bản)

Những câu thơ viết về mùa xuân của Dương Thuấn đem đến cho người đọc cảm xúc đẹp về bản Hon mỗi độ xuân về, khiến người ta như được hòa trong không gian ấy để cảm nhận, tận hưởng những gì là đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặng cho bản làng miền núi này.

Không gian bản Hon thật khó quên với cái nắng chói chang của mùa hè cùng cơn mưa rừng bất chợt “Tháng sáu mưa ngàn/ Bất chợt cơn lũ” và sau những cơn mưa ấy măng vầu, măng nứa lách mình khỏi mặt đất thành cây:

Măng vầu cởi áo Mở lá cánh ve Ông trời thở phè Bay từng phoi lửa Ông sấm ra cửa Tập súng trên cao

(Vào hè - Cưỡi ngựa đi săn)

Mùa thu bản Hon lại đẹp thật dịu dàng với nắng, lá vàng, trăng bạc:

Gió thổi lá vàng trong nắng thu rơi rơi”, “Hoa dại nở khắp triền đồi thắm

đỏ”, hình ảnh của “trăng bạc thung thăng chạy trên ngọc cỏ”... (Nắng bên hoa). Tất cả tạo nên một bức tranh mùa thu quyến rũ khiến cho tác giả ngỡ ngàng thốt lên “kìa thảo nguyên đẹp thế”. Mùa đông trong không gian bản Hon là những đợt gió mùa và sương muối phủ khắp núi rừng mang theo cái lạnh thấu vào da thịt mà ai đã từng sống ở miền núi đều có thể hình dung

được: “Gió vuốt cành le buốt rợn người”(Mùa đông). Qua những vần thơ về thiên nhiên bốn mùa trong không gian nghệ thuật của mình, có lẽ nhà thơ Dương Thuấn muốn gửi gắm những tình cảm sâu thẳm trong tâm hồn nhà thơ về quê hương. Đằng sau mỗi hình ảnh, đường nét, màu sắc của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của bản Hon trên trang thơ, người ta cảm nhận được cảm xúc rung ngân tha thiết của nhà thơ đối với quê hương mình.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên bốn mùa, hình ảnh núi và sông cũng là điểm nhấn trong không gian nghệ thuật bản Hon. Trước hết là hình ảnh của núi. Dương Thuấn đăng đàn với tập thơ đầu tay Đi tìm bóng núi (Đi tìm “bóng núi” chứ không phải “bóng hồng” hay “bóng mĩ nhân”). Dương Thuấn lặng lẽ cảm nhận và quan sát ngọn núi quê hương và có những phát hiện mới mới mẻ, thú vị:

Ngày ấy...núi đi tìm nơi ở Núi về đến quê mình Có tiếng lượn nàng ơi Núi đứng nghe mê mải Mà chân không biết bước Núi đứng đến bây giờ

(Đi tìm bóng núi)

Núi không chỉ là hình ảnh của tự nhiên mà nó còn được nhân cách hóa trở nên một thực thể biết sống. Bằng lối kể có phần nhuốm màu cổ tích về cội nguồn của núi: núi từ đâu “về quê mình”, bắt gặp “tiếng lượn nàng ơi” để rồi

đứng nghe mê mải... không biết bước” và núi “đứng đến tận bây giờ”. Lời kể

khái quát được nét đặc trưng của thiên nhiên vùng cao và niềm tự hào rất riêng của con người gắn bó với núi rừng quê hương. Tình cảm đó được Dương Thuấn thể hiện qua những vần thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi mà gợi cảm xúc sâu xa.

Cũng như người bản Hon, Dương Thuấn tự hào là “người con của núi”: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người sinh ra trên núi/ Cầm dao tự phát lối cho mình” (Nhìn ngược mặt

trời). “Quê tôi núi ngàn cao vời và lớn rộng/ Sáng sớm sương trời bay trắng lòng

thung” (Quê tôi núi ngàn). Trong bức tranh của bản Hon, núi hiện lên trùng điệp:

Hoàng hôn xuống Ngắm ngọn Bút Sơn

Ngắm Núi Voi oai hùng xung trận

(Chiều bản Hon)

Con người quê núi tự hào về quê hương nhưng cũng hiểu rõ những khó khăn thử thách của thiên nhiên nên biết tìm mọi cách vượt lên hoàn cảnh để tồn tại. Câu thơ đồng thời còn gợi nhắc đến nguồn cội dân tộc Tày. Từ buổi đầu sơ khai, người Tày đã về định cư ở nơi này và bắt đầu một cuộc sống mới bằng sức mạnh và đôi chân của mình. Người Tày lớn lên và gắn bó cùng với núi trải qua bao khó khăn vất vả:

Ba bước chân gặp núi Ra khỏi cửa là leo, là lội

(Quê hương)

Thế nên con người không trách núi ngay cả những khi vấp ngã. Tình yêu quê hương đã đồng nhất con người và núi với nhau:

Gieo mùa màng Khi không

Khi được

Trách núi làm chi

(Mùa)

Với người miền vùng cao, núi là một hiện tượng của tự nhiên, nhưng đã từ lâu, núi được coi như một người bạn. Núi có tự bao giờ mà để khi gần

thì gắn bó, khi đi xa thì nhớ mong. Để khẳng định cho mối quan hệ gắn bó, thủy chung đó, Dương Thuấn viết:

Ngọn núi ngày ngày chăn trâu Mùa nào cũng lên hái quả

Đứng trong tim như một người thân Hễ đi xa là nhớ

(Núi cơm chiều)

Với Dương Thuấn, viết về núi còn là một cách tuyên ngôn nghệ thuật của anh. Là nhà thơ người Tày, sinh ra từ trên núi, Dương Thuấn tự tìm cho mình một phong cách, một lối đi của riêng trên con đường nghệ thuật.

Dương Thuấn cũng viết nhiều về sông (sông Hồng, sông Thương, sông Nậm Na...) nhưng ấn tượng nhất là dòng sông Năng. Trong thực tế, đây là con sông có cội nguồn từ khối núi cao Phía Giạ (thuộc Bảo Lạc, Cao Bằng) chảy qua địa phận quê anh. Đối với người bản Hon, sông Năng không chỉ là con sông mang nguồn nước mát phục vụ đời sống mà nó còn là hình ảnh của quê hương. Với Dương Thuấn, sông còn là điều gì đó rất thiêng liêng gợi nhắc về nguồn cội. Trong tập thơ Hát với sông Năng ta thấy xuất hiện nhiều hình ảnh của dòng sông Năng. Sông Năng gợi cảm hứng đặc biệt cho anh sáng tác, chiếm vị trí trung tâm trong cảm xúc về quê hương:

Sinh ra tắm nước thơm Mới là con của mẹ Lớn lên tắm nước sông Mới thành người của làng Đóng con tàu ra bể

Tắm giữa đại dương

Mới thành người của muôn nơi

Qua cảm xúc về dòng sông, nhà thơ gửi gắm suy nghĩ về nguồn cội và hành trình cuộc đời của con người: sông từ suối mà ra, sông chảy về với biển cũng như con người sinh ra được mẹ nuôi cho lớn khôn, cứng cỏi sẽ rời núi xuống đồng bằng và đến với muôn nơi. Từ biển lớn cuộc đời con người lại khao khát trở về với quê hương: Cái rãnh nhà bé nhỏ/Bước ngàn lần không qua. Cũng bởi biết neo lại ở cái “rãnh nhỏ” cội nguồn ấy mà người con xa quê không bị trôi giạt giữa đại dương cuộc đời.

Dương Thuấn nặng tình với dòng sông Năng. Với Dương Thuấn, đây là con sông quê hương gắn bó nhiều kỷ niệm. Khi đi vào thế giới nghệ thuật thơ, sông Năng như một tứ ngầm chảy suốt trong thơ anh. Mỗi lần nhìn sông, mạch nguồn cảm xúc lại tuôn trào gợi bao điều tâm sự. Dòng sông của tác giả có dáng dấp của nàng thơ nhưng lại gợi rất nhiều cảm hứng triết luận. Cũng bởi thế cách ứng xử với sông trong thơ Dương Thuấn cũng đa dạng: hỏi sông,

hát với sông, nhớ sông...Mỗi lần như thế lại là dịp để nhân vật trữ tình giãi

bày, kể lể, tâm tình, chất vấn những điều sâu kín:

- Ở bản Hon có những bà già

Ngày ngày ra ngồi bên bờ sông Năng Cúi đầu xuống dòng sông than thở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sông ơi, tôi già quá rồi nhưng sao chưa chết? Dòng sông vẫn chảy ì ầm

Như là không nghe, không biết... (Những bà già)

Nhưng đẹp nhất vẫn là khúc sông kỷ niệm trong lòng người xa quê.

Tôi và em yêu nhau rồi xa quê

Bây giờ mỗi đêm nằm lại nghe tiếng sóng

Tiếng thác reo chui vào trong chăn thành giấc mơ... (Hát với sông Năng)

Tiếng sóng của dòng sông đang ào ạt vỗ bờ hay đó là tiếng sóng trong lòng nhà thơ?! Sông Năng không chỉ là dòng sông thuộc về thực tại mà nó trở thành biểu tượng của nỗi nhớ, của tình yêu với quê hương. Sông không lộ diện trong mọi lúc mà có khi lặn thật sâu trong cảm xúc, lại có khi bất chợt hiện ra khi bắt gặp một dòng sông nơi miền đất lạ:

Đêm nay nằm bên sông yên lặng

Không tiếng thác gầm như sông quê hương Tôi ngẩng đầu nhìn sao, đếm: một, hai, ba... Oan hồn trên kia, đầy trời không thể đếm...

(Đêm bên sông yên lặng)

Trong thơ Dương Thuấn, núi sông thường đứng cạnh nhau và bổ sung ý nghĩa cho nhau rất hiệu quả. Núi và sông theo nghĩa thực là biểu tượng quen thuộc, gắn với cuộc sống con người miền núi. Họ sống gắn bó với rừng, với cây, với sông, với núi...Chính vì thế hình ảnh núi sông mang nhiều ý nghĩa. Núi sông thể hiện sự giao hòa, gắn kết giữa cuộc sống con người với thiên nhiên xung quanh. Núi sông còn mang ý nghĩa tượng trưng: núi là nhân chứng của những cuộc đi, sông là nơi tìm về của những nỗi niềm, nhớ nhung. Ngày ra đi thì nói “xuống núi”, ngày trở lại thì nói “trở về bên sông quê hương”. Núi tượng trưng cho sự che chở, bao bọc, sông là nguồn mạch cho sự sống. Núi đứng ngóng đợi người đi, sông tắm mát cho tâm hồn con người khi trở về. Sông và núi là hình ảnh để bộc bạch, giãi bày cảm xúc của nhà thơ đối với bản làng, quê hương.

Không gian bản Hon trong thơ Dương Thuấn thấm đẫm ánh trăng:

- Người đi mang một câu hát cũ Người đi một bến trăng xưa

Ánh trăng trên bản cao xuất hiện trong không gian riêng có núi, có dòng sông Năng soi sáng bản nhà sàn cho cô gái quay sa kéo sợi. Trăng tỏa sáng bến sông đêm cho con thuyền neo đậu tạo thành một bức tranh phong cảnh đầy chất thơ:

Đêm trăng bản nhà sàn say múa

Cô gái quay sa kéo sợi chỉ dài Buộc con thuyền đêm neo vào bến Buộc hồn của núi với hồn ai...

(Mời anh về Ba Bể)

Trong khung cảnh trên, thiên nhiên và con người như hòa quện vào nhau cùng tỏa sáng. Cũng có khi trăng xuống làm bạn chung vui cùng trẻ nhỏ:

Những em bé xứ Mây Tóc nâu

Da thơm mùi cỏ Chạy đuổi theo trăng Trăng chạy xuống nước Cả lũ đứng cười ha hả

(Em bé xứ Mây)

Những em bé xứ Mây trong đêm trăng sáng được thỏa sức chơi trò đuổi bắt trăng. Trăng gần gũi thân thiết như người bạn. Trăng còn chứng kiến sẻ chia nỗi buồn, khổ đau cũng như hạnh phúc cùng con người miền núi:

- Em sẽ thương hơn những người phụ nữ Khuya một mình trông rẫy giữa trăng trong...

(Đêm ngủ nương) - Nàng nhớ thương nàng khóc Nước mắt tràn trăng khuya.

Có thể hình ảnh người phụ nữ trông rẫy giữa đêm khuya hay người con gái đang khóc vì nhớ thương là hình ảnh thực đầy cảm động nhưng dường như đã được thi vị hóa dưới ánh trăng. Với Dương Thuấn, trăng không chỉ là hình ảnh đẹp thuộc về thiên nhiên mà nó còn là “nàng thơ” để nhân vật trữ tình thổ lộ lòng mình. Vì thế trăng hiện lên ở nhiều dáng vẻ, ý nghĩa khác nhau; trong đó, nhiều nhất là ý nghĩa tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp rạng ngời: “Em đẹp như trăng rằm tỏa rạng”(Làm dâu). Dương Thuấn đã viết về trăng là để bộc lộ cảm xúc về vẻ đẹp của quê hương, đồng thời để thể hiện tấm lòng gắn bó với bản làng dù đi xa ngàn dặm vẫn nhớ để tìm về “bến trăng xưa” quê mình.

Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật của Dương Thuấn còn tạo nên vẻ hấp dẫn của thắng cảnh Hồ Ba bể:

Cùng nhau về thăm hồ Ba Bể Đường lên cao lắm dốc lắm đẹp

Qua Bắc Kạn, Đèo Giàng, Phiêng Dản Núi cỏ xanh, sông suối cũng xanh

(Thăm Hồ Ba Bể)

Con đường vào hồ Ba Bể quanh co, lắm dốc, nhiều đèo nhưng lại rất hữu tình “Suối cỏ xanh sông suối cũng xanh”, chưa thấy hồ nhưng người đọc đã bị cuốn hút bởi cảnh đẹp bên đường. Hay vẻ đẹp cảnh thác Đầu Đẳng. Vẻ đẹp của ngọn thác được tạo nên từ sức mạnh của sông Năng giữa đại ngàn hùng vĩ. Đây cũng là nơi gặp gỡ, hẹn hò của lứa đôi: “… nơi hẹn hò khách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến/ Nơi tình yêu muôn thuở chốn trăng vàng”(Thác Đầu Đẳng).

Trong thơ Dương Thuấn, thiên nhiên hiện lên thật lung linh tươi đẹp. Đó là thiên nhiên của bản Hon, của núi rừng Việt Bắc. Từ nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tác, Dương Thuấn đã tạo nên một đặc trưng trong không gian nghệ thuật của thơ mình, qua đó thể hiện tình cảm sâu đậm của anh với quê hương. Tuy nhiên, làm nên sức sống của không gian bản Hon đó không thể

thiếu những con người xứ Mây (cách nhà thơ gọi những con người quê hương) với tập tục văn hóa truyền thống đẹp lưu truyền từ bao đời và cuộc sống lao động xây dựng bản làng hôm nay.

* Phong tục, tập quán

Ngoài những bài thơ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, trong thơ Dương Thuấn có nhiều bài viết về phong tục tập quán vốn là những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của “người xứ Mây”. Cùng với quá trình tồn tại của cộng đồng dân tộc, những phong tục tập quán ấy ngày một phát triển phong phú, đa dạng hơn. Vì thế, không gian nghệ thuật thơ Dương Thuấn còn rộn

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn (Trang 27 - 48)