Thực trạng hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện trên địa

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh khánh hòa (Trang 45 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện trên địa

bàn tỉnh Khánh Hòa

2.3.2.1. Thực trạng về nhận thức của hoạt động BDGV a) Đánh giá về tính cần thiết của hoạt động BDGV

Hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX vừa mang tính chiến lược để xây dựng đội ngũ có chất lượng cao, vừa mang tính cấp bách vì trung tâm GDTX phải thực hiện những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành về: đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu suất đào tạo. Vì vậy, phải coi hoạt động bồi dưỡng vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ và để nó thực sự trở thành nhu cầu của mỗi GV.

Bảng 2.8. Đánh giá nhận thức về tính cần thiết của hoạt động BDGV

MỨC ĐỘ Đánh giá của CBQL và GV

Rất cần thiết 51,2%

Cần thiết 43,7%

Ít cần thiết 5,1%

Không cần thiết /

Từ số liệu ở bảng 2.8 cho thấy:

- CBQL và GV rất coi trọng hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX, được thể hiện cụ thể qua kết quả khảo sát thực tế: 51,2% đánh giá Rất cần thiết và 43,7% đánh giá Cần thiết. Như vậy hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện là một vấn đề cần thiết hiện nay, là nhu cầu thiết thực của CBQL và GV. Tuy nhiên, có 5,1% đánh giá Ít cần thiết rơi vào một số GV lớn tuổi, có thâm niên công tác nên tâm lý ngại học tập và tham gia hoạt động.

- Qua trao đổi, phỏng vấn với CBQL các trung tâm GDTX khi khảo sát về tính cần thiết trong nhận thức của hoạt động BDGV hiện nay, tất cả đều khẳng định: GV ngoài trình độ được đào tạo trong các trường sư phạm thì việc bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực chuyên môn và sư phạm được coi là hết sức quan trọng,

nhằm giúp GV nâng cao về chính trị, phẩm chất đạo đức, hoàn thiện tay nghề và cập nhật kịp thời những thông tin khoa học, những vấn đề đổi mới của ngành học phù hợp với đối tượng GDTX.

b) Đánh giá về mục tiêu của hoạt động BDGV

Trong xu thế hiện nay, khi mà khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển thì mục tiêu của hoạt động BDGV ở các trung tâm GDTX cấp huyện không chỉ đơn thuần là củng cố, nâng cao chính trị, phẩm chất đạo đức, hoàn thiện về chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đặc biệt, phải hướng đến việc phát huy năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV, có như thế chất lượng bồi dưỡng mới được duy trì và đạt hiệu quả.

Bảng 2.9. Đánh giá nhận thức về mục tiêu của hoạt động BDGV

TT Mục tiêu của hoạt động BDGV Đánh giá của CBQL, GV

1 Cập nhật kiến thức chính trị, KT-XH; bồi dưỡngchính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và phát huy năng lực tự học để nâng cao chất lượng đội ngũ GV

74,4%

2 Giúp GV đáp ứng chuẩn và trên chuẩn GV THPT 16,7%

3 Cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ hiện đại 3,8%

4 Nâng cao thái độ đúng đắn với nghề sư phạm 5,1%

Với số liệu khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy, CBQL và GV đã nhận thức đúng mục tiêu BDGV là Cập nhật kiến thức chính trị, KT-XH; bồi dưỡng chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và phát huy năng lực tự học để nâng cao chất lượng đội ngũ GV (74,4%). Tuy nhiên vẫn còn khá đông CBQL và GV chưa nhận thức đúng mục tiêu của hoạt động BDGV (25,6%). Như vậy, khi một bộ phận CBQL, GV nhận thức chưa chính xác về mục tiêu của hoạt động BDGV sẽ hạn chế phần nào kết quả của hoạt động bồi dưỡng. Đối với CBQL, khi không xác định rõ mục tiêu của hoạt động BDGV sẽ không có được những giải pháp đầu tư và quan tâm đồng bộ, đúng mức để giúp cho việc quản lý hoạt động BDGV có hiệu quả.

2.3.2.2. Thực trạng về thực hiện nội dung BDGV

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện hiện nay chính là khả năng người thầy có thể tạo nên những bước đột phá để phát huy được những năng lực bản thân. Nội dung bồi dưỡng thường xuyên của GV GDTX do Bộ, sở GD-ĐT ban hành và hướng dẫn, bao gồm khối kiến thức bắt buộc và khối kiến thức tự chọn. Đó là những kiến thức chuẩn, hiện đại gắn

với thực tiễn của trung tâm GDTX. Muốn vậy, đòi hỏi người GV phải dựa trên năng lực của mình, kết hợp từ việc cung cấp tài liệu học tập, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, các phương tiện, … mà lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của mỗi bản thân, của trung tâm GDTX.

Bảng 2.10. Đánh giá sự lựa chọn và thực hiện nội dung BDGV (Với 1 là mức thấp nhất và 5 là mức cao nhất).

TT Nội dung BDGV 1 2Kết quả (%)3 4 5

1 Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học

của Bộ GD-ĐT / 8,8 54,9 36,3 /

2 Bồi dưỡng về chính trị hè và triển khai nhiệm vụnăm học / / 16,5 76,9 6,6

3 Đặc điểm của đối tượng học viên GDTX / 34,1 46,2 19,7 /

4 Hoạt động học tập của học viên người lớn / / / / /

5 Chăm sóc, hỗ trợ tâm lý học viên GDTX / / / / /

6 Khắc phục rào cản học tập cho học viên GDTX / / / / /

7 Đổi mới phương pháp dạy học trong GDTX / 33,0 51,6 15,4 /

8 Một số phương pháp dạy học tích cực phù hợpvới GDTX / 40,7 42,9 16,4 /

9 Thiết bị dạy học trong các cơ sở GDTX / 25,3 67,0 7,7 /

10 Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong GDTX / 23,1 65,9 11,0 /

11 Một số vấn đề về công tác chủ nhiệm lớp ở trungtâm GDTX / 34,1 50,5 15,4 /

12 Nội dung và kỹ năng tư vấn cho trung tâm HTCĐ / / / / /

13 Tự học, tự bồi dưỡng đối với GV GDTX / 44,0 39,6 16,4 /

14 Giáo dục hòa nhập trong GDTX / / / / /

Từ bảng số liệu 2.10 tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV về việc lựa chọn và kết quả thực hiện nội dung BDGV ở trung tâm GDTX cho thấy:

- CBQL và GV thực hiện nội dung bồi dưỡng 1 là Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD-ĐT do đội ngũ GV cốt cán của Sở GD-ĐT truyền đạt lại khi tiếp thu các lớp tập huấn của Bộ GD-ĐT đầy đủ có hiệu quả (91,2% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 3, 4 - mức trung bình trở lên).

- Nội dung bồi dưỡng 2 là Bồi dưỡng về chính trị hè và triển khai nhiệm vụ năm học. Đây là nội dung được bồi dưỡng thường xuyên hằng năm vào mỗi dịp hè. Sở GD-ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để biên soạn tài liệu với nội dung bồi dưỡng: Quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học và tình hình phát triển KT-XH của địa phương. Nội dung này được CBQL, GV thực hiện thường xuyên và mang lại kết quả khả quan (100% đánh

giá kết quả thực hiện ở mức 3, 4, 5 - mức trung bình trở lên). Kết quả trên là hoàn toàn chính xác và phù hợp. Vì trên thực tế, đây là nội dung quan trọng để CBQL và GV các trung tâm GDTX thể hiện lập trường về tư tưởng chính trị; triển khai, thực hiện hiệu quả những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; nắm bắt kịp thời tình hình phát triển KT-XH ở địa phương; ý thức về lối sống và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

- Nội dung bồi dưỡng 3 Đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp là nội dung khối kiến thức tự chọn trong số 36 mô đun quy định của Bộ đối với GV GDTX. CBQL và GV tập trung chọn lựa 7 mô đun để bồi dưỡng trong số 12 mô đun quy định của Sở GD-ĐT. Các nội dung được CBQL và GV lựa chọn để bồi dưỡng kết quả thực hiện chưa cao. Cụ thể: Mô đun Đặc điểm của đối tượng học viên GDTX có 80,3% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 2, 3 - mức trung bình trở xuống; mô đun

Đổi mới phương pháp dạy học trong GDTX có 84,6% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 2, 3; mô đun Một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp với GDTX có 83,6% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 2, 3; mô đun Thiết bị dạy học trong các cơ sở GDTX có 92,3% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 2, 3; mô đun Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong GDTX có 89% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 2, 3; mô đun

Một số vấn đề về công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm GDTX có 84,6% đánh giá hiệu quả kết quả ở mức 2, 3; mô đun Tự học, tự bồi dưỡng đối với GV GDTX có 83,6% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 2, 3.

Từ kết quả khảo sát cho thấy, CBQL và GV ở trung tâm GDTX cấp huyện vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV, năng lực sử dụng các tài liệu học tập được cung cấp, trang thiết bị, các phương tiện dạy học ở trung tâm GDTX và phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Bởi đội ngũ CBQL và GV trung tâm GDTX được đào tạo về giáo dục chính quy, chưa am hiểu về GDTX, về đặc điểm đối tựợng HV, nhất là đối tượng HV lớn tuổi. Mặt khác, sức học của HV các trung tâm GDTX không đồng đều. Phần lớn là những học sinh không được vào các trường công lập, có học lực yếu kém nên phương pháp giảng dạy của GV chưa phù hợp đối tượng. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả thực hiện hoạt

động BDGV thời gian qua chưa cao, chất lượng giáo dục các trung tâm GDTX còn nhiều hạn chế.

2.3.2.3. Thực trạng về hình thức, phương pháp BDGV a) Hình thức BDGV

Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của các hình thức BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện thời gian qua như sau:

Bảng 2.11. Đánh giá mức độ phù hợp các hình thức BDGV

TT Hình thức BDGV Mức độ (%)

1 2 3 4 5

1 Bồi dưỡng bằng tự học kết hợp với các sinh hoạt

tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn / 8,8 36,3 54,9 /

2 Bồi dưỡng tập trunghành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắcnhằm hướng dẫn tự học, thực / 6,6 16,5 76,9 /

3 Bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa (quamạng internet) / 19,7 34,1 46,2 / Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy, các hình thức BDGV rất phù hợp với đặc điểm ở trung tâm GDTX. Cụ thể: Hình thức Bồi dưỡng bằng tự học kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn hoặc cụm có 91,2% CBQL, GV đánh giá mức độ phù hợp ở mức 3, 4 - mức trung bình trở lên; hình thức

Bồi dưỡng tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc có 93,4% đánh giá mức độ phù hợp ở mức 3, 4; hình thức Bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa (qua mạng internet) có 80,3% đánh giá mức độ phù hợp ở mức 3, 4. Tuy nhiên, kết quả thực hiện các hình thức BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện chưa cao. Bởi vì số lượng HV ít nên mỗi trung tâm GDTX cấp huyện được biên chế 1 hoặc 2 GV cho mỗi bộ môn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội được trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng của GV.

b) Phương pháp BDGV

Bảng 2.12. Đánh giá việc thực hiện các phương pháp BDGV

TT Phương pháp BDGV Kết quả (%)

1 2 3 4 5

1 Thuyết trình của báo cáo viên 4,9 25,4 59,9 9,8 /

2 Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh / 9,8 36,5 19,6 4,9

3 Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành / 23,1 56,2 20,7 /

4 Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm, cụm / 34,0 51,3 14,7 /

6 Nêu vấn đề, GV nghiên cứu tài liệu rồi trình bày / 31,3 57,9 10,8 /

7 Tọa đàm, thảo luận / 29,1 59,9 11,0 /

Kết quả khảo sát ở bảng 2.12 cho thấy: CBQL và GV các trung tâm GDTX đều cho rằng việc sử dụng phương pháp Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh

mang lại kết quả tương đối tốt (90,2% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 3, 4, 5 - mức trung bình trở lên); Các phương pháp còn lại kết quả thực hiện chưa tốt. Trong đó phương pháp Thuyết trình của báo cáo viên được sử dụng thường xuyên nhưng 90,2% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 1, 2, 3 - mức trung bình trở xuống. Đối với phương pháp Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành tuy ít được thực hiện thường xuyên nhưng được đánh giá với kết quả thực hiện 76,9% ở mức 3, 4, 5 - mức trung bình trở lên. Việc sử dụng các phương pháp hiện đại trong GV như: Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm (85,3% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 1, 2, 3); Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu rồi trình bày (89,2% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 1, 2, 3); Tọa đàm, thảo luận (89% đánh giá kết quả thực hiện ở mức 1, 2, 3) … do ít được thực hiện thường xuyênnênhiệu quả chưa cao.

Như vậy, tổ chức, hướng dẫn cho GV tích cực, thường xuyên, chủ động, sáng tạo trong học tập; tạo điều kiện cho GV được đóng góp kinh nghiệm bản thân vào việc đổi mới phương pháp là biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng. Có như vậy, hoạt động BDGV mới có chất lượng và hiệu quả.

2.3.2.4. Thực trạng việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV

Kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV là hoạt động quan trọng, quyết định của nhà QLGD. Để thực hiện có hiệu quả, cần kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, chính xác, bảo đảm yếu tố định lượng và xếp loại kết quả đúng quy định. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.13. Đánh giá việc thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV

MỨC ĐỘ Đánh giá của CBQL và GV

Rất hiệu quả /

Hiệu quả 28,7%

Ít hiệu quả 71,3%

Không hiệu quả /

Kết quả khảo sát từ bảng 2.13 cho thấy: CBQL và GV đều cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá BDGV được thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao.

Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV ở trung tâm GDTX đã thực hiện theo đúng Quy chế và sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của Sở GD-ĐT nhưng thực chất vẫn còn chiếu lệ, làm cho xong. Cụ thể: CBQL và GV đánh giá kết quả thực hiện 28,7% ở mức Hiệu quả, 71,3% ở mức Ít hiệu quả.

2.3.2.5. Thực trạng hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX

Bảng 2.14. Đánh giá hiệu quả của hoạt động BDGV

MỨC ĐỘ Đánh giá của CBQL và GV

Rất hiệu quả /

Hiệu quả 15,8%

Ít hiệu quả 78,9%

Không hiệu quả 5,3%

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động BDGV ở trung tâm GDTX cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đề tài đã tiến hành quan sát, phỏng vấn, khảo sát các CBQL, GV và thu được kết quả như sau: Tất cả CBQL và GV đều có chung đánh giá là hoạt động BDGV thời gia qua Ít hiệu quả với 78,9%, Không hiệu quả 5,3%. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do chưa được tập huấn bài bản và khả năng tự học ở mỗi GV chưa cao. Những phương pháp dạy học hiện đại chỉ một số GV trẻ áp dụng. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, phong trào mà chưa chuyển thành ý thức tự giác. Hơn thế nữa, hiện nay chưa có các tiêu chí đánh giá cụ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh khánh hòa (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w