“Chú bé bản Hon” với cái nhìn trong sáng tinh khôi

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn (Trang 62 - 65)

Sinh ra và lớn lên ở xứ Tày- Bắc Kạn, Dương Thuấn đã có những ngày thơ ấu gắn bó với vùng cao. Anh rất hiểu thế giới tuổi thơ quê mình. Từ tình yêu chân thành, gần gũi với trẻ thơ, anh đã cần mẫn, miệt mài lao động trong suốt hai mươi năm qua để làm nên một “khu vườn nghệ thuật” dành riêng cho các em. Đó là Tuyển tập thơ Dương Thuấn - Tập III. Đây là công trình tập hợp hơn 300 bài thơ viết cho thiếu nhi. Dương Thuấn đã xây dựng khu vườn ấy chủ yếu từ chất liệu thực của quê hương Bắc-Kạn. Với lối viết giản dị, hồn nhiên trong sáng và cách dẫn dắt rất riêng, anh đã thực sự chiếm lĩnh được cảm tình của bạn đọc nhỏ tuổi. Điều làm nên thành công của thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi chính là niềm tự hào, tình yêu tha thiết đối với bản Hon, với núi rừng Bắc- Kạn là tình cảm chân thành mà sâu sắc của anh dành cho các em. Anh đã hóa thân thành nhân vật trữ tình trong những bài thơ viết cho thiếu nhi để thể hiện cảm xúc thơ.

Nhân vật trữ tình trong những bài thơ viết cho thiếu nhi là “Chú bé bản Hon” hóm hỉnh, có tâm hồn trong sáng tinh khôi. Nét hóm hỉnh, trong sáng của “Chú bé bản Hon” được thể hiện trước hết qua lời mời bạn bè lên với quê hương mình:

Bản Chờ Hoa đang chờ Trẻ con ơi đến chơi

Đường lên là đi mây về gió

(Mách với trẻ con)

Chú bé thấy bản Hon vùng cao quê mình đẹp như một bức tranh cổ tích. Lên với vùng cao cũng là bước chân vào thế giới cổ tích và huyền thoại:

Đây như là huyền thoại Đây như là trong mơ Đây quê hương cổ tích Bạn lên bản Hon nhé Hoa mơ trắng đang chờ

(Hoa mơ)

Ở nơi ấy, trẻ em cứ thỏa sức hồn nhiên, vô tư sống trong sự bao bọc trở che của thiên nhiên, được hít thở bầu không khí trong lành. Người và cảnh như hòa làm một:

Nơi đó chỉ có mây và suối Người ngủ cùng mặt trăng

(Mách với trẻ con)

Mỗi sáng khi tỉnh dậy, cùng với “Chú bé bản Hon” là cả đám bạn cùng chơi trò bắt sương, tiếng cười vang cả núi rừng:

Bay bay

Đâu đâu cũng thấy

Sớm xuân tha hồ chơi bắt sương

(Bắt sương)

Ở bản Hon, “Chú bé” đã có tuổi thơ thật hồn nhiên, vô tư, trong sáng khi được cùng chúng bạn vui đùa đuổi theo trăng:

Trăng chạy xuống nước Cả lũ đứng cười ha hả

(Những em bé xứ mây)

“Chú bé” có kỉ niệm của những buổi chiều tắm sông. Trẻ em trai có, gái có hồn nhiên vui đùa không biết mệt, tới lúc lên bờ vội mặc lẫn áo của nhau:

Trên sông khi bóng chiều òa đến

Ra giữa dòng sâu chơi “Rái cá bắt cá” Rái cá đuổi theo túm bắt lấy bàn chân Kẻ làm cá bị bắt sẽ quay đầu lại đuổi Thắng và thua cũng trong vực vùng quanh Nước vỡ ì ùm chẳng có ai thấm mệt

Tối lên bờ vội và mặc lẫn áo của nhau

(Ngày còn bé)

Trên quê hương thanh bình, em cùng các bạn thật sự được sống trong cái thế giới không bị vẩn đục, không âu lo, suy nghĩ. Cứ thế các em hồn nhiên sống, hồn nhiên mơ mộng vào một thế giới cổ tích. Điều quan trọng là các em được vui và thích thú.

Cái nhìn hồn nhiên trong sáng của nhân vật trữ tình - “Chú bé bản Hon” còn thể hiện ở sự lí giải của chú bé về nguồn gốc sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Trước hết là thiên nhiên. Chú bé tự cắt nghĩa “thiên nhiên” bằng những gì thân thuộc, hữu ích mình thấy hàng ngày:

Thiên nhiên là quả núi Ngồi cho em vẽ tranh Thiên nhiên là ánh trăng Soi cho em tập múa Thiên nhiên là hạt lúa Mẹ gánh về trên vai...

(Thiên nhiên)

Cái nhìn như thế khiến em có cảm giác thiên nhiên thật quen thuộc và gần gũi. Thiên nhiên không ở đâu xa mà ở xung quanh em, là những gì em gắn bó, yêu quý nhất. Nhà thơ Phạm Hổ cho rằng: “Thơ cho thiếu nhi nhất thiết phải có thiên nhiên. Theo tôi, thiên nhiên là hiện thân của cái đẹp, bằng chính cái đẹp thiên nhiên dạy cho ta biết yêu cái đẹp, bằng chính sự phong

phú, thiên nhiên gợi cho ta nên có cuộc sống phong phú về vật chất và tinh thần”[9]. Viết cho thiếu nhi, Dương Thuấn cũng viết nhiều về thiên nhiên và anh đã có được “Đôi mắt xanh non” của các em khi soi vào cảnh vật. Nói như Chu Văn Sơn, Dương Thuấn “quên tuổi mình đi để sống lại thời thơ ấu, nói mọi chuyện, nghĩ mọi chuyện cứ hồn nhiên, chả cần nghiêm trọng gì. Bài thơ không câu nệ thành ý nghiêm cẩn, thành tứ chặt chẽ hay không, mà chỉ cần một cảm xúc chợt đến, một liên tưởng thoáng qua, một ý nghĩ dở dang, thậm chí một mơ tưởng vẩn vơ...nhưng thú vị là thích rồi” [62;11]. Đặc biệt anh đã đem văn hóa Tày hòa vào với thiên nhiên trong cùng một bầu không khí để các em hít thở, nên không cần giảng giải cắt nghĩa về văn hóa, chỉ cần chơi, hòa mình vào thiên nhiên là các em đang thấm, đang ngấm văn hóa của dân tộc mình. Thông qua cái nhìn hồn nhiên trong sáng của “Chú bé bản Hon” về về thế giới vạn vật, nhà thơ mang đến cho các em những bài học cuộc sống bổ ích, biết yêu thiên nhiên, biết gắn bó, quí trọng con người, làm quen với các giá trị văn hóa của dân tộc.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn (Trang 62 - 65)