6. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Kiến nghị đối với Vietinbank
Với những chính sách và đường lối phát triển của mình, Vietinbank đã gặt hái được nhiều thành công trong thời gian vừa qua. Điều đó thể hiện chiến lược của Vietinbank là đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì Vietinbank cần quan tâm hơn nữa đến cho vay KHCN. Mảng KHCN ngân hàng đã khai tốt và tăng liên tục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
trong thời gian qua, nhưng kết quả đạt được còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của nhóm khách hàng này. Vietinbank cần có các chính sách khuyến khích hoạt động cho vay KHCN để nâng tỷ trọng hơn so với mức hiện nay. Ngân hàng cũng nên có biện pháp để hoạt động cho vay diễn ra liên tục và thông suốt không để xảy ra tình trạng tạm ngưng cho vay vì những lý do chủ quan như: Thay đổi cơ chế tín dụng, thay đổi mô hình hoạt động,… như một vài thời điểm thời gian qua. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng, gây ấn tượng không tốt đến khách hàng, làm cho những khách hàng tốt có thể rời bỏ ngân hàng. Vietinbank phải sớm xây dựng những chính sách cho vay riêng biệt đối với KHCN, sẽ là kim chỉ nam để các chi nhánh triển khai trên toàn hệ thống, tăng tính thống nhất, giảm thời gian và chi phí khi cho vay. Từ đó nâng cao hiệu quả cho vay KHCN - đối tượng khách hàng giàu tiềm năng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Khách hàng cá nhân luôn là đối tượng khách hàng tiềm năng của NHTM, Vietinbank đang dần khai thác nhóm khách hàng này để hoạt động kinh doanh tốt hơn nữa cũng như đạt được mục tiêu là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Cho vay KHCN không chỉ theo đuổi việc mở rộng và thu hút thêm nhiều khách hàng mà ngân hàng còn quan tâm đến tính hiệu quả của khoản cho vay. Với điều kiện thực tế tại Vietinbank - Chi nhánh Thị xã Phú Thọ, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cụ thể.
Về mặt lý luận, Luận văn đã làm rõ hoạt động cho vay của một chi nhánh ngân hàng thương mại điển hình, phân tích những nhân tố chính ảnh hưởng lên hiệu quả cho vay KHCN, đồng thời đưa ra một số tiêu chí đánh giá, phản ánh hiệu quả cho vay, đây là những lý luận chung nhất mang tính khái quát, chỉ đường cho nghiên cứu về thực tiễn và đưa ra đánh giá xác đáng.
Về mặt thực trạng, thông qua hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh, Luận văn đã nêu qua một số nét cơ bản về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012, để tiện cho việc phân tích, so sánh, đối chiếu, nhằm hiểu hơn về hoạt động cho vay KHCN. Luận văn giới thiệu các hình thức cho vay, lãi suất, thời hạn và đặc điểm của từng khoản cho vay cá nhân mà hiện ngân hàng đang áp dụng. Đặc điểm của khách hàng cũng được phân tích cụ thể. Hiệu quả cho vay của Chi nhánh được làm rõ khi kết quả cho vay được phản ánh qua các chỉ tiêu đã nêu ở phần lý luận.
Về giải pháp và kiến nghị, dựa vào thực tế và nhận thức của bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu của cho vay KHCN như: Xây dựng chính sách cho vay KHCN, mở rộng đối tượng cho vay, nâng cấp cơ sở vật chất, sắp xếp bố trí lại lao động, cải tiến cách đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
CBTD,…Các kiến nghị đưa ra với Chính phủ và các Cơ quan chức năng; với Vietinbank để giúp cho ngân hàng nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay KHCN nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
Cho vay là hoạt động truyền thống của ngân hàng vì vậy nâng cao hoạt động cho vay KHCN sẽ tác động tích cực giúp ngân hàng phát triển nhanh và bền vững hơn. Luận văn chỉ phân tích và đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả cho vay KHCN của Vietinbank - Chi nhánh Thị xã Phú Thọ. Luận văn không thể tránh khỏi những sai sót do thời gian hạn hẹp cũng như khả năng của tác giả có hạn. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và những người quan tâm đến đề tài này./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
2. Frederic S. Mishkin (2011), ,
Nhà xuất bản .
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
4. TS. Lê Thị Hiệp Thương, TS. Hồ Diệu, Th.S Bùi Diệu Anh (2009), Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.
5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính.
6. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2009), Điều lệ NHCT, Hà Nội. 9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Báo cáo thường niên từ năm
2010 đến 2012, Hà Nội.
10.Cẩm nang tín dụng ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
11.Tài liệu đào tạo quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
12.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thị xã Phú Thọ, Báo cáo tổng kết hoạt động từ năm 2010 đến 2012, Thị xã Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
13.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Quyết định về cấp GHTD 208/QĐ-NHCT35 ngày 24/02/2010, Hà Nội.
14.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Quyết định số 221/QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 26/02/2010 về cho vay KHCN và Hộ gia đình, Hà Nội. 15.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Quyết định số 612/QĐ-
NHCT35 ngày 31/12/2008 về đảm bảo tiền vay, Hà Nội.
16.Tạp chí ngân hàng; Thời báo ngân hàng (năm 2010, 2011, 2012), Hà Nội. 17. Website tham khảo: www.sbv.org.vn; www.vnexpress.net; www.vietinbank.vn.