Người “Mơ ước một chân trời” Một cái tôi nhiều khát vọng và trải nghiệm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn (Trang 76 - 82)

Về hành trình cuộc đời của mình, Dương Thuấn từng tâm sự: “Từ bản Hon bé nhỏ của tôi, từ cội nguồn dân tộc đã nuôi dưỡng, chắp cánh cho tôi được hòa nhập vào thế giới”[26;335]. Thuộc thế hệ được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, khi cuộc sống mới của đồng bào miền núi có nhiều đổi thay tươi sáng, con đường đi trong cuộc đời của Dương Thuấn cũng rộng mở hơn rất nhiều so với những người lớp trước ở quê hương. Thêm nữa, bản thân anh là người có chí hướng, luôn khát khao vươn lên, tìm tòi, sáng tạo. Hai nguồn động lực đó đã đưa bàn chân anh từ con đường quê núi bản Hon đến với giảng đường đại học, về miền xuôi và bước ra thế giới. Anh đã từng đến Vạn

lý trường thành (Trung Quốc), qua nửa vòng trái đến Đại học Harvard (Hoa Kỳ), giới thiệu với bạn bè thế giới về văn hóa Tày và văn hóa Việt Nam. Từ bản Hon đến với muôn nơi, chàng trai Tày ấy nhanh chóng bắt nhịp, hòa vào với cuộc sống mới để chiêm nghiệm và để viết. Đó là cơ sở xuất hiện một nhân vật trữ tình xuyên suốt nhiều bài thơ của Dương Thuấn: Người “mơ ước

một chân trời” với cái tôi nhiều khát vọng và trải nghiệm.

Nhân vật trữ tình trong thơ anh nói nhiều đến những cuộc ra đi. Ngay lời đầu tập thơ Đi tìm bóng núi ta đã thấy lời tâm sự: “Mẹ tôi đặt khẩu súng

săn, hộp đựng lửa vào chiếc nôi mắc trong thung lũng” và mẹ ru: “Bao giờ

con lớn con đi..”. Lời ru cứ bám ở trên vai. Lớn lên tôi tự hỏi: “Đi đâu? Rồi

cứ mơ ước một chân trời”.

Mẹ mong con lớn khôn, bàn chân mạnh mẽ đi đến muôn nơi để mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết. Thì ra cái khao khát được ra đi của anh trước hết là để thực hiện ý nguyện lời ru của mẹ: “mơ ước một chân trời”:

Sinh ra tắm nước thơm Mới là con của mẹ Lớn lên tắm nước sông Mới là người của làng Đóng con tàu ra bể

Mới thành người của muôn nơi

(Theo nước đi)

Lời thơ giản dị nhưng ý tứ lại hết sức sâu xa về sự trưởng thành của con: con của mẹ, người của làng, người của muôn nơi. Anh ra đi là để thực hiện khát vọng từ khi còn nằm trong vòng tay của mẹ. Nhưng anh không đến “chân trời mơ ước” một mình đơn độc. Hành trình ra đi của anh đã có những điểm tựa tinh thần bền vững và những bước chắc chắn: từ chậu nước thơm của mẹ ra đến con sông của làng và xuôi về biển lớn để trở thành người của

muôn nơi. Trên lộ trình ấy anh chưa khi nào quên đi cội nguồn hay đánh mất hồn vía dân tộc. Chính nền tảng dân tộc sẽ quyết định sự thành công cho lần ra đi của anh, ra đi để thực hiện mơ ước:

Con đã thành chàng trai của núi Mẹ đẩy con xuống thác

Con đi...

(Mẹ đừng thương)

Anh mải miết lên đường: “Sải dọc đo trời/ Sải ngang đo bể”; “Đi

không biết tháng tận/ Đi không biết đường cùng” (Khúc hát cao nguyên).

Tâm trang và bước chân ban đầu có phần bồng bột:

Ta có con mắt của con nai bên suối

Tacó con mắt của con báo trong lồng

Ta đi bộ từ núi xuống đồng bằng Ta ghé tai hổ nói:

- Ta là họ Dương

Hổ liền cõng ta vượt núi

Giữa đường gặp trăng sao

Ta ngồi cùng trăng sao uống rượu

(Ra đi)

Sau thời gian trải qua thực tiễn, không khỏi có lúc cô đơn, từ thực tế cho anh thấy, cuộc sống ở muôn nơi cũng có nhiều điều mới lạ, hấp dẫn nhưng nhiều khi làm cho con người ta cảm thấy mệt mỏi. Những lúc như thế, ta lại thấy trong tâm trạng của nhân vật trữ tình hiện lên một cái ”tôi” rơi vào trạng thái thất vọng, buồn bã, cô đơn:

Ra sông tắm với thuồng luồng Đêm đói này dạo với trăng suông

Thậm chí nhà thơ đi ra bể lớn để “câu ánh ngày” và cuối cùng “câu bóng mình”. Có lúc anh rơi vào trạng thái như cụ Tản Đà ngày nào buồn chán đã ướm hỏi chị Hằng:

Cung quế có ai ngồi đấy chửa? Cành đa xin chị nhấc lên chơi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Muốn làm thằng Cuội)

Tản Đà muốn lên là bạn với chị Hằng để thoát khỏi không gian trật trội, xô bồ nơi trần thế. Dương Thuấn cũng hỏi:

Ai đang đi ngoài đó Có phải đi lên trời Cho tôi theo lên với Còn đêm này nữa thôi

(Đêm cuối năm)

Có lúc, anh cũng muốn thoát li những áp lực của cuộc sống để đến nơi xa xôi trong mộng tưởng. Thật ra đó chỉ là cảm giác buồn chán khi anh chưa tìm thấy chỗ đứng của mình. Cảm giác ấy thậm chí khiến anh có thái độ ”bất cần đời”:

Ta đi từ rừng xuống bể Không nhìn mặt một ai.

(Hát với mình)

Đêm nay đô thành ta đạp đổ Ta là chàng trai núi khinh đời

Ta chẳng cần đô thành em đã biết hay chưa

(Ra đi)

Cái tôi khinh đời ngạo nghễ chẳng cần biết có ai liệu có phải là một thái độ cực đoan? Và phải chăng đó cũng là kết quả của những cuộc ra đi và trải nghiệm? Sau một thời gian “lang thang không nhà không cửa” cọ sát với thực tế:

Đi qua trăm miền quê Chẳng nơi nào để nhớ Đi qua nghìn người con gái Chẳng người nào để yêu

(Hát với mình)

Anh mang một cảm giác trống rỗng trong tâm hồn, chẳng có gì đáng để ý hay bận tâm. Có lẽ đó là những khoảnh khắc đầy khó khăn để khi vượt qua nó, anh tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống cũng như con đường nghệ thuật chân chính cho mình. Thay cho sự chán chường mệt mỏi thường thấy, anh đã có thêm nhiều trải nghiệm:

Nhà ta ở trên núi Bản có đông anh em Nay rời về thành phố

Lắm người lạ không quen... Em ơi ta ở đâu

Là nhà taở đó.

(Bản nhà sàn)

Trong một môi trường mới mọi thứ trở nên lạ lẫm, anh làm quen với nhịp sống mới. Và sự trải nghiệm sâu sắc đã cho anh nhận thức: điểm đến cuối cùng của mọi cuộc ra đi lại là sự trở về: trở về với quê hương, với cội nguồn, với những giá trị tinh thần bền vững và cũng là trở về với chính mình:

Sáng sớm hôm nay về bản Con đường mọi khi thấy nhỏ Sao hôm nay thấy rộng thênh Buồn vui tự hỏi lòng mình

Có phải đang đi trên đường thật ...

Tuổi bốn mươi biết hết mọi đường Chẳng thể còn ai dối lừa được nữa Không đường nào vui như về bản ta...

(Đường về)

Ở tập thơ Đi ngược mặt trời, ta vẫn thấy tác giả nhắc đến việc đi nhưng đó là ”đi ngược về phía mặt trời”. Nói ”đi” nhưng lại là sự trở về. Đó là sự trở về của nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình sau chuyến đi:

Sinh ra làm người chẳng thể ngồi an Khi ra bể lại muốn lên non

Khi lên non lại muốn về với bể

(Đi ngược mặt trời)

Anh đã được và mất những gì? Cái mà anh thu được quý giá nhất là những trải nghiệm: “Ta đi từ núi xuống đồng bằng/ Ta chỉ biết hát lời cho quả sai”. Đó là những đúc kết quí báu rút ra qua chặng đường dài đi tìm kiếm chân lí cuộc đời. Đó không chỉ là kinh nghiệm sống mà còn là sự trải nghiệm trong sáng tác nghệ thuật: “Phải có đi mới có đến, phải trải qua mọi bến mê mờ ảo sự sáng mới thực là sáng. Một cách khác, trước mặt nhà thơ giờ đây mời thực sự mở ra một chân trời” [26;293]. Anh không phải tìm đâu xa, cũng chẳng cần phải học theo ai mà “Tự

cầm dao phát lối đi cho mình”. Nhân vật trữ tình đã giúp nhà thơ thể hiện một cái

“tôi” nhiều khát vọng và trải nghiệm của người trí thức Tày trong thời đại mới. Thời gian ra đi tìm kiến “chân trời mơ ước” đã cho anh một phát hiện: con đường đến với tương lai chính là con đường về với những giá trị bền vững, đích thực. Thì ra khát vọng ra đi lại chính là khát vọng được trở về, trở về với cái bản ngã, trở về với truyền thống dân tộc thiêng liêng. Điều đó sẽ mãi còn nguyên giá trị.Hệ thống nhân vật trữ tình trong thơ Dương Thuấn chính là phiên bản tâm hồn anh: một tâm hồn trẻ trung, hồn hậu, tươi sáng; một nhà thơ Tày có cội rễ bền chặt, gắn bó với quê hương, đất nước; một người trí thức tràn đầy khát vọng khám phá và sáng tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3

MỘT SỐ ĐẶC SẮC TRONG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn (Trang 76 - 82)