Sinh ra và lớn lên ở bản Hon - Bắc Kạn, Dương Thuấn đã thừa hưởng và tiếp thu được tinh hoa của tiếng Tày (tiếng mẹ đẻ). Thứ ngôn ngữ đó như đã thấm vào máu thịt, nuôi dưỡng tâm hồn anh, hình thành trong anh một chất giọng rất riêng mộc mạc, giản dị như tính cách vốn có của con người miền núi. Nhờ vậy, trong sáng tác thơ, Dương Thuấn sử dụng tiếng Tày cũng thạo như tiếng Kinh. (Tuyển tập của anh được viết bằng song ngữ Kinh - Tày). Điều đó rất ít nhà thơ làm được. Anh bộc bạch: “Tôi là thơ bằng cả hai thứ tiếng: Tày và Kinh. Khi viết tiếng Tày, tôi không nghĩ chỉ viết cho người Tày đọc, hoặc khi viết bằng tiếng Kinh, tôi không nghĩ chỉ viết cho người Kinh đọc. Tôi chỉ nghĩ đối tượng đọc của tôi là con người. Theo tôi nhà thơ phải đứng trên sự vật, trên cả thời đại mình để đem tiếng nói yêu thương tâm huyết nhất của mình đến với mọi người. Tôi luôn luôn muốn khẳng định với mọi người rằng: Tôi là như thế! Dân tộc tôi là như thế!” [26;11]. Mỗi khi cầm bút, nhà thơ “tỉ mẩn, kiên nhẫn nhặt nhạnh những hạt ngọc trong cách ăn, lời nói, trong lối tư duy và đặc điểm tâm lí của đồng bào mình”. [26;18]
Ngôn ngữ trong thơ Dương Thuấn mang đậm “bản sắc Tày” - “chất Tày” (“chất Tày” được nói tới ở đây là việc sử dụng từ ngữ và lối diễn đạt quen thuộc của người Tày). Dù anh viết về bất cứ điều gì, người đọc vẫn bắt gặp chất Tày thấm đẫm trong từng câu chữ, hình ảnh, lối nói... Chẳng hạn như câu thơ của anh:
Vách núi không mở cửa
Dễ si cũng chẳng bám vào
Thường người ta hay nói vách núi cao, vách núi dựng đứng, còn nói là
‘vách núi không mở cửa” thì đó là cách nói giàu hình tượng của người Tày
quê anh..
Hay ở một bài thơ khác, anh có câu thơ sử dụng ngôn ngữ mang mộc mạc và lối diễn đạt in đậm dấu ấn quê hương:
Tháng giêng ai chưa có mẹ vợ Cứ mặc quần áo cho đẹp đi chơi
Ai đã bắt con gái người ta về nhà mình ở
Đến thăm mẹ vợ rồi sẽ yêu vợ mình hơn
(Tháng giêng thăm mẹ vợ)
Người Kinh vẫn thường nói là “cưới vợ” chứ không ai nói “bắt vợ” hoặc “bắt con gái người ta về nhà mình ở”. Câu thơ “Bắt con gái người ta về
nhà mình ở” là cách nói hay gặp ở các dân tộc vùng cao, gắn với tục “bắt vợ”,
“cướp vợ”. Ở nhiều địa phương, hiện nay tục lệ này không còn nữa nhưng bà
con vẫn giữ lối nói quen thuộc; và Dương Thuấn đã vận dụng vào trong thơ mình một cách tự nhiên.
Ở một bài thơ khác, Dương Thuấn viết:
Quê tôi núi ngàn cao vời và lớn rộng Sáng sớm sương trời bay trắng lòng thung
Chiều về từng đàn mây vờn nhau trên cỏ
Xuân đến hoa đào nở, hoa lê trằng ngần
(Quê tôi núi ngàn)
Thông thường ta vẫn nói chòm mây, đám mây, ánh mây hay đơn giản hơn chỉ là mây chứ ít nói là “đàn mây”. Từ “đàn” gợi số nhiều. Được biết, từ “đàn” xuất hiện phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Tày, được dùng để chỉ chung cho tất cả các đối tượng có số lượng đông. Sử dụng
từ “đàn mây”, nhà thơ thể hiện được lối cảm, lối phô diễn của người dân làng
Cách nói “ăn nước” trong câu thơ “Ở nhà sàn ăn nước sông Năng”
cũng cho thấy cách sử dụng từ ngữ đậm sắc thái Tày của Dương Thuấn:
Bản Hon ở xa trên rẻo cao Hà Nội lên đi xe một ngày Qua mấy núi mấy đèo sẽ đến
“Ở nhà sàn ăn nước sông Năng”
(Bản nhà sàn)
Trong tiếng Tày, chữ “kin” vừa có nghĩa là ăn, vừa có nghĩa là uống. Cách dùng từ “ăn nước” hoặc “hái củi” của Dương Thuấn phỏng theo lối tư duy và cách nói rất riêng của người miền núi.
Cách dùng ngôn ngữ Dương Thuấn cũng mang âm sắc Tày. Chẳng hạn trong bài Quê tôi núi ngàn, anh viết:
Quê tôi núi ngàn cao vời và lớn rộng Sáng sớm sương trời bay trắng lòng thung Chiều về từng đàn mây vờn nhau trên cỏ Xuân đến hoa đào nở, hoa lê trắng ngần
(Quê tôi núi ngàn)
Cả đoạn thơ trên không có tiếng nào mang thanh “ngã” (vốn không có trong khuôn âm của người Tày). Có bài thơ, Dương Thuấn sử dụng những từ đệm thường thấy của người vùng cao:
Hồ hầy...
Ai đang xẻ nghiến
Hồ hầy...
Ai đang chặt cây
(Hồ Ba Bể)
Bản sắc Tày trong ngôn ngữ thơ Dương Thuấn hiện lên rõ nhất qua việc sử dụng những từ ngữ gợi người đọc liên tưởng đến không khí làng bản
và cuộc sống sinh hoạt, lao động của người Tày như thung, nương, mùa lúa, mùa ngô...
Ngày ngày đi lên nương
Mẹ chờ mùa lúa chín
Ngày ngày đi ra vườn Em chờ mùa hoa đến
(Lính đào chờ thư)
Ngay cả những viết nơi ở ngoài nước như Wasshington thì “chất Tày” trong anh vẫn ăn sâu vào câu, chữ:
Buổi sáng đầu xuân khi hoa lê nở Tôi và các bạn tôi sang thăm nước Mỹ Nơi máy bay hạ cánh đầu tiên là New York
Những phố lớn nhà cao ngất trời mây
(Từ bản Hon đến Wasshington)
Cách so sánh: “nhà cao ngất trời mây” giữ nguyên được cách diễn đạt hồn nhiên của người Tày có cuộc sống gắn bó thiên nhiên. Ngôn ngữ thơ Dương Thuấn là thứ ngôn ngữ giàu cảm xúc, thường sử dụng lối so sánh, miêu tả giàu hình ảnh. Hình ảnh được so sánh và miêu tả rất thân thuộc, gần gũi với cuộc sống người Tày. Chẳng hạn tả một buổi chiều ở bản Hon, tác giả viết:
Ôi nắng vàng như mật
Thơm muôn hương cỏ rừng
Tiếng mõ dọc triền thung
Trâu ăn kêu lốc cốc
Đoạn thơ giàu từ ngữ tả màu sắc, hương thơm, hình ảnh, âm thanh, gợi lên bức tranh cảnh chiều tà của bản làng đầm ấm. Dương Thuấn tả nét đẹp của người con gái xứ Mây bằng cách so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên. Vẻ đẹp đó chỉ có thể cảm nhận qua cái nhìn của chàng trai Tày: “Tiếng cười của em tan
Hay:
Ánh trăng đêm sáng nhất trên trời cao Được ví như khuôn mặt tròn của em Hoa là thứ đẹp nhất ở dưới mặt đất Được ví như nụ cười rất xinh của em Nhìn lên trời cao vời vợi cũng thấy em Cúi xuống mặt đất thấp cũng thấy em Ở khắp mọi nơi em đều có mặt
Bởi vì em đẹp nhất trong thế gian này
(Em - Trăng - Hoa)
Sương trời, ánh trăng, hoa lê...được nhân vật trữ tình đem ví với nét đẹp của em. Đó là một vẻ đẹp mát trong đến độ tinh khôi. Những hình ảnh thiên nhiên được đem so sánh là những hình ảnh thiên nhiên rất quen thuộc và gần gũi và với người miền núi. Như vậy dù viết về thiên nhiên, tình yêu hay bất cứ nguồn cảm hứng nào, thơ Dương Thuấn chưa bao giờ thoát li “chất Tày”.
Nhiều khi ngôn ngữ lại giản dị, tự nhiên giống với lời nói “thật thà” hàng ngày của người quê anh. Lời của đôi trai gái:
- Anh lên Mường Lò với em không?
- Vâng anh lên chứ, để em mong sao đành... Về mường đây có ải, có ềm
Có mùa nếp chín thơm lừng Ngòi Thia...
(Lên Mường Lò)
Hay lời của ông bác họ với đứa cháu lâu ngày không về thăm:
Cha bố chúng mày còn về hả May trời vẫn để hai già mòm Không chờ cho chết về một thể Ra mồ thăm kẻ khiêng ma luôn
Đọc những câu thơ trên, có thể thấy như được nghe thấy âm sắc, dáng vẻ, giọng nói hồn nhiên, chân tình của những người dân miền núi. Có thể nói rằng văn hóa Tày trong đó có ngôn ngữ đã ăn sâu vào tâm thức của nhà thơ và biểu hiện vô cùng sâu đậm và phong phú qua ngôn ngữ. Dù đi bất cứ đâu, Dương Thuấn vẫn là người Tày, một nhà thơ Tày đích thực. Qua ngôn ngữ thơ, anh đã đem dân tộc mình đến với muôn nơi.