8. Cấu trúc luận văn
2.4.3. Nguyên nhân
Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế cần được khắc phục. Những tồn tại, yếu kém đó xuất phát từ những nguyên nhân sau: - CBQL các trung tâm GDTX nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động BDGV chưa triệt để; chưa thật sự quan tâm đúng mức đến hoạt động BDGV; công tác điều tra, tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng của GV chưa được coi trọng. Đó là nguyên nhân chính khiến cho hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện thời gian qua chưa hiệu quả và còn mang tính phong trào.
- Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động BDGV chưa thiết thực là nguyên nhân quan trọng thứ hai làm ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động BDGV thời gian qua. Một số nội dung bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế giảng dạy, còn mang nặng lý thuyết; phương pháp và hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng.
- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BDGV chưa được thực hiện nghiêm túc và chất lượng. Vì thế GV chưa có nhu cầu, động lực và trách nhiệm cao trong hoạt động bồi dưỡng.
- Nhận thức của GV chưa đồng bộ về nhu cầu, động cơ và thái độ học tập. Nhiều GV hiện nay tự hài lòng với những kiến thức có sẵn, không có động cơ phấn đấu nâng cao trình độ, an tâm với bằng cấp. Hơn nữa, do chế độ lương bổng còn thấp nên GV không thể tập trung hoàn toàn vào việc phấn đấu nâng cao trình độ. Ngoài ra, các trung tâm GDTX chưa có chế độ ưu tiên, khen thưởng, động viên thỏa đáng. Nhiều GV chưa nhận thức được nhu cầu, trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia bồi dưỡng vì thế chưa có động lực học tập tích cực. Chính điều đó đã khiến cho công tác quản lý hoạt động BDGV thời gian qua chưa đem lại hiệu quả.
- Việc xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng của GV cũng là một trong những nguyên nhân gây hạn chế đến chất lượng quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện. Đây là nguyên nhân phụ thuộc phần lớn vào năng lực và phương cách lãnh đạo của CBQL.
- Nhận thức và công tác tổ chức, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục về hoạt động BDGV chưa được sâu sát.
- Xây dựng các chế độ chính sách cho hoạt động BDGV chưa thỏa đáng đã làm hạn chế hiệu quả hoạt động BDGV thời gian qua. Việc động viên khen thưởng chưa phù hợp đã làm giảm sự nhiệt tình và động lực cho GV tham gia bồi dưỡng. Quỹ phát triển sự nghiệp của mỗi đơn vị không chỉ dành riêng cho hoạt động BDGV.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, tài liệu đầu tư và cung cấp cho các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hòa chưa đáp ứng đủ cho hoạt động BDGV để GV có thể hoàn toàn chủ động trong học tập bồi dưỡng.
- Sự phối hợp với các đơn vị liên ngành trong tổ chức hoạt động BDGV chưa chặt chẽ. Việc quy hoạch chưa hợp lý giữa bồi dưỡng với bố trí sử dụng, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu trong quản lý đội ngũ.
- Xây dựng bộ máy nhân lực tổ chức hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện chưa tốt. Trong thực tế, phần lớn cán bộ phụ trách công tác BDGV làm việc theo chế độ kiêm nhiệm cho nên mức độ chủ động, tổ chức hiệu quả hoạt động bồi dưỡng thường thiếu chiều sâu và thiếu chất lượng.
Thực tế thời gian qua, hoạt động BDGV được triển khai tùy thuộc vào quan điểm và cách làm của thủ trưởng đơn vị. Cần có một chiến lược BDGV với các hành
động cụ thể, thiết thực, đưa vào nghị quyết, phương hướng, nhiệm vụ hàng năm của các cấp, các ngành liên quan. Trong trường hợp cần thiết, nên có một bộ phận tham mưu cụ thể về vấn đề này. Phương châm của hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện là nên giao việc cụ thể cho từng cá nhân trong đơn vị và kèm theo quyền lợi (trước mắt, lâu dài, vật chất, tinh thần...).
* Tiểu kết chương 2
Khánh Hoà là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tạo điều kiện để phát triển KT-XH. Từ một tỉnh nghèo, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, Khánh Hoà trở thành một tỉnh có ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch phát triển. Kinh tế liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao. Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục, y tế, dân số kế hoạch hoá gia đình, khoa học công nghệ, văn hoá văn nghệ, báo chí, thể dục thể thao,… cũng không ngừng phát triển, ngày càng đáp ứng và nâng cao rõ rệt đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
Cũng vì thế, hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của GV các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hòa ngày càng đi vào ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn và lúng túng trong việc triển khai thực hiện hoạt động BDGV. Việc quản lý của Giám đốc trong hoạt động BDGV có những chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, thể hiện ở các mặt: Xây dựng kế hoạch BDGV chưa xác thực; Công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động BDGV chưa hiệu quả; Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV còn hình thức; Quản lý việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV chưa đi vào chiều sâu; Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện chưa được quan tâm đúng mức; Công tác phối hợp quản lý hoạt động BDGV chưa nhịp nhàng.
Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay cho thấy, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GV, cùng với nâng cao chất lượng đào tạo đang là một bài toán cho toàn ngành giáo dục nói chung và các trung tâm GDTX cấp huyện nói riêng trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trước công cuộc đổi mới giáo dục. Chính vì vậy, nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức nói trên thì việc đổi mới công tác quản lý hoạt
động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là vô cùng cần thiết và cấp bách.
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Trước bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế, tình hình kinh tế đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, thực tiễn về đời sống và việc làm của mỗi người lao động đã đặt ra yêu cầu mới đối với việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Khoa học giáo dục hiện đại đã chỉ ra rằng, những phẩm chất và năng lực mỗi người được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động tự lực, tìm tòi, khám phá, sáng tạo trong học tập, thông qua các hình thức tương tác giữa GV với GV, giữa GV với HS và giữa HS với HS. Vì vậy, trọng tâm của giáo dục hiện nay là tích cực đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trong đó, các nhà QLGD phải coi trọng việc đổi mới các hoạt động quản lý.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Trong đó giải pháp về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là: “Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo GV, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm
2015. Tập trung đầu tư xây dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo GV” [35].
Chiến lược đổi mới giáo dục nước nhà đang đặt ra cho công tác quản lý hoạt động BDGV những thay đổi cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Muốn vậy, cần phải xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX đáp ứng các nhiệm vụ giáo dục của hiện tại và tương lai.
3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động BDGV