Nhóm các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank Chi nhánh Thị xã Phú Thọ (Trang 51 - 104)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu định lượng

Nhóm chỉ tiêu định lượng phản ánh hiệu quả cho vay KHCN gồm nhóm chỉu tiêu phản ánh quy mô và nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay, cụ thể:

* Các chỉ tiêu phán ánh quy mô cho vay: Số lượng các khoản vay KHCN

Đây là chỉ tiêu thực tế để phản ánh việc cho vay KHCN đạt được kết quả như thế nào. Số lượng các khoản cho vay tăng chứng tỏ ngân hàng đang gia tăng số lượng KHCN, từ đó cho thấy ngân hàng đang gia tăng thị phần KHCN trên địa bàn hoạt động của mình và cũng phản ánh các sản phẩm đưa ra có tính thực tế cao, thu hút được sự quan tâm của thị trường.

Dư nợ cho vay KHCN

Đây là chỉ tiêu hiện thực nhất để đánh giá kết quả cho vay KHCN. Dư nợ cho vay KHCN tăng chứng tỏ cho vay KHCN của ngân hàng đã đạt kết quả tốt. Tuy vậy, kết quả cho vay KHCN chỉ thực sự đạt hiệu quả nếu dư nợ cho vay KHCN tăng cả về số lượng tuyệt đối, lẫn số lượng tương đối (tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN so với tổng dư nợ).

Dư nợ năm nay ==

Dư nợ năm trước ++

Doanh số cho vay năm nay -

Doanh số thu nợ năm nay Tốc độ tăng trưởng = Tổng dư nợ cho vay tại thời điểm này x 100%

Tổng dư nợ cho vay tại thời điểm trước

Người ta cũng có thể dùng chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng để đánh giá sự tăng trưởng cho vay. Nó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

được tính bằng cách so sánh dư nợ cho vay KHCN với tổng dư nợ cho vay chung cùng một thời điểm.

Tỷ trọng cho vay

KHCN =

Tổng dư nợ cho vay KHCN

x 100% Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này cho thấy sự tăng trưởng của cho vay KHCN so với sự tăng trưởng cho vay chung của cả ngân hàng. Tỷ trọng càng lớn thì quy mô càng được mở rộng và cho vay KHCN càng chiếm vị trí cao trong hoạt động của ngân hàng.

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN so với các loại hình cho vay khác như cho vay doanh nghiệp, cho vay các tổ chức tín dụng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả phát triển cho vay KHCN của ngân hàng thương mại. Khi tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN tăng lên, trong khi tỷ trọng các loại hình cho vay khác giảm đi, hoặc tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN năm nay so với năm ngoái tăng lên với một tỷ lệ phần trăm nhiều hơn so với tỷ lệ tương ứng của các loại hình cho vay khác, thì cho vay KHCN của ngân hàng đã đạt kết quả tốt.

* Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay: Lợi nhuận từ cho vay KHCN

Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá kết quả cho vay KHCN. Cho vay KHCN của NHTM với mục tiêu lớn nhất là gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Việc tăng doanh số cho vay KHCN phải có kết quả là tăng lợi nhuận trên tổng doanh số cho vay thì phát triển cho vay mới được coi là đạt hiệu quả. Lợi nhuận cho vay KHCN năm sau phải cao hơn năm trước.

Lợi nhuận cho vay

KHCN =

Doanh thu cho vay

KHCN -

Chi phí cho vay KHCN Doanh thu cho vay = Dư nợ cho vay x Lãi suất cho vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

KHCN KHCN KHCN

Chi phí cho vay KHCN là phần chi phí bao gồm: Lãi suất huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay cho các kỳ hạn vay, chi phí quảng cáo, chi phí hoạt động… Chi phí này được phân bổ trong từng thời kỳ.

Dư nợ cho vay là số tiền khách hàng nhận nợ tại ngân hàng.

Lãi suất cho vay ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cho vay KHCN. Lãi suất cho vay được áp dụng cho các khoản vay và thay đổi từng thời kỳ căn cứ vào chính sách tín dụng của ngân hàng. Lãi suất cho vay KHCN còn phụ thuộc thời hạn vay vốn, thời hạn vay càng cao thì lãi suất cho vay càng cao, do ngân hàng phải bù đắp rủi ro và chi phí khi cho vay như: Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn; chi phí thẩm định khách hàng; Chi phí quản lý khoản vay trong thời gian dài…. Lãi suất áp dụng cho các khoản vay cá nhân có nhiều loại:

+ Lãi suất theo số dư ban đầu: Lãi suất sẽ được ấn định ngay từ đầu cho đến hết thời hạn vay và được tính trên dư nợ ban đầu. Loại lãi suất này thường áp dụng cho các khoản vay tín chấp trả góp. Số lãi thu được từ loại lãi suất này thường cao hơn số lãi tính theo dư nợ giảm dần.

+ Lãi suất áp theo dư nợ giảm dần: Lãi suất này được điều chỉnh định kỳ trên cơ sở lãi suất huy động cộng với một biên độ nhất định tuỳ theo chính sách tín dụng của từng ngân hàng.

Do những đặc điểm về chi phí và rủi ro trên nên lãi suất cho vay cá nhân thường được định giá cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp. Trên thực tế, người vay thường quan tâm đến số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất phải trả cho món vay đó. Khi cho vay ngân hàng cũng phải tính toán mức lãi suất tối thiểu để áp dụng cho các khoản vay, mức lãi suất này đảm bảo ngân hàng bù đắp chi phí cho vay và có lãi một chút.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Nợ quá hạn đối với cho vay KHCN

Các khoản cho vay KHCN đạt hiệu quả tốt được hiểu là các khoản cho vay được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của một khoản cho vay, tuy nhiên chỉ tiêu được sử dụng phổ biến hiện nay là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ đến hạn nhưng chưa được thanh toán. Tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng mà tăng cao so với năm trước thì chất lượng tín dụng giảm đi, khi đó việc tăng quy mô dư nợ không đạt hiệu quả cao.

Nếu tỷ lệ này ở mức quá cao chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng là thấp kém. Có thể ngân hàng đã vi phạm một số nguyên tắc cơ bản khi cấp tín dụng là cho vay không phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản thế chấp không đúng quy định, thiếu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ…và nhất là vi phạm các nguyên tắc về phân tán rủi ro tín dụng, tập trung vốn quá quy định vào một nhóm khách hàng hoặc một ngành kinh tế.

Nếu tỷ lệ này ở mức quá thấp so với định mức của ngân hàng, thể hiện quan điểm của ngân hàng khi cho vay là nếu không đủ tin tưởng thì không cho vay, cho vay đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng, nguyên tắc phân tán rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng.

Nếu tỷ lệ này ở mức vừa phải, thể hiện chiến lược kinh doanh táo bạo của ngân hàng là chấp nhận rủi ro trong một chừng mực nhất định để có thể đạt được lợi nhuận cao. Ngân hàng thực hiện chiến lược này đã thể hiện khả năng quản lý cao trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của mình. Như vậy để hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được rủi ro cho ngân hàng thì các ngân hàng thương mại cần khống chế tỷ lệ này ở mức nào đó có thể chấp nhận được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Dư nợ KHCN Tỷ lệ quá hạn theo sản phẩm cho vay KHCN = Nợ quá hạn theo sản phẩm x 100% Dư nợ KHCN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHCN TẠI VIETINBANK - CHI NHÁNH THỊ XÃ PHÚ THỌ

3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thị xã Phú Thọ

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh thị xã Phú Thọ (Vietinbank - chi nhánh thị xã Phú Thọ) là Chi nhánh cấp 1 thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam từ ngày 15/07/2006 theo quyết định số 192/QĐ/HĐQT - NHCT1 ngày 29/06/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc chuyển chi nhánh cấp 2 NHCT thị xã Phú Thọ trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương tỉnh Phú Thọ thành Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ chính là kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, nhận và sử dụng có hiêụ quả vốn của Nhà nước giao. Với hệ thống giao dịch một cửa Ngân hàng TMCP Công thương thị xã Phú Thọ đã, đang và sẽ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng tốt nhất cho khách hàng.

Qua hơn hai mươi năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh thị xã Phú Thọ đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một Chi nhánh NHTM có tiềm lực mạnh trên địa bàn với quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh không ngừng được mở rộng, chất lượng và hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao, uy tín và vị thế được khẳng định, thể hiện vai trò hết sức quan trọng và là chỗ dựa đáng tin cậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Mô hình hoạt động của Chi nhánh gồm 01 Hội sở chính, 02 Phòng giao dịch loại 1 và 4 phòng giao dịch loại 2 và 70 cán bộ công nhân viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Mạng lưới hoạt động được bố trí tập trung ở các khu vực thị trấn thị xã, có khả năng huy động vốn, đầu tư cho vay hoặc mở rộng ứng dụng các dịch vụ Ngân hàng. Đối tượng kinh doanh của NHCT đã được mở rộng tới mọi thành phần kinh tế, ngành nghề sản xuất kinh doanh với phương châm “Nâng giá trị cuộc sống”.

Chi nhánh đã áp dụng công nghệ Ngân hàng theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển. Đến nay kỹ thuật tin học đã được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh, như thanh toán, hạch toán, kế toán, quản lý tín dụng, thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, quản lý nhân sự, quản lý về lao động tiền lương; thông tin, báo cáo, ….

Chi nhánh đã có nhiều quan tâm xây dựng đội ngũ nhân lực có phẩm chất chính trị, có năng lực quản lý và có trình độ nghiệp vụ, từng bước đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong cơ chế thị trường. Đây là một trong những nhân tố quyết định tới sự thành công trong hoạt động kinh doanh.

Những năm qua, đặc biệ 2010 - 2012 được đánh giá là nhiều khó khăn thách thức đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm và nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên, Vietinbank - Chi nhánh Thị xã Phú Thọ đã đạt được những kết quả nhất định, các chỉ tiêu kinh doanh chủ chốt đều đạt kế hoạch được giao, chất lượng hoạt động được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm. Vietinbank - Chi nhánh Thị xã Phú Thọ đang ngày càng phát triển ổn định và tiếp tục khẳng định vị thế của một chi nhánh NHTM lớn trên địa bàn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

đóng góp không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nhà cũng như sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank - Chi nhánh thị xã Phú Thọ

(Nguồn: Báo cáo mô hình hoạt động năm 2012 - Vietinbank - Chi nhánh Thị xã Phú Thọ)

Cơ cấu tổ chức của Vietinbank - Chi nhánh Thị xã Phú Thọ được thiết lập theo mô hình chi nhánh cấp 2 của NHCTVN, nhìn chung tương đối gọn và phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của Chi nhánh trên địa bàn.

Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng thông tin điện toán Tổ tổng hợp (thuộc P.KHDN) BAN GIÁM ĐỐC KHỐI KINH DOANH KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI HỖ TRỢ PHÒNG GIAO DỊCH Phòng khách hàng DN Phòng KHCN

Quỹ tiết kiệm/Điểm giao dich Phòng quản lý rủi ro Phòng kế toán giao dịch 6 Phòng giao dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Trong xu thế chung của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương phấn đấu trở thành tập đoàn bán lẻ các sản phẩm tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam với phương châm hoạt động “An toàn - Hiệu quả - Hiện đại - Tăng trưởng bền vững”, Vietinbank - Chi nhánh Thị xã Phú Thọ hiện nay đã được nâng cấp, mở rộng với nhiều phòng ban nghiệp vụ trên khắp địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tại Hội sở chính có 7 phòng, ban trong đó có 3 phòng làm nhiệm vụ kinh doanh, trực tiếp giao dịch với khách hàng là Phòng Kế toán Giao dịch, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Phòng KHCN; 3 phòng ban khác làm nhiệm vụ hỗ trợ là Phòng Thông tin Điện toán, Phòng Tiền tệ Kho quỹ, Phòng Tổ chức và Hành chính; 1 Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề. Hiện chi nhánh có 6 Phòng Giao dịch; tất cả các phòng giao dịch có chức năng thực hiện hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh tương tự hội sở nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của doanh nghiệp và dân cư tại từng điạ bàn.

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

3.1.3.1 Về hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn trên địa bàn tỉnh Thị xã Phú Thọ trong giai đoạn 2010 - 2012 luôn ở tình trạng cạnh tranh căng thẳng, nguồn vốn có sự biến động leo thang, các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tăng mạnh lãi suất huy động vượt trần cho phép. Bên cạnh đó, việc mở rộng mạng lưới hoạt động của hệ thống các NHTM trên địa bàn đã có sự phân chia lại thị phần huy động vốn. Do đó, công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động tiền gửi dân cư của Chi nhánh gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, bằng nhiều chính sách khách hàng linh hoạt kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên nên nguồn vốn của chi nhánh vẫn ổn định và phát triển, số dư huy động vốn của Chi nhánh vẫn đạt được kết quả khả quan. Cụ thể: Tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2012 đạt trên 2.780 tỷ đồng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

tăng trưởng 69% so năm 2011, đạt 118,3% kế hoạch; Nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 1.643 tỷ đồng, tăng 44% so năm 2010.

Bảng 3.1. Doanh số huy động vốn từ năm 2010 đến năm 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn vốn huy động 1.139 1.643 2.780

- VNĐ 936 1.417 2.474

- Ngoại tệ quy VNĐ 203 226 306

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010,2011,2012 - Vietinbank - Chi nhánh Thị xã Phú Thọ)

Điều này có được nhờ sự mở rộng mạng lưới phòng giao dịch phục vụ cho đối tượng KHCN địa bàn trong tỉnh; thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh và quyền lợi của khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh đã tích cực triển khai và đào tạo các cán bộ huy động vốn hầu hết các sản phẩm/gói sản phẩm, dịch vụ cùng với các tiện ích để từ đó tư vấn, giới thiệu cho khách hàng góp phần làm đa dạng hóa danh mục sản phẩm cung cấp phù hợp với nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, Vietinbank - Chi nhánh Thị xã

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank Chi nhánh Thị xã Phú Thọ (Trang 51 - 104)