6. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Cơ quan Công quyền Nhà nước
Thứ nhất, Chính phủ cần ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách lâu dài về phát triển ngành, vùng, và thông qua việc điều hành chính sách phát triển kinh tế trong từng giai đoạn của nền kinh tế góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Bên cạnh đó Chính phủ cần ổn định môi trường kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư, thúc đẩy nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.
Thứ hai, Chính phủ cần tạo ra sự thống nhất, đồng bộ của môi trường pháp lý để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cần bổ sung, thay đổi các nội dung mới liên quan đến hoạt động cho vay cá nhân tại các Bộ luật như Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng... Với một môi trường kinh doanh được đảm bảo tốt, các cá nhân sẽ yên tâm đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng cho vay KHCN của các ngân hàng thương mại.
Thứ ba, Chính phủ cũng cần chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở tài nguyên môi trường) rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và các cá nhân, tạo thuận lợi cho họ trong việc dùng các tài sản này làm tài sản đảm bảo khi vay vốn tại ngân hàng. Nếu hoạt động này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
được triển khai tốt thì sẽ có nhiều KHCN vay được vốn từ ngân hàng hơn do họ đã có tài sản đảm bảo.
Thứ tư, Chính phủ cần chỉ đạo Cơ quan thi hành án nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ và nâng cao hiệu quả trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo theo luật định. Tạo ra môi trường kinh doanh ngân hàng có kỷ cương, bảo vệ lợi ích các bên tham gia vay vốn nhưng không làm mất vốn ngân hàng.
Thứ năm, Các cơ quan hành chính Nhà nước nên nhanh chóng triển khai việc trả lương cho cán bộ công chức qua tài khoản tại ngân hàng. Điều này nhằm làm hạn chế bớt thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong dân chúng, mặt khác tạo được thêm nguồn vốn cho ngân hàng. Việc tiếp xúc với hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp cho người dân hiểu rõ hơn về ngân hàng, từ đó họ sẽ tiếp cận sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng có thể mở rộng hoạt động cho vay đối với KHCN của mình.
4.3.2. Kiến nghịđối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc cung cấp thông tin tín dụng của cá nhân vay vốn cho Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC), để các ngân hàng có thể khai thác thông tin đầy đủ về khách hàng, tránh rủi ro tín dụng. Việc thông tin trên mạng cần được cập nhật thường xuyên, định kỳ.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ ổn định, tạo cơ sở cho các ngân hàng thương mại huy động tiền gửi với chi phí hợp lý để đẩy mạnh cho vay KHCN với nguồn vốn dồi dào, lãi suất hợp lý.
Thứ ba, NHNN thời gian qua đã thể hiện được vai trò của mình trong điều hành hệ thống ngân hàng nhằm phục vụ và định hướng theo sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. Nhưng các quy định của NHNN thời gian qua còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
gây nhiều khó khăn cho các NHTM cũng như với người dân trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Đơn cử như việc quy định định mức tăng trưởng tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng đã đánh đồng tất cả các ngân hàng tốt, xấu với mức tăng trưởng chung, không xét tới sức khỏe và khả năng quản trị rủi ro cũng như quy mô của từng ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cần làm tốt việc đánh giá rủi ro của các NHTM như việc công bố số nợ xấu chi tiết của các NHTM, phân tích đánh giá cơ cấu dư nợ của từng ngân hàng để từ đó có biện pháp hạn chế rủi ro cho từng ngân hàng và tránh sự sụp đổ như các nước phát triển thời gian qua. Điều này đã gây ra khó khăn cho những ngân hàng còn có khả năng tăng trưởng tín dụng và ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiếp cận vốn của người dân.
NHNN với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước cần nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành của mình, có các việc làm thiết thực giúp các ngân hàng vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện nay và phát triển hơn nữa hoạt động của mình. Các quy định của NHNN ban hành phải có tầm nhìn xa, phục vụ cho sự phát triển ổn định của cả nền kinh tế. Tránh trường hợp liên tục sửa đổi làm khó khăn cho cả ngân hàng và người dân. Với dân số gần 90 triệu dân trong đó có đến gần 60% dân số chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận vốn ngân hàng ở mức hạn chế thì việc tạo điều kiện và có nhiều chính sách ưu tiên đối với KHCN sẽ là tiền đề cho một sự phát triển bền vững về sau.