Thực trạng công tác quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh khánh hòa (Trang 52 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3.Thực trạng công tác quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp

cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện là một bộ phận của quản lý nhà trường, có trách nhiệm bồi dưỡng đội ngũ GV có đầy đủ năng lực sư phạm để có thể tham gia tích cực, hiệu quả vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện, tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về mức độ và kết quả thực hiện các chức năng quản lý của CBQL ở trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hòa.

2.3.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động BDGV

Việc xây dựng kế hoạch BDGV có ý nghĩa quyết định đến chất lượng quản lý, có tác dụng định hướng cho toàn bộ hoạt động bồi dưỡng diễn ra theo đúng mục tiêu đề ra, xác định chính xác các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí) và thời gian, không gian... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu.

Bảng 2.15. Đánh giá công tác quản lý về xây dựng kế hoạch hoạt động BDGV

TT Kế hoạch hoạt động BDGV 1 2Kết quả (%)3 4 5

1 Tìm hiểu về kế hoạch bồi dưỡng của mỗi GV / 53,3 27,2 18,5 /

2 Thiết lập mục tiêu hoạt động BDGV / 22,2 58 19,8 /

3 Quy hoạch đối tượng tham gia bồi dưỡng / 64,2 25,9 9,9 /

4 Nắm vững kế hoạch BDGV của Bộ, Sở GD-ĐT / 61,7 27,2 11,1 /

5 Xây dựng kế hoạch BDGV theo năm học / 15,8 63,1 21,1 /

Tổng hợp kết quả khảo sát ở bảng 2.15 về đánh giá kết quả thực hiện công tác xây dựng kế hoạch trong quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX của CBQL và GV như sau:

- Tìm hiểu về kế hoạch bồi dưỡng của mỗi GV: Để công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp nhu cầu, năng lực GV và có tính khả thi thì việc tìm hiểu về kế hoạch bồi dưỡng của mỗi GV là rất quan trọng. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát 81,5% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 2, 3 - mức dưới trung bình. Chứng tỏ CBQL ở các trung tâm GDTX khi xây dựng kế hoạch BDGV chưa quan tâm đến việc tìm

hiểu nhu cầu bồi dưỡng của GV mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm quản lý của bản thân và sự chỉ đạo, hướng dẫn bồi dưỡng của cấp trên.

- Thiết lập mục tiêu hoạt động BDGV: Việc thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chất lượng hoạt động BDGV. CBQL phải đề ra được các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể có ý nghĩa và xác đáng. Mục tiêu bồi dưỡng phải được thông báo đến những người thực hiện bồi dưỡng. Đánh giá kết quảthực hiện công tác này của CBQL ở các trung tâm GDTX chỉ đạt mức trung bình

(58% đánh giá ở mức 3). Vì thế dẫn đến thực trạng là tuy tiến hành nhiều hoạt động bồi dưỡng cho GV nhưng chưa quy định rõ về thời gian và các tiêu chí chất lượng mà GV phải đạt được nên chất lượng của hoạt động bồi dưỡng trong thời gian qua chưa cải thiện.

- Quy hoạch đối tượng tham gia bồi dưỡng: Căn cứ vào nội dung kế hoạch bồi dưỡng, phân tích nhu cầu bồi dưỡng và kết quả tìm hiểu tình hình về mọi mặt của đội ngũ GV; CBQL các trung tâm GDTX tiến hành phân loại GV về trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức... làm cơ sở cho việc đề ra những yêu cầu và nhiệm vụ bồi dưỡng đối với từng cá nhân. Từ đó, CBQL các trung tâm GDTX sẽ lên kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho các đối tượng bồi dưỡng tương ứng với từng nội dung và thống nhất kế hoạch bồi dưỡng đó với các đối tượng sẽ tham gia bồi dưỡng. Kết quả khảo sát 64,2% đánh giá công tác này được thực hiện ở mức 2 - mức dưới trung bình. Điều đó chứng tỏ việc quy hoạch đối tượng tham gia bồi dưỡng chưa tạo được sự đồng thuận cao từ phía các GV. Nguyên nhân do công tác xây dựng kế hoạch BDGV ở các trung tâm GDTX chưa xuất phát từ nhu cầu của GV cũng như chưa tổ chức các buổi phân tích, đánh giá nghiêm túc, chính xác về trình độ, năng lực thực sự của đội ngũ GV.

- Nắm vững kế hoạch BDGV của Bộ, Sở GD-ĐT: Trong việc xây dựng kế hoạch BDGV ở các trung tâm GDTX, việc nắm vững kế hoạch BDGV của các cấp quản lý là một yêu cầu quan trọng đối với CBQL ở các trung tâm GDTX. Kết quả khảo sát 61,7% đánh giá ở mức 2 - mức dưới trung bình. Cho thấy việc nắm vững các kế hoạch bồi dưỡng cấp trên ở các trung tâm GDTX được thực hiện nhằm xây dựng kế hoạch BDGV thống nhất chung. Tuy nhiên, việc nắm vững các kế hoạch bồi dưỡng các cấp lại được CBQL các trung tâm GDTX vận dụng ít hiệu quả. Nguyên nhân của

tình trạng này là do kế hoạch bồi dưỡng của Bộ, Sở GD-ĐT chưa sát với nhu cầu thực tế của các trung tâm GDTX, thiếu sự định hướng, chỉ đạo thực hiện cụ thể và năng lực lập kế hoạch của Giám đốc trung tâm GDTX còn hạn chế.

- Xây dựng kế hoạch BDGV theo năm học: Đây là nhiệm vụ của CBQL ở trung tâm GDTX. Tùy theo mục tiêu của năm học và yêu cầu chất lượng đội ngũ GV mà mỗi trung tâm GDTX có kế hoạch bồi dưỡng chi tiết từng năm học. 63,1% CBQL và GV khảo sát đánh giá kết quả thực hiện của công tác này ở mức 3 - mức trung bình. Nguyên nhân chủ yếu là lực lượng CBQL ở trung tâm GDTX cấp huyện quá mỏng (1 hoặc 2 CBQL) nhưng thực hiện nhiều chức năng, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên chưa thực sự chú trọng nhiều đến chất lượng của việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV trong kế hoạch hoạt động năm học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng hoạt động BDGV chưa cao.

Nhìn chung, qua khảo sát công tác xây dựng kế hoạch BDGV cho thấy các Giám đốc trung tâm GDTX chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch BDGV. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện phần lớn ở mức từ trung bình trở xuống. Điều này cho thấy các trung tâm GDTX hiện nay chưa nhiệt tình tham gia với các hoạt động BDGV. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng có hiệu quả, chi tiết hay không còn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm quản lý và khả năng dự đoán của người CBQL; vào nhu cầu của từng trung tâm GDTX và mức độ phối hợp giữa các cấp quản lý. Do đó, với các tiêu chí chưa được đánh giá cao cần phải có hướng khắc phục trong thời gian tới để công tác này đạt được kết quả tốt.

2.3.3.2. Tổ chức triển khai và chỉ đạo hoạt động BDGV

Tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện kế hoạch BDGV của Giám đốc trung tâm GDTX phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguồn lực, cách thức, thời gian, kinh phí… Khi tổ chức thực hiện thì việc phân công, phân nhiệm là rất cần thiết.

Bảng 2.16. Đánh giá công tác quản lý về tổ chức triển khai và chỉ đạohoạt động BDGV

TT Tổ chức triển khai và chỉ đạo hoạt động BDGV 1 Kết quả (%)2 3 4 5

1 Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động BDGV 7,4 51,9 29,4 12,3 /

2 Tổ chức hoạt động BDGV theo kế hoạch tập huấn của Bộ, Sở 2,5 35,8 46,9 14,8 /

3 Hướng dẫn hoạt động BDGV cho tổ chuyên môn 9,9 50,6 30,9 8,6 /

4 Hướng dẫn GV thực hiện BDTX và tự bồi dưỡng 3,7 25,9 56,8 13,6 /

6 Giám sát, đôn đốc việc thực hiện hoạt động BDGV 4,9 28,5 54,3 12,3 /

7 Phối hợp các lực lượng trong hoạt động BDGV / 49,4 50,6 / / (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả khảo sát qua bảng tổng hợp 2.16, có thể nhận thấy công tác tổ chức và chỉ đạo hoạt động BDGV ở các trung tâm GDTX thời gian qua được đánh giá là chưa tốt. Cụ thể như sau:

- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX: Để công tác quản lý hoạt động BDGV đạt kết quả cao, việc thành lập Ban chỉ đạo hoạt động BDGV ở từng trung tâm GDTX là rất cần thiết. Tuy vậy, theo đánh giá của CBQL và GV trong quá trình khảo sát cho thấy, đây là công việc các trung tâm GDTX có thực hiện để đối phó là chủ yếu. 87,7% CBQL và GV đánh giá kết quả thực hiện ở mức 1, 2, 3 - mức trung bình trở xuống. Nguyên nhân là Ban chỉ đạo hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX được thành lập khi hoạt động BDGV được tổ chức theo chỉ đạo của Sở GD- ĐT. Ngoài ra, Ban Giám đốc trung tâm GDTX ít người mà phải kiêm nhiều nhiệm vụ nên Ban chỉ đạo hoạt động ít hiệu quả.

- Tổ chức hoạt động BDGV theo kế hoạch tập huấn của Bộ, Sở GD-ĐT: Các trung tâm GDTX đều phải tổ chức thực hiện nhiệm vụ này theo sự chỉ đạo trực tiếp từ Sở GD-ĐT. Công tác này được thực hiện khá thường xuyên và đúng kế hoạch. Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực cho GV và mức độ vận dụng kiến thức sau các đợt bồi dưỡng này chưa được quan tâm theo dõi, tổng kết, đánh giá. Chính vì vậy, mà 85,2% CBQL và GV đánh giá kết quả thực hiện ở mức 1, 2, 3 - mức trung bình trở xuống.

- Hướng dẫn hoạt động BDGV cho tổ chuyên môn: Hoạt động BDGV chủ yếu trong thời gian qua là bồi dưỡng về chuyên môn và các phương pháp giảng dạy áp dụng cụ thể vào trong hoạt động dạy học, vì thế vai trò của tổ chuyên môn rất quan trọng. CBQL cần hướng dẫn, chỉ đạo cho các tổ chuyên môn phát huy vai trò tự chủ của mình trong việc bồi dưỡng các GV trong tổ. 91,4% đánh giá kết quả thực hiện ở

mức 1, 2, 3 - mức trung bình trở xuống. Nguyên nhân chủ yếu là lực lượng GV mỏng, mỗi bộ môn chỉ có 1 hoặc 2 GV; năng lực chuyên môn GV các trung tâm GDTX cấp huyện còn nhiều hạn chế. Điều đó cho thấy vai trò chủ động của tổ chuyên môn trong công tác BDGV chưa được phát huy và gặp rất nhiều khó khăn.

- Hướng dẫn GV thực hiện bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng: Giám đốc các trung tâm GDTX chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn hướng dẫn GV thực hiện

công tác bồi dưỡng thường xuyên và tùy theo trình độ, năng lực của từng cá nhân mà lựa chọn nội dung bồi dưỡng GV theo hướng dẫn và quy định của Sở GD-ĐT về yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cho phù hợp. Qua khảo sát có 86,4% đánh giá kết quả thực hiện công việc này ở mức 1, 2, 3. Có thể thấy, hiện nay thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng của GV còn mang tính chất tự phát, chưa có sự quan tâm, đầu tư thích đáng và hướng dẫn cụ thể từ phía lãnh đạo đơn vị, vì thế chưa duy trì thói quen tự học, tự bồi dưỡng của GV.

- Tổ chức giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm: Mỗi trung tâm GDTX có những điểm mạnh riêng do đặc thù về vị trí địa lý cũng như trình độ đội ngũ CBQL, GV. Thực tế, mỗi bộ môn ở mỗi trung tâm GDTX chỉ có 1 hoặc 2 GV nên việc học hỏi kinh nghiệm của các trung tâm GDTX lẫn nhau sẽ rất hữu ích, cần thiết cho công tác tổ chức và chỉ đạo hoạt động BDGV. Kết quả khảo sát có 51,9% CBQL và GV đánh giá kết quả thực hiện công tác này ở mức 3 - mức trung bình. Chứng tỏ, việc tổ chức các hình thức tọa đàm, giao lưu, sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm … trong trung tâm hoặc giữa các trung tâm GDTX về chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện thường xuyên nhưng kết quả chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có một chuẩn thống nhất để đánh giá chất lượng đào tạo của mỗi trung tâm GDTX cũng như chất lượng đội ngũ GV vì thế việc tổ chức này chỉ mang tính chất giao lưu, trình diễn hơn là được học hỏi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau.

- Giám sát, đôn đốc việc thực hiện hoạt động BDGV: Muốn tổ chức hoạt động BDGV có chất lượng, hiệu quả phải có sự theo dõi, đôn đốc và giám sát việc thực hiện. Tuy nhiên, qua khảo sát có 54,3% CBQL và GV đánh giá kết quả thực hiện công tác này ởmức 3 - mức trung bình. Lý do là thiếu lực lượng phụ trách riêng công việc BDGV, hầu hết đều làm kiêm nhiệm nên mức độ sâu sát với công việc chưa cao. Việc đề ra kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch các trung tâm GDTX đều tiến hành nhưng do thiếu giám sát, kiểm tra, đôn đốc nên kết quả của hoạt động BDGV thường không đạt được như ý muốn.

- Phối hợp các lực lượng trong hoạt động BDGV: Đánh giá về kết quả thực hiện của công tác phối hợp các lực lượng trong hoạt động BDGV có 50,6% CBQL và GV đánh giá ở mức 3 - mức trung bình. Hiện nay các hoạt động BDGV được triển khai một chiều từ trên xuống. Chính vì vậy mà tính chủ động phối hợp với các lực lượng

tham gia hoạt động BDGV của CBQL các trung tâm GDTX là không cao. Giám đốc các trung tâm GDTX chỉ tổ chức thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD-ĐT mà chưa đầu tư điều tra, nghiên cứu để nắm bắt những thiếu hụt về năng lực sư phạm của GV. Ngoài ra, mức độ phối hợp còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, phương pháp và cung cách quản lý cũng như tính cách của CBQL. Điều đó dẫn tới kết quả của việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong hoạt động BDGV thời gian qua không đồng đều, thiếu chặt chẽ, thống nhất.

2.3.3.3. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BDGV

Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý. Kiểm tra, đánh giá để tạo ra động cơ, theo dõi và điều chỉnh quá trình bồi dưỡng. Qua đó cho biết kết quả hoạt động bồi dưỡng và mức độ đáp ứng thực tế của GV. Từ đó, người quản lý mới có thể phát hiện, điều chỉnh, khuyến khích và cổ vũ hoạt động theo đúng hướng kế hoạch. Việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên kế hoạch đã được ban hành và nội dung chương trình được GV lựa chọn; bảo đảm yếu tố định lượng và xếp loại kết quả chính xác. Kết quả khảo sát của CBQL và GV về việc thực hiện hiệu quả quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV như sau:

Bảng 2.17. Đánh giá công tác quản lý về kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BDGV

TT Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BDGV 1 2Kết quả (%)3 4 5

1 Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá 3,7 51,9 37 7,4 /

2 Quy định tiêu chí kiểm tra, đánh giá 7,4 56,8 27,2 8,6 /

3 Phối hợp các lực lượng liên quan kiểm tra, đánh giá 4,9 24,8 65,4 4,9 /

4 Tổng kết, đánh giá sau khi BDGV hằng năm 9,9 30,9 51,9 7,3 /

5 Xử lý các GV không đạt yêu cầu sau khi BDGV 18,5 49,4 32,1 / /

Số liệu khảo sát ở bảng 2.17 cho thấy: Việc thực hiện công tác quản lý về kiểm tra, đánh giá hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX chưa thường xuyên và kết quả chưa cao. Cụ thể các tiêu chí thực hiện được đánh giá như sau:

- Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá: Để công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá dễ thực hiện và chính xác, CBQL ở trung tâm GDTX cần quy định rõ các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá để GV thực hiện đúng hướng. 92,8% CBQL và GV đánh giá kết quả thực hiện ở mức 1, 2, 3 - mức trung bình trở

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh khánh hòa (Trang 52 - 62)