Để xác định rủi ro lãi suất đối với ngân hàng trong thời gian qua, chúng ta áp dụng mô hình định giá lại vì:
Mô hình này tương đối đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.
Trong cơ cấu bảng cân đối tài sản của ngân hàng Techcombank PGD Sơn Tây, rủi ro lãi suất của ngân hàng chủ yếu được xác định bằng những biến động về thu nhập trước sự thay đổi của lãi suất.
Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạn bình quân của các tài sản và các khoản nợ của ngân hàng trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính. Với đặc tính của những nguồn vốn huy động thường là ngắn hạn trong khi các khoản tín dụng lại bao gồm cả trung và dài hạn, ngân hàng thường xuyên phải đối
hàng
mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, đặc biệt là khi mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên như thời gian vừa qua.
Với những số liệu được cung cấp từ phòng nguồn vốn của ngân hàng Techcombank PGD Sơn Tây, kết hợp với một số giả định và điều kiện để áp dụng mô hình đánh giá lại lượng hóa rủi ro lãi suất như sau:
Các giả định và điều kiện sau được áp dụng trong phân tích thời hạn định lại lãi suất thực tế của các tài sản và công nợ của ngân hàng:
• Tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tài sản cố định, trang thiết bị máy xếp vào khoản mục có lãi suất bằng 0.
• Khoản mục góp vốn đầu tư dài hạn và bất động sản đầu tư được xếp loại khoản mục cố định với lãi suất.
• Thời hạn định lại lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD; Các khoản cho vay khách hàng; các khoản nợ chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Các khoản tiền gửi và vay các Tổ chức tín dụng và khoản mục tiền gửi của khách hàng được xác định theo thời hạn danh nghĩa các tài sản và nợ.
Tại ngân hàng Techcombank PGD Sơn Tây, do tính bảo mật về số liệu và việc cung cấp số liệu của ngân hàng nên chuyên đề không thể phân tích rủi ro lãi suất đối với từng kỳ hạn, từng tháng hay từng quý theo tình hình biến động của lãi suất mà tổng hợp phân tích sự nhạy cảm của các khoản mục tài sản, nguồn vốn đối với lãi suất theo năm, từ đó thấy được sự ảnh hưởng của lãi suất đến lợi nhuận của ngân hàng như thế nào. Qua đó em đã thực hiện được một bảng phân tích về trạng thái nhạy cảm về lãi suất của TSC và TSN như sau
hàng
Bảng 06- Phân tich trạng thái nhạy cảm với lãi suất của TSN và TSC
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHI TIÊU 2010 2011 2012
Tài sản nhạy cảm lãi suất
1. Tín dụng ngăn hạn 79,8 81,1 98,9
2. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 0 0 0
Tống TS nhạy cảm LS 79,8 81,1 98,9
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
1. Tiền gửi tiết kiệm cá nhân 56,3 89,1 104,8
- Tiền gửi không kỳ hạn 16,1 23,4 37,2
- Tiền gửi có kỳ hạn < 12 Tháng 40,2 65,7 67,6
2. Tiền gửi các tô chức tín dụng 7,8 5,9 8,9
- Tiền gửi không kỳ hạn 2,1 3,2 3,7
-Tiền gửi có kỳ hạn < 12 Tháng 5,7 2,7 5,2
3. Tiền gửi các tô chức kinh tê 4,2 7,7 11,3
- Tiền gửi không kỳ hạn 2,3 1,9 4,9
- Tiền gửi có kỳ hạn < 12 Tháng 1,9 5,8 6,4
4. Giấy tờ có giá ngắn hạn 0 0 0
5. Vốn vay Ngân hàng Hội sở 38,1 53,3 72,8
Tống NV nhạy cảm LS 106,4 156 197,8
Chênh lệch GAP -26,6 -74,9 -89,9
Tỷ lệ TS nhạy cảm/NV 0,75 0,52 0,5
nhạy cảm LS
Trạng thái của ngân hàng Nhạy cảm Nhạy cảm Nhạy cảm
NV NV NV
(Nguồn:Phòng tín dụng NH Techcombank PGD Sơn Tây)
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng năm 2010, chênh lệch GAP là âm. Hệ số rủi ro lãi suất trong năm 2010 là 0,75 <1 ngân hàng có trạng thái nhạy cảm với nguồn vốn nếu lãi suất tăng, thu nhập lãi thuần của ngân hàng sẽ giảm vì thu từ
hàng
lãi trên tài sản sẽ tăng ít hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động. Nếu các yếu tố khác không đổi, thu nhập lãi của ngân hàng sẽ giảm xuống.
Năm 2011 và năm 2012 ngân hàng cũng rơi vào trạng thái nhạy cảm nguồn vốn tương tự như năm 2010, tuy nhiên với mức độ nhỏ hơn, cụ thể:
Năm 2011, hệ số rủi ro lãi suất là 0,52 Năm 2012, hệ số rủi ro lãi suất là 0,5
Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi chi phí phải trả cho các khoản vay nhạy cảm với lãi suất. Rủi ro khi lãi suất tăng.
Bảng 07- Một số chỉ tiêu về rủi ro lãi suất của Ngân hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
KHỎAN MỤC NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
Trạng thái nhạy cảm lãi suất Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn GAP -26,6 -74,9 -98,9 ∆i 4,5% -4,9% -2,6% ∆NII - 1,197 +3,5721 +2,5714
(Nguồn: Phòng kế toán NH Techcombank PGD Sơn Tây)
Giả định mức độ biến động của lãi suất cho vay tương ứng với mức độ biến động của lãi suất huy động:
Lãi suất huy động bình quân năm 2010 là 11%/năm, lãi suất huy động bình quân năm 2011 là 15,5%/năm:
∆NII (2010) = - 26,6 × ∆i1011= -26,6 × 4,5% = -1,197
Lãi suất huy động bình quân năm 2011 là 15,5%/năm, lãi suất huy động bình quân năm 2012 là 10,6%/năm:
∆NII (2011) = - 74,9× ∆i 1112= - 72,9 × -4,9% = 3,5721
Theo diễn biến lãi suất của những tháng đầu năm 2013, giả định rằng lãi suất huy động bình quân cả năm 2013 là 8%/năm. Tạm thời xác định được:
∆NII (2012) = - 98,9 × ∆i1213= - 98,9× (-2,6)% = +2,5714
Qua diễn biến lãi suất của 3 năm vừa qua, nhận thấy rằng mặt bằng lãi suất liên tục thay đổi. Ngân hàng gặp rủi ro lãi suất ở năm 2010 là rõ ràng. Với giả định về lãi suất năm 2013 như trên ta nhận thấy: ngân hàng trong năm 2011 và năm 2012 không gặp phải rủi ro lãi suất mặc dù GAP âm, đã đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập.
hàng