Nhóm các tiêu chí định tính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank Chi nhánh Thị xã Phú Thọ (Trang 49 - 51)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Nhóm các tiêu chí định tính

Đây là nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả cho vay trên cơ sở pháp lý việc tuân thủ các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ, việc thực hiện theo đúng các cam kết trong hợp đồng.

Trên cơ sở pháp lý: Việc cho vay có hiệu quả khi nó tuân theo đúng pháp luật của Nhà nước, luật các TCTD, quy chế cho vay,…và tuân theo các luật khác liên quan như: Luật dân sự, …Khoản vay không thể đánh giá là có hiệu quả cao nếu nó trái với pháp luật, quy chế cho vay bị vi phạm. Giả sử khi ngân hàng cố tình cho vay để khách hàng kinh doanh những mặt hàng bị cấm, thực hiện hành động đảo nợ thì khoản vay đó là trái pháp luật và không được đánh giá là có hiệu quả mặc dù nó mang lại lợi nhuận cao.

Trên cơ sở quy chế, quy định của NHTM đó: Mỗi ngân hàng sẽ có các đường lối chiến lược kinh doanh riêng. Đó là điều kiện cần thiết cho hoạt động cho vay của ngân hàng được thống nhất và mang lại lợi ích cao nhất. Mỗi sản phẩm cho vay sẽ được ngân hàng thiết kế một quy trình nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật và nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Tuy mỗi ngân hàng có những quy trình cho vay riêng, nhưng nó phải tuân thủ các bước cơ bản sau: Bước đầu tiên là phân tích thẩm định trước khi khách hàng vay vốn: Cán bộ tín dụng có thể phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay vốn, có thể tìm hiểu về khách hàng qua bạn hàng của khách hàng, đọc các thông tin của khách hàng cung cấp,… để có thể nắm được năng lực pháp lý,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

năng lực tài chính, đạo đức của người vay,… Bước thứ hai ngân hàng xây dựng và ký kết hợp đồng cho vay, trong đó xác định mục đích vay vốn, số tiền vay, thời hạn vay, phương thức cho vay, hình thức đảm bảo tiền vay, lãi suất, phí, điều kiện và thời hạn giải ngân. Hợp đồng cho vay sẽ do hai bên ký kết và nắm giữ, các bên phải thực hiện đúng các cam kết trong HĐTD, mọi thay đổi phải được hai bên thỏa thuận thống nhất bằng văn bản sửa đổi bổ sung. Bước thứ ba là giải ngân và kiểm soát trong khi giải ngân và giám sát khoản vay, ngân hàng phải giải ngân cho khách hàng theo HĐTD hai bên đã ký kết đồng thời kiểm soát khách hàng về mục đích sử dụng vốn, tiến độ kinh doanh,… Nếu không có biểu hiện nào bất thường thì đánh giá đây là khoản vay tốt nếu thấy khoản vay bị đe dọa thì ngân hàng phải có các biện pháp xử lý kịp thời. Bước cuối cùng là thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới. Quan hệ cho vay kết thúc khi ngân hàng thu được hết gốc, lãi và các khoản phí liên quan. Trong trường hợp khách hàng cố ý nợ nần dây dưa, làm ăn yếu kém,… ngân hàng sẽ thực hiện các phương pháp nhằm thu hồi nợ như: phong tỏa tài khoản, sử lý tài sản bảo đảm,....Còn trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan nhưng khách hàng có quyết tâm trả nợ thì ngân hàng áp dụng phương án khác như: Gia hạn nợ gốc, giảm lãi, cho vay thêm,…Trong tất cả các bước của quy trình cho vay ngân hàng phải tuân thủ đầy đủ và phải linh hoạt đối với từng khoản cho vay và từng khách hàng. Nó sẽ giúp ngân hàng có được các khoản vay an toàn và hiệu quả, đồng thời giảm bớt các thiệt hại ngoài ý muốn. Vì vậy, khoản vay có hiệu quả khi nó tuân thủ đúng quy trình cho vay của ngân hàng.

Trên cơ sở hoạt động cho vay: Trước khi cho vay ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận với nhau về việc sử dụng vốn của khách hàng, thời gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

trả nợ gốc và lãi, cách thức xử lý các tình huống xấu xảy ra. Khoản cho vay đạt hiệu quả khi nó được thực hiện đúng hợp đồng vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank Chi nhánh Thị xã Phú Thọ (Trang 49 - 51)