Từ bản Hon, Dương Thuấn xuống đồng bằng, ra biển lớn và đến với muôn nơi. Anh đã đi đến hầu hết các miền của đất nước từ Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa
đến Cà Mau, Cần Thơ.v.v...Anh còn ra nước ngoài, đến với Washinhton, Bắc Kinh... Mỗi nơi đi qua anh đều có cảm xúc thơ. Trong tuyển tập thơ của anh có hơn 200 trang viết về “những nơi khác”. Con người anh cùng hòa nhập vào với nhịp sống, văn hóa và con người nơi anh đến, gặp gỡ “người muôn phương”. Không gian nghệ thuật trong thơ anh ngày càng rộng mở. Điều đáng chú ý trong sáng tác của Dương Thuấn là dù viết về rất nhiều nơi nhưng tất cả đều được viết với lối tư duy và sử dụng hình ảnh theo cách của người miền núi. Nói cách khác, dù đi đến bất cứ nơi nào hay viết ở bất cứ đâu anh vẫn giữ được cốt cách “người con của núi” không bị hòa tan.
Là người dân tộc thiểu số nên Dương Thuấn có điều kiện am hiểu phong tục tập quán của các dân tộc anh em như Thái, Mán, Giáy, H.Mông...ở các tỉnh Đông Bắc của Tổ quốc. Bài thơ Lên Đồng Văn đưa người đọc lên với đồng bào H.Mông ở Quảng Bạ, Đồng Văn “Trên đầu chất ngất cao núi đá”
và biết được cuộc sống nơi đây:
Vùng có bảy ngày phiên chợ Chảo thắng cố sôi sục giữa trời
Rượu chưa cạn bầu, chưa trở về bản cũ Gái yêu chồng theo sau ngựa cầm đuôi
(Lên Đồng Văn)
Và biết được cả “cái lí của người Mông” khi chọn vợ: đồng bào Mông sống trên núi đá cao, giao thông qua lại chỉ có thể đi bộ nên chọn vợ phải là những cô gái có bắp chân to mới thích hợp với đường đèo.:
Lên Đồng Văn người nào cũng nhắc Chọn vợ chỉ chọn hai bắp chân Để đi nương khỏe đêm gác nằm
Hoặc cảnh độc đáo ở Mã Pì Lèng:
Lên Mã Pì Lèng như hái được vì sao Bầu trời lung linh thích thổi khèn và hát Người nào cũng có đôi bàn chân to Đeo gùi trên lưng leo non vượt thác
(Mã Pì Lèng)
Xuôi ngược qua nhiều miền đất khác nhau, mỗi nơi nhà thơ đi qua, những đặc trưng thiên nhiên, con người, văn hóa vùng miền... đều gợi nỗi niềm cảm xúc trong thơ Dương Thuấn: Lạng Sơn có hội Kỳ Cùng, rượu Mẫu Sơn; Thái Nguyên có trà Tân Cương thơm ngọt. Tây Nguyên, mảnh đất của văn hóa cồng chiêng có những sử thi nổi tiếng… Từ biệt mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió, nhà thơ xuôi về nơi cực Nam của Tổ quốc, gặp những con người lao động mộc mạc, chân chất mà hào phóng như ông lái đò sông Hậu:
...Xuôi theo sông chiều về lại bến ...Tiền tau đâu xài lắm mà cần
Tau và mi cùng chơi, có chi mà phải trả Mai mi đi nhớ ghé lại để tau mừng
(Ông lái đò sông Hậu)
Những người lao động như ông lái đò sống một đời thanh bạch trên sông nước quê hương; coi trọng cái tình, cái nghĩa của con người. Hình ảnh ông lái đò cũng bình dị gần gũi như những con người xứ Mây. Gặp ông lái đò, anh như thấy lại bóng dáng người dân quê mình.
Dương Thuấn đã đưa vào không gian nghệ thuật của mình không gian của mọi miền đất Việt và dệt nên tấm hình đất nước bằng thơ.
Không chỉ viết về Tổ quốc mình, Dương Thuấn còn đi xa hơn, đến với những chân trời mới rộng lớn hơn như Bắc Kinh, Washingtơn...Không gian nghệ thuật của anh mở ra những khoảng trời rộng lớn, mới lạ:
Buổi sáng đầu xuân khi hoa lê nở Tôi và các bạn tôi sang thăm nước Mỹ
Nơi máy bay hạ cánh đầu tiên là New York Những phố lớn nhà cao ngất trời mây
Người ta bảo thủ đô nghệ thuật thế giới là đây Máy bay chạy trên đường băng liên tiếp
Vút lên trời xanh nối nhau mải miết Nhìn châu lục nào cũng thấy gần nhau...
(Từ bản Hon đến Washingtơn)
Đọc thơ Dương Thuấn, người đọc thỏa sức mà hình dung, liên tưởng chiều sâu cảm xúc của nhà thơ trong một không gian nghệ thuật có biên độ rộng.
Không gian nghệ thuật và hình ảnh con người là những yếu tố cơ bản làm nên sức sống và vẻ đẹp riêng của thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn. Vốn sống đã giúp cho nhà thơ xây dựng thành công những mảng không gian nghệ thuật mang dấu ấn riêng: Khu vườn thiếu nhi, Không gian bản Hon, Không gian
Trường Sa và Những miền đất lạ. Những mảng không gian nghệ thuật đó được
Dương Thuấn được xây dựng chủ yếu bằng những chất liệu thực, gần với không gian xã hội, không gian địa lí ở quê hương và những miền đất đã “hóa tâm hồn” nhà thơ và những con người đã “để thương để nhớ” trong anh. Điều kiện sống, làm việc và sáng tác ở nhiều nơi cũng giúp cho Dương Thuấn tạo nên một không gian nghệ thuật rộng mở: từ miền núi đến miền xuôi, từ vùng sâu vùng xa đến nơi biên cương hải đảo, thậm chí là không gian của nhiều nơi trên thế giới. Trung tâm của không gian nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn là hình ảnh con người. Những em nhỏ miền núi, người em gái xứ Mây, bà mẹ xứ Mây, người lính Trường Sa là những hình ảnh đẹp trong thơ anh, góp phần làm nên sức sống cho không gian nghệ thuật của nhà thơ. GS. Hà Minh Đức nói rằng: “Thơ là tấm lòng, nhưng thơ cũng chính là cuộc sống”. Những bài thơ về cảnh sắc và con người của Dương Thuấn chính là phiên bản tâm hồn rộng mở của nhà thơ đón ngọn gió quê hương và những miền đất mới cho cây bút thơ mình nảy nở những chồi xanh.
Chương 2
NHÂN VẬT TRỮ TÌNH