Nguyên nhân rủi ro lãi suất của Ngân hàng Techcombank PGD Sơn Tây

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng Techcombank PGD Sơn Tây Chi Nhánh Hà Tây (Trang 39 - 43)

Sơn Tây

a. Biến động lãi suất thị trường • Tác động của nền kinh tế thế giới

hàng

Giá cả biến động

Điều dễ nhận thấy là sau hàng loạt các gói kích cầu được các nước đưa ra trong giai đoạn 2010-2011, các mặt hàng lương thực tăng giá muộn hơn nhiều so với các mặt hàng công nghiệp. Theo Ngân hàng thế giới (WB, 2012), giá thực phẩm toàn cầu không biến động nhiều những tháng đầu năm 2012 nhưng đến tháng 7/2012 cũng đã lên mức cao nhất trong vòng gần 3 năm qua. Chỉ số giá hàng hóa của IMF cho thấy giá năng lượng và giá dầu đã tăng hơn 20% trong 4 tháng đầu năm nhưng sau đó lại giảm xuống 11% từ giữa năm vì nền kinh tế thế giới bắt đầu tăng trưởng chậm lại và nhu cầu kỳ vọng giảm xuống. Tương tự, chỉ số giá thực phẩm và kim loại cũng giảm xuống từ giữa năm

Đồng USD mất giá từ cuối năm 2011 cũng là một nguyên nhân đẩy giá lương thực, thực phẩm thế giới lên cao. Đây là hệ quả của các chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng và duy trì lãi suất thấp của nền kinh tế Mỹ. Theo thống kê của Reuters, trong 6 tháng đầu năm 2012, đồng USD giảm giá nhiều nhất so với đồng Euro (-7,77%), Đô la Úc (-4,8%), Bảng Anh (-2,79%) và các đồng tiền khu vực châu Á như Đô la Singapore (-4,27%), đồng Won Hàn Quốc (-4,84%)…

Vấn đề lạm phát

Ngân hàng trung ương (NHTW) nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đã điều chỉnh lãi suất chính sách theo chiều hướng tăng dần nhằm đối phó với áp lực lạm phát. Trong 6 tháng đầu năm 2012, NHTW Trung Quốc đã 3 l ần tăng lãi suất chính sách lên đến mức hiện tại là 6,56% và 6 lần tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc với mức tăng 0,25%/lần lên mức hiện tại là 21,5% đối với ngân hàng lớn và 18% đối với ngân hàng nhỏ; Tháng 7/2012, các NHTW trong khu vực ASEAN như NHTW Thái Lan đã điều chỉnh tăng lãi suất chính sách từ 2% lên mức hiện tại là 3%/năm; NHTW Philippines tăng từ 4,25%/năm lên 4,5%/năm…

• Kinh tế trong nước

Năm 2010, chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với yếu kém nội tại của nền kinh tế, nhưng trong năm, về tổng thể, nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn suy giảm nhờ những giải pháp kịp thời và linh hoạt. Lãi suất và tỷ giá hối đoái được điều chỉnh tương đối linh hoạt, phù hợp tình hình thị trường; hệ số an toàn của các ngân hàng thương mại được nâng lên; biểu hiện có dấu hiệu tăng nợ

hàng

xấu thấp...Thị trường diễn biến theo chiều hướng như vậy là do sự thành công của gói kích cầu của chính phủ, chính sách hỗ trợ lãi suất đã đem lại những kết quả khả quan cho nền kinh tế.

Năm 2011, Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, dù nội lực nền kinh tế còn chưa mạnh, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,5%). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 ước đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so năm 2010. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ước thực hiện cả năm 2010 đạt 141,6 nghìn tỷ đồng, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2010 thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so năm 2010.

Năm 2012, kinh tế Việt Nam trong năm 2012 với nhiều thách thức lớn với tăng trưởng thấp, đầu tư trong nước giảm do thắt chặt tiền tệ và đầu tư công giảm, đầu tư nước ngoài chững lại do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như vậy tuy nhiên kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, các chỉ tiêu kinh tế lớn được đảm bảo, lạm phát được kiềm chế và đang có xu hướng giảm dần.

hàng

Bảng 05-Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2012( tăng/giảm) so với năm 2011(%)

Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trong nước +5,03

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng +16,0

Tổng kim ngạch xuất khẩu +15,0

Tổng kim ngạch nhập khẩu +13,0

Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế hoạch năm +7,0 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 so với năm 2011 +9,21

Trong suốt những tháng đầu năm 2012, các chỉ số về lạm phát liên tục thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như tác động trễ của giai đoạn thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trước đó, một số mặt hàng nhạy cảm cộng với chịu sức ép lạm phát chung của thế giới. Tuy nhiên, càng về những tháng cuối năm, sức ép lạm phát tiền tệ đã ngày càng giảm dần điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá.. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã xem xét miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu

Bên cạnh những mặt tích cực, bức tranh kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại những mảng tối. Hiện tại, tổng dư nợ của hệ thống tín dụng Việt Nam đang bằng khoảng 1,2 lần GDP Việt Nam (so với mức trung bình thế giới khoảng 0,6 - 0,7 lần GDP); hiệu quả của vốn đầu tư cũng đang giảm thấp đến mức báo động. Tín dụng tăng vọt, nhưng nền kinh tế vẫn thiếu vốn, do ngân hàng vẫn là kênh chủ yếu cấp vốn cho nền kinh tế. Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách cao và kéo dài đã đe dọa tính bền vững của quản lí nợ công và gây áp lực lên lạm phát, đây cũng là nguyên nhân chính khiến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đều bị các cơ quan xếp hạng tín dụng hạ thấp.

Mặc dù lãi suất trong nước được sự kiểm soát chặt chẽ và hỗ trợ nhiều từ phía Nhà nước và Ngân hàng trung ương, tuy nhiên với diễn biến khá phức tạp của nền kinh tề trong nước và thế giới trong những năm vừa qua đã tác động nhiều đến lãi suất thị trường tại Việt Nam.

hàng

b. Chênh lệch kỳ hạn TSC-TSN

•Từ phía ngân hàng

Danh mục các sản phẩm dich vụ của ngân hàng rất phong phú, do đó để duy trì sự phù hợp kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ khá phức tạp. Mặt khác ngân hàng cũng duy trì chênh lêch kỳ hạn TSC dài hơn TSN để kiếm lợi nhuận. Ngân hàng không yêu cầu khách hàng bắt buộc phải tôn trọng đúng các thỏa thuận trong hợp đồng, nên việc khách hàng tất toán trước các khoản tiền gửi rất dễ dàng.

Ngân hàng duy trì chênh lệch kỳ hạn của TSC-TSN, do đó ngân hàng đã gặp phải rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng xấu. Điều này có thể giải thích bởi chính ngân hàng cũng chưa quan tâm nhiều đến ảnh hưởng tiêu cực của việc duy trì chênh lệch này.

•Từ phía khách hàng

Nhận thấy, khi lãi suất tăng cao hầu hết các khách hàng đều đến tất toán trước hạn để hưởng lãi suất mới cao hơn, hay các sản phẩm điều chỉnh theo biến động lãi suất thì cũng chỉ điều chỉnh khi lãi suất tăng chứ không tính giảm, điều này là do sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do sự không tôn trọng kỳ hạn của khách hàng, khách hàng không chịu trả nợ đúng hạn, ngân hàng phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ra hạn kiến việc cân đối nguồn vốn của ngân hàng khó chính xác

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng Techcombank PGD Sơn Tây Chi Nhánh Hà Tây (Trang 39 - 43)