Anh “Trái tim mang hình em/ Hiện thành câu thơ lấp lánh”

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn (Trang 70 - 76)

Tình yêu là một mảng đề tài hấp dẫn của thi ca. Trong thơ hiện đại Việt Nam, những bài thơ tình xuất sắc của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Vũ Cao, Giang Nam...đã đi sâu vào tình cảm của người đọc. Tiếp nối những nhà thơ đi trước, Dương Thuấn cũng ghi danh mình vào tâm hồn người đọc với những bài thơ tình “Lá trầu”, “Đi tìm bóng núi”...Bản tình ca anh hát về người con gái xứ Mây đã làm rung động bao trái tim bạn đọc. Những bài thơ viết về tình yêu của anh mang đậm sắc thái văn hóa vùng cao. Cách yêu, cách bày tỏ tình cảm hồn nhiên, thuần khiết như bản tính vốn có của con người nơi đây. Nhân vật trữ tình trong thơ tình của anh có tình cảm chân thật mà vẫn nồng nàn của các chàng trai miền núi. Đọc thơ tình Dương Thuấn, ta luôn thấy hiện lên hình tượng nhân vật trữ tình “Anh” - người luôn mang trong tim hình ảnh của “cô gái xứ Mây” vừa cụ thể, vừa xa xôi. Hình bóng người con gái ấy là nguồn cảm hứng dạt dào để anh thể hiện thành công hơn 300 bài thơ tình đặc sắc.

Đọc thơ anh, người ta gặp hình ảnh một chàng trai có trái tim yêu say đắm và lãng mạn:

Gõ vàotrái tim anh mang hình em

Hiện lên thành những câu thơ lấp lánh

(Đàn gió)

Nhân vật trữ tình trong thơ tình của Dương Thuấn có cảm xúc đặc biệt về người con gái xứ Mây. Người con gái ấy có khi là em, là cô gái xứ Mây, là

chị Thìn...Chàng trai thường lặng lẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cô gái miền

sơn cước, một vẻ đẹp tự nhiên không cần phải trang điểm:

Cô gái Núi Hoa

Mái tóc trời xanh về ở

Bắp chân thon mây trắng quây quần Ngôi sao đậu vào con mắt

(Bài ca Núi Hoa)

Nàng ngồi lặng bên bếp lửa một mình đun cám Ôi da trắng, ngực đầy, kheo dày, chân vững

(Đây rồi này, sáo ôi)

Đó là vẻ đẹp chắc khỏe thường thấy của người con gái vùng cao, giống như nhà thơ Y Phương đã viết:

Em đội chum rượu đến với anh Bằng đôi chân to khỏe

Đạp qua bao đau khổ Đến với anh!

(Em cơn mưa rào - ngọn lửa)

“Chàng trai của núi” yêu “cô gái xứ Mây” trước hết bởi vẻ đẹp thuần khiết ấy. “Bằng đôi chân to khỏe” người con gái đã băng qua mọi đau khổ cuộc đời để tìm đến với người mình yêu. Và chắc hẳn chàng trai rất hạnh

phúc vì có được người yêu như thế. Anh yêu người con gái xứ Mây vì vẻ đẹp mát trong, thuần khiết như suối nguồn, trăng núi. Tất cả những gì đẹp nhất thuộc về tự nhiên được anh đem ra so sánh với vẻ đẹp của người con gái:

Ánh trăng đêm sáng nhất trên trời cao Được ví như khuôn mặt tròn của em Hoa là thứ đẹp nhất ở dưới mặt đất Được ví như nụ cười rất xinh của em Nhìn lên trời cao vời vợi cũng thấy em Cúi xuống mặt đất thấp cũng thấy em Ở khắp mọi nơi em đều có mặt

Bởi vì em đẹp nhất trong thế gian này

(Em - Trăng - Hoa)

Tâm hồn anh còn bâng khuâng kỷ niệm đêm trăng: "Những tối trăng vàng em và tôi cùng tắm/ Nước sông làm da thịt em trắng thơm tho/ Tôi và em yêu nhau rồi đi xa quê/ Bây giờ mỗi đêm nằm lại nghe tiếng sóng/ Tiếng thác

réo chui vào trong chăn ấm thành giấc mơ" (Hát với sông Năng). Khi xa quê

hương, tình yêu trở nên cháy bỏng nhất, da diết trong anh. Những lúc như thế, hình bóng người con gái xứ Mây lại hiện về trong trái tim anh. Chàng trai khẳng định:

Đi một ngày

Thương người con gái qua sông ....

Càng đi càng nhớ mong

Càng yêu một người con gái...

Càng xa càng nhớ, càng mong, để rồi tự chất vấn, tự trả lời và cũng là “tự thú” với lòng mình tình yêu say đắm với em: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em là gì

Khi sung sướng anh thường hỏi thế Em là nguồn nước nhỏ

Chảy vào vại nhà anh

(Em- người xa lạ)

Em là “nguồn nước nhỏ”. Nguồn nước ấy vừa trong vừa mát và vô tận. Cách nói đơn giản mang nhiều ý nghĩa. Chàng trai dành cho cô gái trọn vẹn tình yêu trong trái tim mình.

Dù tình yêu không thành, trái tim lỗi nhịp, mang tâm trạng của chàng trai thất tình nhưng kỷ niệm tình yêu vẫn còn nguyên vẹn trong anh:

Bây giờ không còn cơn mưa Hai đứa đội chung tàu lá Bây giờ không còn mùa hạ Góc chiều đỏ chín bờ mong

(Đi tìm bóng núi)

Vượt qua mọi giới hạn của cuộc đời, anh vẫn hướng về em với cảm xúc của tình yêu buổi ban đầu:

Bây giờ ngựa về tàu khác Một mình anh ôm câu hát Đi tìm bóng núi ngày xưa

(Đi tìm bóng núi)

Anh còn yêu em hơn bởi vẻ đẹp trong tâm hồn. Anh luôn ám ảnh với lời dặn dò của em trước lúc chia tay:

Anh giữ lành anh nhé Thơm cay một lá trầu Nếu để rơi một nửa Làm nửa lá kia đau

Lời thủ thỉ tâm tình của “em” nhẹ nhàng mà thấm thía khiến chàng trai không nguôi quên. Đã có lúc, tình yêu dang dở khiến chàng trai khổ đau, trách móc:

Lời thề em đã ném xuống vực sâu Em ăn phải thuốc lú

Em bỏ mặc tôi, em bước qua cầu Không có em tôi không làm thơ nữa

Trời vẫn mưa, cơn mưa này, cơn mưa sau

(Thơ trạng trời mưa)

Nhưng qua lời dặn dò của em trước lúc chia tay, anh nhận thấy mình phải biết trân trọng, nâng niu những tình cảm đẹp trong cuộc sống.

Ngoài ra, trong những trang thơ tình của Dương Thuấn còn nhắc đến một tình yêu của “Tôi” với “Chị” với những cảm xúc sâu kín:

Tôi thầm mơ một đêm nằm với chị Chị sẽ thơm như qủa lê mới hái về Tiếng chị cười bên tai trong vắt Như nước ban mai chảy dưới khe...

(Nhớ chị Thìn)

Đó là một tình yêu đơn phương nhưng đẹp của nhân vật trữ tình, một tình yêu ban sơ, thuần khiết. Tình yêu ấy khiến ta liên tưởng tới nỗi khắc khoải của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lá diêu bông hay Cây tam cúc...của Hoàng Cầm:

Em mười hai tuổi tìm theo chị Qua cầu bà Sấm, bến cô Mưa...”

(Lá diêu bông)

Dẫu không thể đơm hoa kết trái nhưng tình yêu đó lại là những rung động đầu đời trong sáng rất đáng trân trọng.

Ngoài những bài thơ viết về tình yêu đối với “cô gái xứ Mây”, Dương Thuấn còn có những bài thơ nói về tình cảm vợ chồng thắm thiết:

Ngủ chung một giường Đắp chung một chăn

Khi làm mệt bảo nhau cùng nghỉ Đến bữa thì mời nhau cùng ăn Hai người vốn chẳng phải họ hàng Ở với nhau ngày lại thêm thân Chung niềm vui nỗi buồn lớn bé Người ta nói chẳng sai

Vợ chồng như đôi đũa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Vợ chồng)

Ở đó, nhân vật trữ tình không còn những nhớ nhung, khao khát của tình yêu ban đầu, mà lúc này là sự sẻ chia, gắn bó hạnh phúc gia đình. Họ chung nhau mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Vợ chồng được ví như đũa vẹn đôi.

Bài thơ Ba quả tim đàn ông của Dương Thuấn là bài thơ được nhiều người yêu thích; trong đó, qua giọng điệu dí dỏm, nhân vật trữ tình trong bài thơ đã “bật mí” điều bí mật trong “quả tim đàn ông”:

Đàn ông có ba quả tim Một quả để ở nhà

Một quả mang trong lồng ngực

Một quả giấu ở vườn hoa

Vẫn là trái tim “Anh” luôn rạo rực tình yêu! Tuy nhiên, tâm sự của nhân vật trữ tình ở đây bồi hồi cảm xúc của tình yêu thuở ban đầu mà là tình cảm của người đã trải nghiệm.

Dù viết về tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng hay những điều sâu kín trong trái tim, thơ Dương Thuấn lúc nào cũng thủ thỉ, tâm tình, đúng như Đỗ Thị Thu Huyền đã cảm nhận: “Không rạo rực sây đắm như thơ Lò Ngân Sủn, không đậm tính gợi hình như trong thơ Y Phương, không mơ hồ dịu dàng như cách viết của Hoàng Kim Dung...mà tình yêu giản dị, chân thành trong cảm nhận riêng của Dương Thuấn được diễn tả bằng cách khác, độc đáo và đằm thắm. Cái giản dị trong cuộc sống ngày thường, rất cụ thể, rất hữu hình nhưng chứa đựng trong đó những cảm giác hạnh phúc không gì sánh nổi” [26;15].

Trong thơ tình của Dương Thuấn, nhân vật trữ tình có tình yêu mộc mạc, chân thành nhưng cũng rất đằm thắm, thi vị. Đối tượng gợi nguồn thi hứng trong thơ tình Dương Thuấn là hình ảnh người con gái dịu dàng, đôn hậu và cũng hết sức bình dị, gần gũi. “Em” chính là nguồn mạch của sự sống gần gũi xung quanh “Anh”, là những gì đang hiện hữu, bao bọc lan tỏa và làm nên ý nghĩa đích thực cho cả cuộc đời “Anh”. Vì thế Dương Thuấn luôn trân trọng, ưu ái tình yêu bằng những vần thơ đẹp. “Anh” - Nhân vật trữ tình và “Em” - Người con gái xứ Mây - đã trở thành những hình tượng đẹp trong thơ tình Dương Thuấn.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn (Trang 70 - 76)