Sự hao phí của TS của công ty TNHH Hùng Đức

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn hùng đức (Trang 42 - 49)

1. Tổng quan lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

2.2.3.3.Sự hao phí của TS của công ty TNHH Hùng Đức

-Suất hao phí TSNH so với doanh thu

Bảng 2.10: Suất hao phí TSNH so với doanh thu

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 TSNH bình quân 5828,40 5815,81 7954,89 (0,22%) 36,78%

Doanh thu thuần 4483,35 13770,15 18947,80 207,14% 37,60%

Suất hao phí TSNH

trên doanh thu 1,30 0,42 0,4198 (67,51%) (0,60%)

(Nguồn: báo cáo tài chính)

Tài sản ngắn hạn bình quân của công ty năm 2011 giảm 0,22% so với năm 2010, gần như không biến đổi gì nhiều, đến năm 2012 tài sản ngăn hạn tăng 36,78% do doanh nghiệp muốn đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng.

Suất hao phí TSNH trên doanh thu thuần của công ty khá cao. Năm 2010 cứ mỗi một đồng doanh thu thuần thì được tạo ra từ 1,3 triệu đồng TSNH bình quân. Năm 2011 tỷ lệ này đã giảm đi đang kể, cụ thể giảm 67,51% so với năm 2010, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có tiến bộ trong việc quản trị TSNH để hao phí ít hơn trong quá trình sản xuất. Năm 2012 suất hao phí TSNH trên doanh thu đã đi vào ổn định nên có xu hướng giảm nhẹ là 0,6% và một đồng doanh thu thuần chỉ còn được tài trợ bởi 0,4198 triệu đồng TSNH bình quân.

-Suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế

Bảng 2.11: Suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 TSNH bình quân 5828,40 5815,81 7954,89 (0,22%) 36,78%

Lợi nhuận sau thuế 21,76 16,56 34,03 (23,91%) 105,49%

Suất hao phí TSNH

trên lợi nhuận sau thuế 267,83 351,20 233,78 31,13% (33,43%)

(Nguồn: báo cáo tài chính)

TSNH bình quân của doanh nghiệp trong năm 2010 và năm 2011 gần như không có gì thay đổi, năm 2011 giảm 2,22% so với năm 2010. Năm 2012 TSNH bình quân của doanh nghiệp tăng lên thành 7954,89 đồng và tăng 36,78% so với năm 2011 do sự cần thiết của việc mở rộng sản xuất. Suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế của công ty rất cao. Một đồng lợi nhuận mang về phải được tài trợ bằng 267,83 đồng trong năm 2010. Đây là một con số quá lớn biểu thị sự yếu kém trong khâu quản lý và lãng phí của doanh nghiệp. Năm 2011 suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế còn tăng lên 33,13% . Nhưng đến năm 2012 suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế đã giảm xuống 33,43%. Với kết quả như phân tích trên đây có thể thấy doanh nghiệp đã lãng phí rất nhiều nguồn TSNH của mình mà chỉ mang về rất ít lợi nhuận.

- Số vòng quay hàng tồn kho

Bảng 2.12: Số vòng quay hàng tồn kho

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Giá vốn hàng bán 3879,45 12695,05 17514,79 227,24% 37,97% Hàng hóa tồn kho bình quân 808,81 1411,42 3002,89 74,50% 112,76% Số vòng quay hàng tồn kho 4,80 6,30 4,39 31,42% (30,39%)

(Nguồn: báo cáo tài chính)

Doanh thu của công ty mỗi năm một tăng kéo theo giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng trưởng theo, năm 2011 giá vốn hàng bán tăng 227,24% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 37,97%.

Doanh nghiệp ngày càng phát triển với quy mô rộng hơn đòi hỏi lượng hàng hóa dự trữ khi khách hàng cần đến mà tốn ít thời gian chờ đợi có thể giúp khách hàng đóng gói hàng hóa nhanh hơn để lưu thông ra thị trường. Nắm bắt được như cầu đó, doanh nghiệp sản xuất trước theo mẫu có sẵn của khách hàng để dự trữ lúc cần và được đưa vào hàng tồn kho. Năm 2011 với quy mô ngày càng mở rộng doanh nghiệp đã tăng 74,5% hàng tồn kho và năm 2012 tăng đến 112,76%.

Số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2010 là 4,8 vòng 1 năm. Năm 2011 số vòng quay đã tăng lên 31,42% và được 6,3 vòng 1 năm. Việc bán được nhiều hàng và dự trữ hàng tồn kho dung mức đã cho doanh nghiệp được con số khả quan sau 1 năm hoạt động. Nhưng đến năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho đã giảm xuống còn 4,39 vòng 1 năm tức là giảm 30,39% so với năm 2011. Việc dự trữ hàng tồn kho so với giá vốn hàng được bán sao cho hợp lý không phải nhà quản trị nào cũng nắm bắt được, quá khả quan trong việc bán hàng dẫn đến việc dự trữ hàng quá nhiều làm tro hàng còn ứ đọng trong kho sẽ dẫn đến việc hàng bị hỏng( ấm, mốc, mực nhòe, bị hư hại do chuột cắn hay cháy…) ảnh hưởng đến những tổn thất không đáng có.

- Số vòng quay các khoản phải thu

Bảng 2.13: Số vòng quay các khoản phải thu

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Doanh thu thuần 4483,35 13770,15 18947,80 207,14% 37,60%

Bình quân các khoản phải thu ngắn hạn

4528,58 1711,21 2962,72 (62.21%) (73,14%)

Số vòng quay các

khoản phải thu 0,99 8,05 6,40 712.82% (20,52%)

(Nguồn: báo cáo tài chính)

Các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp trong những năm vừa qua có xu hướng giảm xuống. Năm 2011 giảm 31,11% và năm 2012 giảm 5,04% đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy công ty đã biết quản trị dòng tiền lưu thông trong bộ máy doanh nghiệp.

Số vòng quay các khoản phải thu ngày càng tăng cho thấy chính sách của công ty muốn thu hồi vốn nhanh để quy vòng được quá trình sản xuất. năm 2010 nếu như số vòng quay các khoản phải thu chỉ là 0,99 vòng 1 năm thì đến năm 2011 đa tăng lên đến 8,05 vòng 1 năm, tăng 712,82% đây là con số đáng kinh ngạc trong năm 2011. Năm 2012 thì tỷ lệ này giảm xuống do bình quân các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng lên, và số vòng quay các khoản phải thu đã giảm xuống còn 6,4 vòng tức giảm 20,52% so với năm 2011

- Sức sản xuất của tài sản cố định

Bảng 2.14: Sức sản xuất của tài sản cố định

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Doanh thu thuần 4483,35 13770,15 18947,80 207,14% 37,60%

Nguyên giá bình

quân TSCĐ 986,61 5406,82 11454,35 448,02% 111,85% Sức sản xuất của

TSCĐ 4,54 2,55 1,65 (43,95%) (35,05%)

( Nguồn: báo cáo tài chính)

Nguyên giá TSCĐ bình quân của công ty tăng lên do nhập thêm 2 thiết bị mới lần lượt năm 2011 và năm 2012. Năm 2011 nguyên giá bình quân TSCĐ của công ty tăng 448,02% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 111,85%. Doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên cần có máy móc trang thiết bị, đặc biệt với kinh phí mua máy móc quá lớn không thể mua ngay trong năm đầu mà tùy theo việc huy động vốn và tình hình hoạt động của công ty.

Sức sản xuất của TSCĐ năm 2010 đạt 4,54 tức là 1 đồng doanh thu thuần được tài trợ bởi 4,54 đồng nguyên giá TSCĐ. Tuy nhiên năm 2010 máy móc thiết bị của công ty là máy cũ sức sản xuát kém và chịu nhiều chi phí sửa chữa. Năm 2011 sức sản xuất đã giảm xuống còn 2,55 giảm 43,95% đo nguyên giá TSCĐ tăng lên. Năm 2012 do nhập thêm máy in với trị giá lớn nên sức sản xuất của TSCĐ đã giảm xuống 35.05%. trong hai năm 2011 và năm 2012 công ty đã nhập hai thiết bị chủ chốt nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty với giá trị lớn. Tuy nhiên, khi mua trang thiết bị được nhập từ Trung Quốc về như máy tạo sóng và máy in, công nhân viên đã phải tự tìm cách sử dụng máy chứ không có sự hưỡng dẫn của nhà sản xuất do không hiểu được ngôn ngữ. Điều này là một thiếu sót lớn khiến cho việc sử dụng tài sản còn chưa có hiệu quả.

2.2.3.4 Khả năng thanh toán

Bảng 2.15: Khả năng thanh toán hiện hành Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Tài sản lƣu động và đầu

tƣ ngắn hạn 5782,65 5803,22 10086,81 0,36% 73,81% Nợ ngắn hạn 2821,40 8016,31 14848,77 184,12% 85,23%

Khả năng thanh toán

hiện hành 204,96% 72,39% 67,93% (64,68%) (6,16%)

(Nguồn: báo cáo tài chính)

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty trong năm 2010 và năm 2011 gần như không thay đổi, cụ thể năm 2011 chỉ tăng 0,36% so với năm 2010. Năm 2012 tài sản lưu động của công ty đã tăng lên 73,81% chủ yếu do các khoản phải thu của công ty tăng lên chủ yếu do các khoản phải thu tăng lên và tiền mặt tăng lên. Như đã phân tích ở trên, chính sách của công đang thay đổi qua mỗi năm nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn mà các khoản phải thu khách hàng tăng lên. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng khoản tiền mặt cũng tăng lên qua từng năm.

Nợ ngắn hạn của công ty hàng năm cũng tăng lên nhanh chóng một phần là do tài sản dài hạn của công ty tăng lên qua các năm. Năm 2011 nợ ngắn hạn tăng 187,12% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 85,23% so với năm 2011.

Khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2010 rất tốt ở mức 2,05 tức là khả năng thanh toán nợ gấp 204,96% lần nợ ngắn hạn của công ty. Các năm tiếp theo khả năng thanh toán nợ của công ty giảm đi nhanh chóng. Năm 2011 giảm 64,68% khả năng thanh toán hiện hành chỉ còn tức là 72,38% có thể thanh toán nợ. Năm 2012 giảm 6,16% so với năm 2011 chỉ còn 67,93% nợ có thể thanh toán.

- Khả năng thanh toán nhanh

Bảng 2.16: Khả năng thanh toán nhanh

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Tài sản lƣu động – hàng tồn kho 4973,83 3789,19 6095,05 (23,82%) 60,85% Nợ ngắn hạn 2821,40 8016,31 14848,77 184,12% 85,23% Khả năng thanh toán nhanh 176,29% 47,27% 41,05% (73,19%) (13,16%)

Tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho chính là số tiền mà doanh nghiệp có thể thu được với khấu trừ ít nhất đó tương đương như tiền vậy. Năm 2011 khoản này giảm đi 23,82% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 đã tăng lên 60,85%. Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2010 là 176,29% rất cao và khá an toàn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cần đến tiền thanh toán, năm đầu công ty kinh doanh nên sử dụng chính sách thận trọng. Đến năm 2011 khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm 73,19% so với năm 2010 chỉ còn lại 47,27% đây là chính sách mạo hiểm để lại khoản thanh toán nhanh khá thấp. Không dừng lại ở đó, năm 2012 khả năng thanh toán nhanh tiếp tục giảm 13,16% so với năm 2011.

- Khả năng thanh toán lãi vay

Bảng 2.17: Khả năng thanh toán lãi vay

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Lãi trƣớc thuế và lãi vay 29,02 22,08 41,25 (23,91%) 86,81% Nợ ngắn hạn 2821,40 8016,31 14848,77 184,12% 85,23% Khả năng thanh

toán lãi vay 1,03% 0,28% 0,28% (73,22%) 0,85%

(Nguồn: báo cáo tài chính) Khả năng thanh toán lãi vay của công ty ở mức rất thấp, năm 2010 chỉ là 1,03%. Do khoản lãi trước thuế và lãi vay của công ty quá thấp nên gần như lãi không đủ để trả nợ ngắn hạn. Năm 2011 khả năng thanh toán lãi vay giảm 73,22% do tác động của lợi nhuận trước thuế giảm mà nợ ngắn hạn lại tăng lên. Năm 2012 tuy khả năng thanh toán lãi vay tăng lên 0,85% quá thấp để khả năng thanh toán lãi vay có thể tăng lên, vì vậy mà trên bảng giá trị khả năng thanh toán lãi vay không đổi.

Kết luận:

Trong 3 năm phân tích trên đây có thể dễ dàng nhận thấy

-Điểm mạnh của công ty đạt đƣợc:

+ Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên qua các năm trong điều kiện kinh tế đang khó khăn, các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng nhiều nhưng công ty đã nắm được thị phần nhất định trên địa bàn tỉnh.

+ Doanh nghiệp đã càng ngày càng mở rộng sản xuất bằng cách qua các năm luôn nhập về những thiết bị mới, phục vụ cho sản xuất ngày càng mở rộng.

+ Doanh nghiệp đã tạo được công việc cho công nhân và trả lương, thưởng, đóng tiền bảo hiểm theo dung quy định nhà nước. Doanh nghiệp đã biết quan tâm đến từng công

nhân viên trong nhà máy sản xuất cũng như ban quản lý công ty góp phần làm tăng sự trung thành cũng như tốn ít chi phí hơn cho việc đào tạo công nhân viên.

+ Doanh nghiệp năm nào cũng đóng thuế đầy đủ cho nhà nước và năm 2012 còn được sự trợ cấp thuế của nhà nước.

+ Qua mỗi năm doanh nghiệp đã biết nhìn lại điểm yếu của mình để khắc phục. Đặc biệt đối với khoản chi phí quản lý kinh doanh, năm 2012 doanh nghiệp đã cắt giảm bớt lương thưởng của bộ phận quản lý để tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận sau thuế.

+ Doanh nghiệp đã biết tận dụng nguồn vốn lưu động thông qua việc tăng khoản phải trả người bán qua các năm.

+ Doanh nghiệp biết thu hút khách hàng bằng cách nâng khoản phải thu khách hàng

-Những điểm thiếu xót còn tồn tại:

+ Khả năng thanh toán, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán lãi vay của công ty ngày một giảm

+ Hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao, suất sinh lời trên tiền vay còn thấp

+Công tác phòng cháy chữa cháy cho phân xưởng và chống cẩm mốc chưa được tốt làm tổn hại không nhỏ đến hàng tồn kho.

+ Việc sử dụng tài sản vào trong sản xuất còn chưa được hiệu quả. Những bao bì hỏng cần có đầu ra phù hợp để thu lại được lợi nhuận cho doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp còn quá tập trung vào nâng cao doanh số bán hàng mà chưa nâng cao được lợi nhuận sau thuế.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp còn khá cao, phân bổ chưa phù hợp.

+ Việc sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp vẫn còn chưa tốt do thời gian qua tốn

nhiều nguồn lực vào việc thu máy móc trang thiết bị mà chưa học kĩ cách sử dụng nên còn gặp nhiều khó khăn trong khâu sản xuất.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG ĐỨC

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn hùng đức (Trang 42 - 49)