Kiến nghị với với Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng Techcombank PGD Sơn Tây Chi Nhánh Hà Tây (Trang 54 - 56)

3.3.1.1. Tạo ra một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ.

Hiện nay, văn bản pháp quy cao nhất điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, TCTD đó là luật NHNN và luật các TCTD. Hai bộ luật này đã góp phần có hiệu quả, tạo môi trường pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện việc kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay cũng đã bộc lộ nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế, với xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay. Chính vì vậy mà sự biến động về môi trường kinh doanh đã gây ra những tác động lớn tới hệ thống ngân hàng thương mại nói chung, ngân hàng Techcombank PGD Sơn Tây nói riêng.

3.2.1.2. Tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng

Hoạt động của các NHTM cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh. Nếu quản lý nhà nước không tốt sẽ dẫn đến các chủ thể kinh tế cạnh tranh vô tổ chức, thiếu lành mạnh thì sẽ gây tổn hại cho toàn bộ nền kinh tế. Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, các TCTD cạnh tranh với nhau bằng lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay là hình thức cạnh tranh cổ điển mà các TCTD đã từ bỏ từ lâu. Các TCTD nước ngoài hấp dẫn khách hàng phải bằng biện pháp lãi suất mà là nâng cao chất lượng phục vụ. Chính vì vậy mà việc tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng là việc làm cần thiết nhằm tránh những rủi ro cho từng ngân hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung.

3.2.1.3.Xây dựng một chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý

Việc xây dựng một chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý tạo môi trường cho toàn bộ nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Đặc biệt, việc xây dựng một chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý để phát huy những thế mạnh của Việt nam trong quá trình hội nhập. Và đây là lúc để Chính phủ xem xét lại các mục tiêu, chính sách của mình,ngoài ra , Nhà nước cũng phải tạo ra sân chơi bình đẳng cho cách doanh nghiệp phát triển.

hàng

3.2.1.4. Hoàn thiện và phát triển thị trường Tài chính – tiền tệ theo chiều sâu

Hiện nay, thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam còn rất hạn chế. Để hoàn thiện và phát triển thị trường Tài chính – Tiền tệ theo chiều sâu, trước tiên nhà nước phải tạo điều kiện cho thị trường phái sinh phát triển bằng cách:

• Hoàn thiện môi trường pháp lý rõ ràng, đầy đủ cho hoạt động chứng khoán hoạt động suôn sẻ hơn, nâng cao vai trò của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức dịch vụ chứng khoán, tăng cường thông tin thị trường cho các nhà đầu tư, xây dựng chuẩn mực đạo đức hành nghề.

• Khuyến khích các tổ chức không chỉ là các TCTD mà còn các doanh nghiệp tham gia thị trường tiền tệ, thúc đẩy cho thị trường hoạt động sôi động hơn.

• Hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hóa khâu thanh toán, trang bị công nghệ thông tin tiên tiến, nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ ngân hàng, tài chính…

• Chuẩn hóa các công cụ giao dịch trên thị trường tiền tệ, tăng cường phát triển thị trường thứ cấp (tạo nhiều hàng hóa cho thị trường này, chuẩn hóa các công cụ tài chính trên thị trường).

3.2.1.5. Nâng cao vai trò của NHNN trong việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ

Hiện nay, NHNN Việt Nam được tổ chức như là một thành viên của chính phủ. NHNN chủ trì xây dựng Chính sách tiền tệ quốc gia trình trình Chính phủ, sau đó Chính phủ mới trình Quốc hội. Hàng năm, lượng tiền bổ sung cho lưu thông đều đã được Chính phủ chỉ định cho các mục tiêu cụ thể. Vì vậy NHNN khó có thể chủ động trong việc sử dụng công cụ này để điều tiết lượng tiền trong lưu thông.

3.2.1.6 Nhà nước nên có nhiều chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ các NHTM trong quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Trình độ công nghệ của các NHTM trong nước so với thế giới còn có khoảng cách rất lớn.Vì vậy, Nhà nước nên tạo điều kiện để mở rộng hợp tác quốc tế, đưa công nghệ từ các nước phát triển về Việt Nam. Nhà nước có thể xem xét tăng thêm vốn cho các NHTM Nhà nước, giúp các ngân hàng có thêm nguồn lực tài chính trong quá trình hiện đại hóa công nghệ.

hàng

Hiện đại hóa hạ tầng thanh toán liên ngân hàng: công nghệ thanh toán, dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ thông tin và hạ tầng viễn thông. Do đó muốn phát triển một hệ thống ngân hàng hiện đại và phát triển cần phải đầu tư cần xây dựng một hạ tầng viễn thông hiện đại, tiết kiệm chi phí viễn thông nhất. Nhà nước cần có những chính sách cụ thể nhằm giảm thấp chi phí viễn thông, tạo điều kiện để các ngân hàng hiện đại hóa công nghệ thanh toán liên ngân hàng hơn nữa.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng Techcombank PGD Sơn Tây Chi Nhánh Hà Tây (Trang 54 - 56)