Thực trạng sử dụng vốn của công ty TNHH Hùng Đức

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn hùng đức (Trang 39 - 42)

1. Tổng quan lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

2.2.3.2Thực trạng sử dụng vốn của công ty TNHH Hùng Đức

Bảng 2.5:Sự biến động nguồn vốn của công ty TNHH Hùng Đức

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011

Vốn cố định 7037,35 7059,43 7093,46 0,31% 0,48%

Vốn lƣu động 2821,40 8016,31 14848,77 184,12% 85,23% Tổng nguồn vốn 9858,76 15075,74 21942,23 52,92% 45,55%

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Tổng nguồn vốn của công ty qua các năm đã có tăng trưởng. Cụ thể năm 2011 tăng 52,92% so với năm 2010 và năm 2012 tổng nguồn vốn lại tiếp tục tăng 45,55% so với năm 2011.

Nguyên nhân khiến cho tổng nguồn vốn tăng mạnh như vậy qua các năm là do sự tác động của vốn lưu động của công ty. Sự biến đổi nguồn vốn lưu động của công ty sẽ được phản ánh trong bảng dưới đây:

Bảng 2.6 : Chi tiết sự biến đổi vốn lƣu động

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%)

2011/2010 2012/2011 Vay ngắn hạn 2821,40 6522,20 8102,48 222,32% 24,23% Phải trả cho ngƣời

bán 791,27 1341,48 4002,36 69,53% 198,35%

Ngƣời mua trả tiền

trƣớc - 152,63 256,25 - 67,89%

Thuế và các khoản

phải nộp nhà nƣớc 6,60 - 7,22 - -

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

Qua bảng trên có thể thấy được khoản vay ngắn hạn trong 2 năm đã tăng lên rất nhiều. Năm 2011 khoàn vay ngắn hạn tăng 222,32% so với năm 2010 do công ty phải nhập về máy tạo sóng khi muốn sản xuất từ giấy Karft thành bìa Carton như quy trình sản xuất ở trên đã nêu. Năm 2012 doanh nghiệp tiếp tục vay khoản ngắn hạn lớn hơn giá trị lên đên 8102,48 triệu đồng để nhập về máy in bìa Carton do trong năm 2011

doanh nghiệp tốn khá nhiều chi phí trong khâu in ấn không được chính xác bị tăng chi phí do tăng hàng phế phẩm mà không thể giao cho khách hàng được.

Trong năm 2011 và năm 2012 khoản phải trả cho người bán tăng lên khá lớn do trong quá trính sản xuất và tiêu thụ doanh nghiệp khi bán hàng ra không thể thu hồi về vốn ngay được vì công ty đối tác mua thành phẩm cũng nợ tiền hàng không thể trả ngay được, và như vậy sẽ không có đủ tiền để doanh nghiệp có thể trả được người bán. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng muốn có được sự lợi thế về chiếm dụng vốn của người bán, như đã biết tiền có giá trị theo mặt thời gian, vì vậy mà doanh nghiệp muốn tận dụng nguồn lực của người bán làm lợi thế cho mình. Năm 2011 khoản phải trả người bán tăng 69,53% và năm 2012 tăng 198,35%.

Các khoản người mua trả tiền trước và thuế và các khoản phải nộp nhà nước rất thấp không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp.

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn lƣu động :

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Sức sản xuất của vốn lƣu động 1,60 1,72 1,28 7,38 (25,71) Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động 0,63 0,58 0,78 (7,49) 34,62 Số vòng quay của vốn lƣu động(vòng) 1,59 1,72 1,28 8,10% (25,71%)

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Nhận xét:

Sức sản xuất của vốn lưu động nhìn chung cao hơn vốn cố định rất nhiều, có thể thấy doanh nghiệp tận dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn vốn cố định.

Doanh thu của doanh nghiệp khá cao đồng thời vốn lưu động của doanh nghiệp không cao dẫn tới năm 2010 sức sản xuất của doanh nghiệp là 1,60 tức là cứ 1 đồng doanh thu thuần tạo ra từ 1,60 đồng vốn lưu động. Năm 2011 sức sản xuất tiếp tục tăng 7,38% đạt mức 1,72. Nhưng đến năm 2012 do vốn lưu động tăng cao dẫn tới sức sản xuất giảm xuống còn 1,28.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty còn cao, năm 2010 với 1 đồng doanh thu thuần phải được tài trợ bằng 0,63 triệu đồng vốn lưu động bình quân. Trong năm tới doanh nghiệp cần giảm bớt hệ số này. Năm 2011 doanh nghiệp đã giảm được hệ số đảm nhiệm vốn xuống 7,49%. Tuy nhiên năm 2012 Hệ số hẩm nhiệm vốn lại tăng len 34,62%.

Số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp chưa cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Năm 2010 chỉ là 1,59 vòng/ năm. Năm 2011 tuy đã có chút khởi sắc vì tăng 8,1% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì số vòng quay vốn lưu động này lại giảm xuống 25,71%.

Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Lợi nhuận trƣớc

thuế và lãi vay 29,02 22,08 41,25 (23,91%) 86,81% Số tiền vay 2023,53 6522,20 8102,48 222,32% 24,23%

Tỷ suất sinh lời

trên tiền vay 1,43% 0,34% 0,51% (76,39%) 50,38%

(Nguồn: báo cáo tài chính)

Số tiền vay của doanh nghiệp mỗi năm đều tăng lên để chi trả nhiều khoản như tiền mua TSCĐ, hay quay vòng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 2011 tăng 222,32% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 24,23%. Việc vay nhiều tiền đến vậy chủ yếu dùng để mua máy móc trang thiết bị mới trong công ty, tuy nhiên vay nhiều tiền lại là khoản vay ngắn hạn khiến doanh nghiệp phải chịu lãi vay cao, phải trả trong năm nên đã ảnh hưởng đến lợi nhuận trong năm của doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời trên tiền vay của công ty khá thấp, chứng tỏ công việc làm ăn không hiệu quả. Năm 2011 thậm trí tỷ suất sinh lời trên tiền vay giảm 76,39% còn 0,34%. Nhưng đến năm 2012 do lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng lên khiến cho tỷ suất sinh lời trên lãi vay cũng tăng lên, tuy chưa cao nhưng đây cũng là sự cố gắng của doanh nghiệp trong năm vừa 2012.

Bảng 2.9: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Sức sản xuất

vốn cố định 64,14 195,06 267,12 204,13 36,94

Sức sinh lợi của

vốn cố định 0,31 0,23 0,48 (24,14) 104,51

Nhận xét :

Sức sản xuất vốn cố định trong kỳ khá lớn do doanh thu tiêu thụ trong kỳ ngày càng tăng cao mà vốn cố định của doanh nghiệp gần như không có gì thay đổi. Năm 2011 sức sản xuất tăng 204,13% so với năm 2010 đạt 195,06%. Năm 2012 sức sản xuất trên vốn cố định tăng 36,94% so với năm 2011.

Như đã phân tích ở trên lợi nhuận của doanh nghiệp rất thấp do nhiều nguyên nhân, chính vì thế mà sức sinh lợi của vốn cố định cũng rất thấp. cụ thể năm 2010 chỉ là 0,31% tức là 1 đồng vốn cố định của doanh nghiệp bỏ ra chỉ thu về được 0,31% đồng lợi nhuận. Sức sinh lời năm 2011 còn giảm xuống 24,14% so với năm 2010. Tuy nhiên năm 2012 đã có sự thay đổi nhanh chóng do lợi nhuận thu về của doanh nghiệp tăng lên mà vốn cố định lại gần như không có gì thay đổi. Sức sinh lợi của vốn cố định tăng 104,51% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn hùng đức (Trang 39 - 42)