1. Tổng quan lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp
3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
-Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lƣu kho
Trong những năm qua vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp chưa cao một phần do hàng hóa tồn kho bình quân công ty tăng lên do nhu cầu mua của khách hàng ngày càng cao, tuy vậy công tu chưa thực sự định lượng được số lượng phù hợp. Vì vậy công ty cần làm những việc như sau
+ Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.
+ Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.
+ Thực hiện công tác bán một số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn có thể tiêu thụ trên thị trường nhỏ lẻ.
+ Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường.
- Quản lý tài sản cố định:
Trong 2 năm 2011 và năm 2012, mặc dù công ty đã có những tiến bộ như mua được 2 thiết bị phục vụ chủ yếu cho công ty để mở rộng sản xuất như máy tạo sóng và máy in, tuy nhiên là quá bất cẩn trong việc học cách sử dụng máy. Công nhân trong phân xưởng
dã mất một thời gian để học cách sử dụng máy và đó chính là nguyên nhân khiến cho việc sử dụng TSCĐ chưa có hiệu quả. Giải pháp phải đề ra cho việc này:
+ Đối với những thiết bị đã mua về ở côn ty cần phải tìm kỹ sư chuyên về máy móc đào tạo công nhân để sử dụng sao cho hiệu quả.
+ Hàng năm thực hiện chính sách bảo dưỡng đối với máy móc ít nhất 1 đến 2 lần nhằm làm giảm thiểu ự khấu hao hữu hình xảy ra.
-Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra
Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên… mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục. Trong năm qua doanh nghiệp đang ngày càng giảm khả năng thanh toán có nguy cơ doanh nghiệp lâm vào tình trạng không thể thanh toán các khoản chi phí khi có rủi ro xảy ra hoặc không thể quay vòng vốn giúp doanh nghiệp tiếp tục sản xuất.