Nội dung quản lý hoạt động BDGV của Giám đốc trung tâm GDTX

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh khánh hòa (Trang 32 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2.Nội dung quản lý hoạt động BDGV của Giám đốc trung tâm GDTX

1.5.2.1. Quán triệt yêu cầu BDGV theo quy định chuẩn nghề nghiệp và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên GV mầm non, phổ thông và GDTX

Trung tâm GDTX cấp huyện có những đặc thù riêng về tổ chức và hoạt động, là một trong những cơ sở của GDTX, thuộc hệ thống nhà trường công lập của hệ thống giáo dục quốc dân, nên hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện về cơ bản cũng là hoạt động BDGV của nhà trường phổ thông. Hiện nay, chuẩn nghề nghiệp GV ở trung tâm GDTX được Bộ GD-ĐT quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT. Do đó, Giám đốc trung tâm GDTX quản lý hoạt động BDGV trên cơ sở những quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT và Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD-ĐT Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên GV mầm non, phổ thông và GDTX.

1.5.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động BDGV

Căn cứ nội dung bồi dưỡng và hướng dẫn của sở GD-ĐT, trung tâm GDTX hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và báo cáo tổ bộ môn, trình lãnh đạo trung tâm GDTX phê duyệt. Trên cơ sở hướng dẫn bồi dưỡng thường xuyên của sở GD-ĐT và tổng hợp kế hoạch bồi dưỡng của GV, trung tâm GDTX cấp huyện xây dựng kế hoạch BDGV của đơn vị mình.

- Kế hoạch BDGV là xác định hoạt động bồi dưỡng có mục tiêu, đối tượng, nội dung, hình thức và tiến độ cụ thể trên cơ sở phân tích xem xét đồng bộ thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ GV. Tùy tình hình thực tế, mỗi trung tâm GDTX cấp huyện đều phải xây

dựng một kế hoạch bồi dưỡng sao cho phù hợp với nhu cầu của cán bộ, GV và mục đích đơn vị.

- Kế hoạch BDGV được tiến hành làm ngay từ đầu năm học khi xây dựng kế hoạch hoạt động của trung tâm GDTX. Để lập kế hoạch BDGV, Giám đốc trung tâm căn cứ vào kết quả phân loại GV về các mặt, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của mỗi GV; phân tích nhu cầu bồi dưỡng và lựa chọn nội dung bồi dưỡng của GV, từ đó lên kế hoạch bồi dưỡng cho cả năm về các mặt:

+ Những nội dung bồi dưỡng;

+ Đối tượng bồi dưỡng tương ứng với từng nội dung; + Kết quả cần đạt được sau khi bồi dưỡng;

+ Thời gian tiến hành; + Người chỉ đạo bồi dưỡng;

+ Hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng.

Tùy theo yêu cầu và tình trạng thực tế của các tổ nhóm khác nhau trong trung tâm mà Giám đốc trung tâm GDTX có thể giao cho mỗi tổ nhóm hay cá nhân những hoạt động bồi dưỡng khác nhau.

1.5.2.3. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động BDGV

Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch BDGV đã được sở GD-ĐT, trung tâm GDTX, đội ngũ GV xây dựng. Công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động BDGV bao gồm các nội dung:

- Tổ chức, chỉ đạo GV triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên trên cơ sở thực hiện hiệu quả Quy chế bồi dưỡng thường xuyên GV mầm non, phổ thông và GDTX ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/QĐ-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD-ĐT và hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên của Bộ và Sở GD-ĐT theo từng năm học.

- Xây dựng đội ngũ GV chuyên môn có đủ năng lực và phẩm chất tham gia xây dựng chương trình, nội dung; làm báo cáo viên trực tiếp các nội dung đã được tập huấn; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của GV.

- Tổ chức, chỉ đạo cho GV tham gia bồi dưỡng theo hướng dẫn và kế hoạch của sở GD-ĐT. Tạo điều kiện cho GV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo từng nội dung cụ thể do sở GD-ĐT tổ chức vào thời gian hè. Đây là một trong

những nội dung của bồi dưỡng thường xuyên, nên lãnh đạo trung tâm GDTX tổ chức cho GV tham gia tập huấn đầy đủ, thực hiện chế độ học tập, sắp xếp thời gian tập huấn để GV được học tập, nghiên cứu nội dung tập huấn.

- Tổ chức, chỉ đạo cho GV tự học để tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp bằng những mô đun đã lựa chọn. Nhu cầu tự bồi dưỡng của GV rất cao và họ cũng có khả năng tự nghiên cứu nhằm thỏa mãn nguyện vọng được mở rộng kiến thức, nâng cao năng lực sư phạm phục vụ giảng dạy. Các trung tâm GDTX thường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị, kỹ thuật để GV tự học. Tuy vậy, việc chuẩn bị đầy đủ đến mức độ nào là phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi trung tâm.

- Tổ chức, chỉ đạo các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực sư phạm do các chuyên gia giảng dạy dựa vào nhu cầu học tập thực tiễn của GV. Dựa theo nhu cầu và thông qua tổng kết, đánh giá về GV, nhà quản lý sẽ biết được các năng lực sư phạm nào cần bồi dưỡng cho GV trung tâm mình, từ đó sẽ có kế hoạch cụ thể, thỉnh giảng các chuyên gia có kinh nghiệm về trung tâm giảng dạy.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện cung cấp đầy đủ tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho việc bồi dưỡng bằng tự học của GV kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của từng trung tâm, hoặc cụm trung tâm GDTX; bồi dưỡng tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng khó đối với GV; bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa (qua mạng internet). BDGV phải đi đôi với việc tăng cường chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật giảng dạy ở trung tâm GDTX đủ chuẩn và đồng bộ.

- Tổ chức, chỉ đạo việc tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, tài chính cho GV khi tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Điều 80, Luật Giáo dục năm 2009 đã nêu: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ” [32]. Việc thực hiện đầy đủ chế độ tài chính cho GV trong hoạt động BDGV là trách nhiệm của Giám đốc trung tâm GDTX.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động BDGV nhằm mục đích xác định năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức làm căn cứ để các cấp QLGD bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với GV. Đây là hoạt động quan trọng, quyết định hoạt động quản lý.

- Hình thức đánh giá kết quả BDGV:

+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên GV thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, viết thu hoạch ... (gọi chung là bài kiểm tra).

+ Trung tâm GDTX tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của GV. - GV trình bày kết quả vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục HV tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:

+ Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên (5 điểm).

+ Vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5 điểm).

- Giám đốc sở GD-ĐT lựa chọn hình thức đánh giá, tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và từng mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 đảm bảo sự phù hợp về đối tượng, nội dung, phương pháp bồi dưỡng thường xuyên và các quy định tại Quy chế.

- Đánh giá kết quả BDGV phải bảo đảm yếu tố định lượng và xếp loại kết quả gồm 4 loại: loại giỏi (G), loại khá (K), loại trung bình (TB) và loại không hoàn thành kế hoạch.

- Sở GD-ĐT cấp giấy chứng nhận kết quả BDGV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết quả đánh giá BDGV được lưu vào hồ sơ của GV, là căn cứ để đánh giá, xếp loại, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng GV.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh khánh hòa (Trang 32 - 35)